Nỗi khổ muộn con

Mải rong chơi, ái ngại chuyện lập gia đình khi còn trẻ, để đến khi tuổi già sập đến, họ mới cuồng cuồng chuyện tã lót, bỉm, sữa cho con...

Mải rong chơi, ái ngại chuyện lập gia đình khi còn trẻ, để đến khi tuổi già sập đến, họ mới cuồng cuồng chuyện tã lót, bỉm, sữa cho con...
Vì bố mẹ già rồi nên ngại đi lắm
Mỗi khi có ai nhắc đến chuyện lấy vợ, anh N.T. Long lại cười ruồi phẩy tay: “Làm gì mà sớm vậy, nhà này có truyền thống lấy muộn”. Quả vậy, bố mẹ anh Long có một nhà hàng rất lớn ở quận Cầu Giấy, HN và nhà hàng này được hai ông anh trai của anh Long cai quản, cả hai đều ngấp nghé sang tuổi 50 mới lấy vợ. Học tập các trai anh mình trong khi con cái của bạn bè đã lớn thì anh Long vẫn mải du hí qua các cuộc tình, đám cưới của anh chỉ diễn ra khi anh tròm trèm 48 tuổi. 
Bẵng đi một thời gian khoảng 5-6 năm gì đó, có người gặp anh Long giật mình sửng sốt vì sự suy sụp nhanh chóng. Nghe câu chuyện của anh, tình thế lại càng buồn thảm hơn. Rằng, ở cái tuổi sức khỏe đã bắt đầu xuống, đáng lẽ được nghỉ ngơi vì con cái đã trưởng thành, thì anh Long lại ngập đầu vào tã lót, cháo bột. Cuối tuần mọi người nghỉ ngơi thư giãn, thì anh mướt mồ hôi đuổi theo con chơi ô tô điện ở công viên. 
Khi con anh đi học, buổi họp phụ huynh đầu kỳ, mới giáp mặt cô giáo của con chỉ trẻ đáng tuổi con cái, chưa kịp hiểu mô tê ất giáp gì đã bị cô mắng xơi xơi vào mặt vì tội không biết dạy bảo con nghịch ngợm… 
Nhưng điều đáng buồn nhất là mới đây, anh phát hiện ra mình bị ung thư tuyến tiền liệt. Cứ nghĩ đến cảnh mình già cả đau ốm, trong khi con cái còn non nớt như chim chưa ra ràng, lòng anh lại thấy ân hận cho quãng thời gian bỏ phí trước kia.

Ngộ độc do có… cha già?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ trường đại học Aarhus của Đan Mạch chỉ ra rằng, bên cạnh độ tuổi mang thai của người mẹ, sức khỏe của trẻ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ độ tuổi của người cha. Theo kết quả của nghiên cứu, nguy cơ tử vong ở trẻ em được sinh ra bởi những người cha trên 45 tuổi cao gấp đôi so với các em chào đời khi người cha đang trong độ tuổi từ 25 đến 30 và nếu có “mẹ tròn con vuông” thì các em này thường mắc các bệnh di truyền như tim bẩm sinh hay cong vẹo cột sống. Ngoài ra tỉ lệ các trẻ bị thương hoặc bị ngộ độc do có cha già cao gấp đôi so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là chất lượng tinh trùng ngày càng giảm khi độ tuổi của người cha càng cao. Hiện tượng đột biến gen trong các tế bào giới tính cũng thường xuyên xảy ra khi đàn ông đã lớn tuổi.

Trong một buổi học sáng thứ hai đầu tuần, thấy học sinh của mình có vẻ không vui, lơ đãng, cô giáo tiến đến hỏi thì bé Thái Phương học sinh tiểu học L.T.T (Hải Dương) phụng phịu: “Cô ơi, con chán bố mẹ con lắm. Cuối tuần, các bạn được bố mẹ đưa đi chơi nhà văn hóa, công viên, tô tượng, nhưng bố mẹ con bảo con ở nhà đọc truyện tranh, xem hoạt hình thôi, vì bố mẹ già rồi nên ngại đi lắm. Bạn Phương Linh cạnh nhà con biết đi xe đạp hai bánh rồi, con nói bố tập cho con, bố bảo mệt không chạy theo giữ xe được”. 

Thấy lạ, cô giáo về xem lại lí lịch của Phương thì mới hiểu hóa ra bố mẹ Phương cưới nhau rất muộn khi đã ngoài 35 và sau đó rất lâu mới đẻ Phương, nên giờ đây khi Phương vào lớp một thì cả hai đều đã bước vào tuổi 50 – cái tuổi bắt đầu ngại những hoạt động mang tính hướng ngoại. Và, họ có biết đâu, đứa con gái nhỏ của họ đang là “nạn nhân” của cái sự ngại đó.
Hai câu chuyện trên, chỉ là những ví dụ rất nhỏ cho sự ngại ngùng và thiệt thòi của các gia đình bố mẹ già, con nhỏ. Thực tế còn có hàng trăm chuyện dở khóc dở cười khi bố mẹ được các bạn của con đến chơi chào bằng ông, bằng bà.
Kế hoạch hóa gia đình để đón tuổi già chủ động
Trong buổi tọa đàm về “Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi”do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức, GS.TS Nguyễn Đình Cử (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) đã chia sẻ bí quyết “làm thế nào để đón tuổi già chủ động”. Theo đó, GS Cử cho rằng, bên cạnh việc cần tránh xa thuốc lá, rượu chè ngay từ khi còn trẻ bởi những thứ nghiện này có thể gây tác hại một cách rõ rệt khi bắt đầu về già, thì còn có một việc rất quan trọng, cũng cần phải làm ngay từ lúc trẻ tuổi, đó là kế hoạch hóa gia đình. “Nếu sinh đủ số con, để nuôi dưỡng tốt, khi chúng ta già, con cái đã trưởng thành và tự lo cho cuộc sống của mình. Nếu không kế hoạch, chuyện “vừa đeo kính vừa quấy bột” cho con là chuyện không phải hiếm có!”. Lời khuyên của GS. Cử cũng khiến không ít người giật mình… 
Người đời có câu hát giễu rằng: “Con ơi con ngủ cho ngoan/Bố còn đi cấy… hàm răng chưa về”, theo quy luật tự nhiên, tuổi càng cao thì sức khỏe càng suy giảm. Những bệnh thường gặp nhất khi người ta về già là bệnh về xương khớp, cao huyết áp, các bệnh về mắt và suy giảm trí nhớ. Tình trạng bệnh tật, tuổi tác đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sự hoà nhập cộng đồng của những người có tuổi. Và, điều này lại càng nan giải hơn khi họ phải “đèo bòng” thêm những đứa trẻ - kết quả của cuộc hôn nhân muộn màng. Lúc đó, “vừa đeo kính, vừa quấy bột” là niềm vui hay nỗi buồn thì chỉ có người trong cuộc mới thấm thía. 

Hồng Minh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.