Nỗi lo ô nhiễm nước đầu nguồn của TP HCM

Ô nhiễm ở lưu vực sông Đồng Nai đang khiến người dân bất an
Ô nhiễm ở lưu vực sông Đồng Nai đang khiến người dân bất an
(PLVN) - Trước thực trạng nguồn nước ô nhiễm, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến hi vọng, vài năm tới TP sẽ xử lý triệt để trên 95% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn có hiệu quả mức độ gia tăng ô nhiễm trên địa bàn thành phố, đảm bảo 100% hộ dân sử dụng nước sạch...

Nước sông Sài Gòn mỗi năm xấu đi 

Theo phản ảnh của người dân và ghi nhận của PV, sông Đồng Nai đang gánh nước thải của đô thị hơn triệu dân, cùng với các khu công nghiệp (KCN) ở đoạn chảy qua TP Biên Hòa. Ở thị xã Dĩ An, (huyện Tân Uyên, Bình Dương), các nhà máy, cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều, việc tiêu tán nước thải từ sinh hoạt đến công nghiệp cũng dồn về sông Đồng Nai. Khu vực quận 9 (TP HCM) cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Theo kết quả quan trắc năm 2017- 2018 của Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam, chất lượng nước mặt trên hệ thống sông Đồng Nai ở hạ lưu, khu vực TP HCM  chỉ đạt mức sử dụng cho mục đích giao thông thủy. Hạ lưu các sông trong hệ thống sông Đồng Nai bị ô nhiễm chủ yếu là do sự phát triển công nghiệp và gia tăng dân số cơ học nhanh, nước thải đô thị và một phần nước thải công nghiệp chưa được thu gom, xử lý triệt để thải ra môi trường.

Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn cũng cho biết, nguồn nước trên sông Sài Gòn mỗi năm đều xấu đi khi các chỉ số hóa sinh đều tăng. Không chỉ bị ô nhiễm vi sinh, chất hữu cơ, kim loại nặng, trong nguồn nước thô còn xuất hiện các chất hoặc chưa nằm trong danh mục cần được xử lý cho nước máy hoặc chỉ mới được kiểm soát định kỳ như: hợp chất gây rối loạn nội tiết, dư lượng kháng sinh, chất có thể gây ung thư...

Sẽ triển khai nhiều giải pháp

Trước thực trạng trên, phía TP HCM cho biết, việc bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là hết sức cấp bách. Do vậy, mới đây, TP đã triển khai thực hiện đề án nhằm giảm ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước cho người dân... 

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho hay, để thực hiện chương trình, tới đây, TP sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và giải quyết điểm nóng về môi trường. Tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh...

Cụ thể hơn, theo kế hoạch của TP, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ là đầu mối tăng cường công tác thẩm định, cấp phép nhằm phát huy hiệu quả trong công tác phòng ngừa ô nhiễm, đặc biệt chú trọng công tác hậu kiểm. Việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền cũng sẽ được đẩy mạnh. 

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Sở Công Thương cùng phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện rà soát, đề xuất địa điểm các cụm công nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để phục vụ cho chương trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở không phù hợp quy hoạch. Đồng thời đôn đốc việc xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp và hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm di dời vào cụm công nghiệp...

TP nhấn mạnh, sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thực hiện thường xuyên công tác quan trắc môi trường chất lượng nước mặt sông Sài Gòn- Đồng Nai và các kênh rạch trên địa bàn thành phố. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cây xanh trồng phân tán. Kiểm soát quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm... 

Đặc biệt về công tác phối hợp, lãnh đạo TP cho biết, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường ở các vùng giáp ranh địa giới hành chính giữa TP HCM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa: Ngọc Nga

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Đọc thêm

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Trắng đêm dập lửa cứu 40ha rừng tràm ở Cà Mau

Hiện trường vụ cháy cập nhật chiều nay (11/4). Ảnh: Trọng Nghĩa
(PLVN) - Gần 600 người được huy động từ lực lượng vũ trang, kiểm lâm và các lực lượng liên quan nỗ lực xuyên đêm để dập hỏa hoạn tại rừng tràm ở Nông Trường 402, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau...

Thời tiết đáng chú ý sắp tới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, thời gian tới áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Đám cháy rừng tràm ở Cà Mau cơ bản được khống chế

Đám cháy rừng tràm ở Cà Mau cơ bản được khống chế
(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy rừng tràm của Nông trường 402 (trên địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), sáng 11/4, lãnh đạo tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục trực tại hiện trường để kịp thời xử lý các điểm có thể cháy trở lại; điều tra làm rõ nguyên nhân cháy, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật...

Quyết liệt xử lý tình trạng lấn chiếm bãi triều ở Móng Cái sau bài phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam

Khu vực biển Cống Cách, xã Vĩnh Trung trở nên thoáng đãng sau cưỡng chế nuôi trồng trái phép. Ảnh: Quang Hà
(PLVN) - Sau bài phản ánh “Lo mất chốn mưu sinh vì hàng trăm héc – ta bãi triều ở thành phố Móng Cái bị lấn chiếm, phân lô’’ đăng trên Báo Pháp Luật Việt Nam, chính quyền thành phố Móng Cái đã có những chỉ đạo quyết liệt, tổ chức kiểm tra vùng biển Hòn Thỏ (xã Vĩnh Trung) và các khu vực có hoạt động nuôi trồng trái phép khác. Móng Cái cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án giao mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản cho các hộ dân.

Truy tận gốc nguồn xả rác ra biển

Ảnh minh họa (Ảnh: vnbusiness.vn).
(PLVN) - Ngay từ tháng 9/2023, khi công nhận quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO đã bày tỏ lo ngại về vấn đề ô nhiễm rác thải tại khu di sản và kêu gọi tăng cường biện pháp giải quyết.

1 tháng cả nước xảy ra hơn 350 vụ cháy

Vụ cháy xảy ra ngày 5/4 tại Hà Nội.

(PLVN) - Trong 354 vụ cháy, có 144 vụ nguyên nhân do sự cố hệ thống điện. Do việc điều tra nguyên nhân cháy rất khó khăn nên có tới 151/354 vụ chưa kết luận được nguyên nhân.