Nỗi lo thi trượt các môn khoa học xã hội

Trong số 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3 môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội là Ngữ văn, Ngoại ngữ, Địa lý. Đối với các học sinh học “lệch” và bấy lâu nay vẫn hờ hững, học đối phó với các môn xã hội gặp không ít khó khăn.

Trong số 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3 môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội là Ngữ văn, Ngoại ngữ, Địa lý. Đối với các học sinh học “lệch” và bấy lâu nay vẫn hờ hững, học đối phó với các môn xã hội gặp không ít khó khăn.

Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức mà học sinh đã được học. Nếu việc dạy và học có chất lượng ở tất cả các môn theo số tiết phân phối trong chương trình và các trường tổ chức ôn tập theo đúng hướng dẫn ôn tập của Bộ GD&ĐT đã ban hành thì không có gì phải băn khoăn, lo lắng. Mặc dù vậy, có một thực tế là ở nhiều trường THPT hiện nay, số học sinh theo khối C đang có chiều hướng giảm rõ rệt. Thay vào đó xu hướng theo học các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên đang ngày càng tăng.

Theo ý kiến lý giải của nhiều học sinh vì học các môn khoa học tự nhiên có nhiều khối thi, ngành thi, trường thi, cơ hội tìm việc làm sau khi rời giảng đường đại học cũng sẽ lớn hơn, kéo theo nguồn thu nhập cũng sẽ cao hơn…
Qua tìm hiểu ở một số trường THPT được biết, số học sinh theo học chương trình nâng cao các môn khoa học xã hội là rất ít, mỗi khối thường chỉ “vớt vát” được một lớp. Ở nhiều trường, học sinh chủ yếu theo học chương trình cơ bản nhưng đều đăng ký học tự chọn các môn tự nhiên. Trong số phần lớn học sinh đã lựa chọn khối thi thuộc các môn khoa học tự nhiên đều có tâm lý “thi gì học nấy ” và chỉ chú trọng cho kỳ thi đại học. Nhiều học sinh đã tỏ ra lạnh nhạt với các môn khoa học xã hội. Tình trạng học lệch, học tủ diễn ra khá phổ biến. Đáng lo là hiện tượng này xuất hiện ngay ở các lớp đầu cấp THPT, từ lớp 10, 11 tình trạng phân hóa và “phân biệt đối xử ” đối với các môn khoa học xã hội đã diễn ra, biểu hiện của tình trạng này là: học sinh không có động lực và hứng thú trong tiết học các môn xã hội; trong giờ học thiếu tập trung, việc chuẩn bị bài, soạn bài cũng mang tính đối phó bởi đã có sẵn các loại sách tham khảo, học sinh chỉ việc chép theo. Do học đối phó, không chú tâm thu nhận kiến thức, trong các tiết kiểm tra, những học sinh “học lệch” thường tìm đủ mọi cách quay cóp, sử dụng tài liệu, nếu giáo viên coi thi chặt thi đành nộp … giấy trắng. Trước thời điểm Bộ GD&ĐT chính thức công bố các môn thi tốt nghiệp, không ít học sinh lớp 12 đã “đoán già đoán non ” sẽ không có môn Địa lý trong danh sách các môn thi vì môn Địa lý cũng đã thi năm 2010. Cộng vào đó là tâm lý muốn “dồn sức” cho kỳ thi đại học nên tỏ ra sao nhãng trong việc học các môn xã hội. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố danh sách các môn thi tốt nghiệp mới “giật mình” thì “lỗ hổng” trong kiến thức các môn xã hội đã khá lớn. Việc phát sinh tâm lý băn khoăn, lo lắng cũng là điều dễ hiểu Như vậy, thời gian từ nay cho đến khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra không còn nhiều, các trường THPT cần nhanh chóng triển khai việc tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức các môn thi tốt nghiệp cho học sinh khối 12. Đặc biệt cần dành một khoảng thời gian thích đáng để phụ đạo, bù đắp lượng kiến thức các môn khoa học xã hội bị thiếu hụt ở những học sinh bấy lâu nay vẫn học tủ, học “lệch”, thiên về các môn tự nhiên. Việc ôn tập, dạy phụ đạo cho học sinh cần được giao cho những giáo viên có năng lực, nhiệt huyết đảm nhận. Theo ý kiến của nhiều giáo viên, đề thi các môn xã hội nếu được ra theo hướng tư duy khái quát, tổng hợp sẽ giúp học sinh dễ có điểm hơn. Ngược lại, nếu đề thi ra theo kiểu học thuộc lòng với khối lượng kiến thức lớn sẽ gây khó khăn cho học sinh. Đối với học sinh lớp 12, nhất là những học sinh bấy lâu nay vẫn học lệch, xem nhẹ các môn xã hội cần xác định: hiện đang là khoảng thời gian “nước rút”, phải có thái độ thực sự nghiêm túc trong việc củng cố lại kiến thức ở các môn khoa học xã hội. Dù khoảng thời gian còn lại là không nhiều nhưng nếu dành thời gian thích đáng và có phương pháp ôn tập phù hợp thì nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong chương trình làm “vốn” chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới không phải là điều quá khó khăn. Với những học sinh lơ là các môn khoa học xã hội bấy lâu nay, lại không nỗ lực ôn tập mà chỉ trông chờ vào “vận may” nếu không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng cầm trên tay giấy báo dự thi đại học mà không thể dự thi bởi không qua được “cửa” của kỳ thi tốt nghiệp đang đến rất gần.
Theo Bùi Minh Tuấn
Dân Trí

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.