Nỗi lo khi tự chủ sách giáo khoa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm học 2024 - 2025 là năm cuối về đích sách giáo khoa (SGK) theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018. Điều này được nhiều phụ huynh, giáo viên mong đợi. Tuy nhiên, dư luận quan tâm tình trạng thiếu dân chủ, định hướng giáo viên trong lựa chọn SGK, làm “vô hiệu hóa” chương trình đổi mới, ảnh hưởng chất lượng GDPT.

Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình GDPT và SGK này sẽ được thẩm định, phê duyệt công bằng với SGK do Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn. Từ đó, các cơ sở GDPT có thể lựa chọn sách dựa trên ý kiến của giáo viên, phụ huynh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Năm học 2020 - 2021 bắt đầu triển khai lựa chọn SGK lớp 1. Từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2023 - 2024, các địa phương thực hiện chọn xen kẽ SGK theo Thông tư 25 của Bộ GD&ĐT. Thông tư này trao quyền quyết định việc lựa chọn SGK cho Hội đồng cấp tỉnh. Từ năm học 2024 - 2025 lại áp dụng Thông tư số 27 của Bộ GD&ĐT, quyền lựa chọn SGK được “trả lại” cho nhà trường. Hiện các địa phương đang ráo riết thực hiện việc chọn lựa để kịp thời phục vụ năm học mới.

Tuy nhiên, thời gian qua, tại nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng chỉ chọn một quyển SGK cho mỗi môn học. Có trường hợp xen kẽ SGK của các nhà xuất bản (NXB) nhưng mỗi môn học, một khối lớp cũng chỉ sử dụng 1 SGK, không đúng theo tinh thần của Nghị quyết Quốc hội ban hành. Theo nhận định của các chuyên gia, đây là việc làm không đúng với tinh thần “có một số SGK cho mỗi môn học” tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK GDPT.

Đồng thời, giới chuyên môn còn cho rằng, việc địa phương bắt buộc hoặc định hướng 100% các trường trên địa bàn phải chọn cùng 1 bộ SGK hoặc xen kẽ SGK của các NXB nhưng mỗi môn học, một khối lớp cũng chỉ sử dụng 1 SGK là không đúng theo tinh thần của Nghị quyết Quốc hội ban hành, đi ngược với mục tiêu của việc Quốc hội quyết định cho phép xã hội hóa biên soạn và có nhiều SGK để các nhà trường lựa chọn. Do vậy, cần tôn trọng quyết định của giáo viên, cơ sở giáo dục trong việc lựa chọn SGK bởi giáo viên, nhà trường chính là người hiểu cuốn sách nào phù hợp nhất và chịu trách nhiệm chính về chất lượng giáo dục của học sinh, của nhà trường.

Ông Trần Thanh Bình - Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cho biết, cùng với cả nước, từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2023 - 2024, việc tổ chức lựa chọn SGK theo Chương trình GDPT 2018 của thành phố triển khai thực hiện theo lộ trình được quy định. Kết quả lựa chọn nhận được sự đồng tình của đội ngũ nhà giáo, phụ huynh học sinh và được các cơ sở giáo dục triển khai hiệu quả trong 04 năm học. Năm học 2024 - 2025, các địa phương chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện đúng quy trình lựa chọn SGK theo Thông tư 27 sẽ không xảy ra tình trạng trên địa bàn tỉnh chỉ chọn, sử dụng duy nhất 01 bộ SGK/khối lớp của một NXB. Bình quân tỷ lệ lựa chọn các bộ SGK trên địa bàn TP Cần Thơ có sự phân bố đầy đủ ở các bộ SGK chứ không có tình trạng cả thành phố chỉ sử dụng một bộ SGK.

Theo ông Bình, việc thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK “có một số SGK cho mỗi môn học” là hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Trong một tỉnh/thành phố nên chọn một số SGK cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. “Việc chọn nhiều SGK khác nhau để sử dụng, bước đầu thể hiện tính dân chủ, minh bạch trong quá trình lựa chọn, sử dụng SGK, thể hiện được sự tôn trọng việc lựa chọn SGK của giáo viên, của cơ sở giáo dục. Nếu trong tỉnh/thành phố chỉ chọn 1 SGK cho 1 môn học sẽ làm hạn chế tính “mở” của SGK, giáo viên hạn chế sử dụng những ngữ liệu khác nhau của các bộ sách khác nhau”, ông Bình nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

(PLVN) - Thấy nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học vì gia đình khó khăn, thầy Y Da Pha (45 tuổi, dân tộc Chăm) đã vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm “tiếp sức” cho các em có điều kiện tiếp tục đến trường. Nhờ đó, nhiều học sinh đã vượt qua khó khăn, vươn lên học giỏi.

Đọc thêm

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên
(PLVN) - Đám cháy bất ngờ bùng lên tại phòng chứa đồ dùng phục vụ học bán trú của học sinh, giáo viên thuộc một trường mầm non trên địa bàn TP Sông Công (Thái Nguyên ), rất may không gây thiệt hại về người.

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Nghệ An là một trong những tỉnh có bước đột phá nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với điểm trung bình tăng 10 bậc, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành. Đây là kết quả đáng ghi nhận khi tỉnh có số lượng thí sinh dự thi đứng thứ 4 cả nước với 11 huyện miền núi.

Vào đại học không… khó?

Thí sinh kỳ thi cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông 2006. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Từ ngay trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhiều trường đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm bằng học bạ. Không ít thí sinh đã tận dụng cơ hội này để giành suất vào đại học, nhằm giảm bớt áp lực lên kỳ thi tốt nghiệp, năm cuối cùng của kỳ thi theo chương trình 2006. Tuy nhiên, trường điểm chuẩn cao vút, trường lại chạm đáy…

Khánh Hòa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2024-2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiều 20/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. Được biết năm nay, địa phương này có 25 trường THPT công lập thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Trên 70 trường đại học công bố điểm sàn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 70 trường đại học đã công bố điểm sàn dựa trên các phương thức như: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá, điểm học bạ...

Phú Thọ có á khoa khối B00 toàn quốc

Với quyết tâm thí sinh Cao Hà Minh đã giành tấm vé vào đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Thí sinh Cao Hà Minh, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đạt 29,40 điểm là á khoa khối B00 toàn quốc, thủ khoa khối B00 toàn tỉnh (Toán: 9,4 điểm, Sinh học: 10 điểm, Hóa học: 10 điểm).

Ai chịu trách nhiệm chất lượng bữa ăn học đường?

Ảnh minh họa (Internet)
(PLVN) - Chất lượng bữa ăn học đường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và cơ quan chức năng Việc lựa chọn và quản lý các đơn vị cung cấp bữa ăn học đường đang gặp nhiều vấn đề. Vậy trách nhiệm này sẽ thuộc về ai? Cơ quan chức năng, nhà trường hay phụ huynh học sinh?

Nghề giáo có cần giấy phép hành nghề?

 Dự thảo Luật Nhà giáo hy vọng tháo gỡ những “điểm nghẽn”, có học sinh mà thiếu giáo viên. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Vừa qua, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực họp phiên chuyên đề tham vấn ý kiến đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Nhà giáo. Tại đây, vấn đề pháp lý của giấy phép hành nghề dạy học trong mối quan hệ với các chứng chỉ, văn bằng khác đã được đặt ra.