Nỗi lo sức khỏe mùa đông

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, thói quen đốt lửa, đốt than để sưởi ấm của người Việt trong các không gian khép kín đã dẫn đến nguy cơ ngộ độc khí cacbon, thậm chí nhiều vụ tử vong.

Những vụ việc thương tâm

Mới đây, một cháu nhỏ ở xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã tử vong vì ngạt khí do gia đình đốt than trong phòng để sưởi ấm. Theo thông tin từ bà Mua Thị Mỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Phố Cáo, vào khoảng 6h30 ngày 18/12, tại thôn Sủa Pả A xảy ra trường hợp 2 chị em SN 2009 và 2011 bị ngạt khí.

Người thân cho biết, đêm hôm trước, gia đình đặt chậu than trong phòng ngủ riêng của 2 cháu để sưởi ấm do thời tiết quá lạnh. Đến sáng hôm sau, gia đình phát hiện bé gái đã tử vong. Bé trai may được cấp cứu kịp thời.

Ngay sau khi nhận được thông tin, cấp ủy, chính quyền xã đã đến thăm hỏi, động viên gia đình về mất mát trên, đồng thời tổ chức tuyên truyền nhân dân trên địa bàn không sưởi ấm than củi trong phòng kín. “

Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho các thôn trên địa bàn xã, đặc biệt là các trường học trong mùa đông giá rét không được đốt than trong nhà. Nếu đốt than sưởi ấm trong nhà thì phải mở cửa sổ để tránh vụ việc đáng tiếc xảy ra”, bà Mỷ cho hay.

Đây không phải trường hợp đau thương hiếm gặp mỗi khi đông lạnh. Ngày 3/12/ 2020, tại địa phận xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã xảy ra vụ ngộ độc khí than thương tâm làm 2 người trong cùng gia đình tử vong và 2 người nguy kịch.

Trước đó gia đình này tổ chức đầy tháng cho con và đốt than để sưởi ấm trong đêm. Sáng hôm sau, người nhà phát hiện người mẹ và cháu bé mới sinh hôn mê sâu phải đi cấp cứu, còn 2 người con 9 tuổi và 4 tuổi đã tử vong do ngạt khí than.

Trường hợp khác, ngày 17/11/2020 tại xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, một gia đình 4 người cũng phải nhập viện vì ngộ độc khí than.

Không chỉ thiệt hại về người, việc đốt than củi sưởi ấm trong nhà không được kiểm soát tốt, còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngày 9/12/2019, tại địa phận bản Huổi Hạ, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã xảy ra vụ hỏa hoạn thiêu rụi toàn bộ một căn nhà. Đêm trước đó do trời rét lạnh, các thành viên trong gia đình đốt lửa sưởi ấm. Sáng hôm sau, cả nhà đi làm nương không dập tắt lửa hoàn toàn nên hỏa hoạn xảy ra.

Tuyệt đối không đốt than để sưởi

Tuyệt đối không đốt than để sưởi là lời khuyên của các chuyên gia y tế. Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (Giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), ngạt khí CO trong quá trình đốt bếp than diễn ra rất từ từ, nạn nhân thường chìm vào giấc ngủ mà không biết là mình rơi vào tình trạng nguy hiểm, có thể mất mạng ngay sau đó.

“Khí CO, CO2 sẽ dần dần chiếm trọn không gian, rút hết khí oxy khỏi không khí, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến tử vong”, ông Côn cho biết.

Điều đáng nói là khí CO, CO2 không có mùi vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt khí không có phản ứng tự vệ, may mắn thì được người khác trông thấy và kéo ra cứu sống. Trong trường hợp được kéo ra ngoài, chữa khỏi ngạt khí CO, CO2, nạn nhân vẫn có khả năng bị tổn thương não, dễ mắc các chứng bệnh giảm trí nhớ, liệt cơ mặt, liệt vận động…

Nhiều người cho rằng, khi đốt than sưởi ấm, chỉ cần hé mở một phần cửa sổ là có thể thông gió, không nguy hiểm tính mạng. Chuyên gia cảnh báo, đây là suy nghĩ cực sai lầm bởi lẽ khi hít phải, khí CO vẫn ngấm độc từ từ, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh mãn tính như phổi, tim mạch… Một nguy cơ khác cũng đáng được quan tâm là có thể bị bỏng khi ngã vào chậu than, chậu đốt củi. 

Vì vậy, vào mùa đông, cách tốt nhất là nên mặc ấm, ở trong nhà kín gió, đóng cửa sổ. Nếu có điều  kiện thì nên dùng điều hòa 2 chiều để giữ ấm. Nếu không có điều kiện thì nên giữ ấm bằng quần áo, khăn, mũ len sẽ tốt hơn là cách dùng than, củi để sưởi ấm. 

Nhiệt độ xuống thấp, bệnh tật gia tăng

Trong những ngày qua, nhiệt độ xuống thấp, có nhiều thời điểm nhiệt độ tại Hà Nội chỉ từ 9-11 độ C. Điều này tác động xấu đến sức khỏe. Sự suy giảm chức năng hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng làm gia tăng bệnh tật như bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đau nhức khớp.

Rét đậm, rét hại diễn ra tại miền Bắc trong những ngày qua khiến số người bị đột quỵ, nhập viện tăng khoảng 30%. Mặc dù ngành y tế đã liên tục cảnh báo nhưng hiện nay vẫn có nhiều người cao tuổi chủ quan với thời tiết giá rét. 

Tại Khoa Cấp cứu đột quỵ và Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương tại Hà Nội có 100 giường bệnh, những ngày nhiệt độ xuống thấp lúc nào cũng chật cứng bệnh nhân. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, cũng ghi nhận số trường hợp đột quỵ nhập viện tăng khoảng 20%. Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng khoảng 30%.

Từ ngày 17/12 đến nay, mỗi ngày, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận gần 50 trường hợp bị đột quỵ, trong đó 90% là người già. Phòng tránh đột quỵ, các bác sĩ khuyến cáo, người cao tuổi không nên để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi thời tiết rét đậm.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.