Nỗi e ngại khi sống trong xã hội “chấm điểm tín nhiệm”

Hệ thống camera ghi hình có mặt tại nhiều nơi công cộng ở Trung Quốc
Hệ thống camera ghi hình có mặt tại nhiều nơi công cộng ở Trung Quốc
(PLO) - Chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc sẽ bắt đầu việc chấm “điểm tín nhiệm” của công dân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố từ năm 2021, đưa kế hoạch đánh giá 1,3 tỉ dân của Trung Quốc dựa trên hành vi xã hội của họ tiến gần thực tế hơn 1 bước.

Mục đích nền văn hóa “thành thật” 

Trong tuần qua, Ủy ban Phát triển và Cải cách thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc tuyên bố thành phố này sẽ bắt đầu triển khai việc chấm điểm “chỉ số tín nhiệm cá nhân” đối với toàn bộ cư dân trên địa bàn từ năm 2021.

Theo chính quyền Bắc Kinh, với gần 22 triệu cư dân, thành phố sẽ thu thập dữ liệu từ một số phòng, ban thuộc chính quyền để cho điểm người dân dựa trên hành vi và danh tiếng của họ. Để đảm bảo điểm số này chính xác, Bắc Kinh cũng đã khuyến khích những cơ quan có liên quan chia sẻ dữ liệu của họ về các hoạt động của người dân.

Các chỉ số tín nhiệm xã hội của người dân dự kiến sẽ tác động lên phương thức tiếp cận thị trường, các dịch vụ công, du lịch, đi lại, tìm việc làm và năng lực khởi nghiệp. Theo đó, những công dân đạt “điểm số tín nhiệm xã hội” cao sẽ hưởng nhiều lợi ích tốt trong khi những người có điểm phạt hoặc vi phạm pháp luật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống. 

Theo giới chức Trung Quốc, những người có điểm chỉ số tín nhiệm thấp sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ công và một số vấn đề khác trong vòng 1 năm nếu không nộp phạt. Những người có tín nhiệm thấp ngoài việc bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ công cũng như mạng lưới giao thông của thành phố cũng sẽ gặp khó khăn trong việc mở doanh nghiệp hay cơ hội tìm việc làm. 

Theo kế hoạch đề ra, Bắc Kinh cũng sẽ cải thiện hệ thống danh sách đen, để những người bị xem là không đáng tin cậy sẽ “không thể di chuyển dù chỉ một bước” trong khi những người được đánh giá là có uy tín hoàn toàn có thể sử dụng tất cả các dịch vụ một cách bình thường.

Song song với việc chấm điểm tín nhiệm của các công dân, Bắc Kinh cũng sẽ giám sát độ tín nhiệm của các cán bộ, công chức và các sở, ban, ngành, các cơ quan trong chính quyền bằng cách giám sát việc thực hiện các cam kết, những lời hứa mà họ đã đưa ra. Điểm số này cũng sẽ được tích hợp trong đánh giá tín nhiệm cá nhân của các quan chức, cán bộ hưởng lương từ ngân sách. 

Chính quyền Trung Quốc cho rằng việc áp dụng hệ thống đánh giá này sẽ giúp tăng cường sự minh bạch của chính quyền, phơi bày tình trạng tham nhũng, từ đó giúp việc xử phạt trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ở Bắc Kinh cũng sẽ được chấm điểm. Chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh rằng hệ thống điểm tín nhiệm này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội của thành phố. Dĩ nhiên, điểm số này cũng có thể tăng hoặc giảm ở từng thời điểm, phụ thuộc vào hành vi của họ.

Một cảnh sát Trung Quốc với thiết bị kính chuyên dụng
Một cảnh sát Trung Quốc với thiết bị kính chuyên dụng

Theo Ủy ban Phát triển và Cải cách của Bắc Kinh, thành phố cũng sẽ nâng cấp hệ thống danh sách đen và thường xuyên công bố danh sách các cá nhân và doanh nghiệp bị đánh giá là không đáng tin cậy để tiến hành xử phạt hành vi như vậy. “Đây là một cách tiếp cận quan trọng của Bắc Kinh nhằm đánh giá tín nhiệm của các cá nhân và gắn sự tín nhiệm đó với toàn bộ cuộc sống của họ”, một người phát ngôn của chính quyền thành phố Bắc Kinh nói.

Tuyên bố trên được chính quyền Bắc Kinh đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các nỗ lực xây dựng một hệ thống tín nhiệm xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy phát triển. 

Kế hoạch này lần đầu tiên được giới chức Trung Quốc đề cập vào năm 2014. Ngày 14/6 năm đó, Quốc hội Trung Quốc công bố một tài liệu gây chú ý có tên gọi: “Phác thảo kế hoạch xây dựng Hệ thống điểm số tín nhiệm xã hội”, trong đó nêu bật ý tưởng xây dựng một chỉ số tín nhiệm quốc gia để  có thể xếp hạng tín nhiệm của các công dân, doanh nghiệp, chính quyền.

Trung Quốc cho rằng hệ thống là cách lý tưởng để xây dựng một nền văn hóa “thành thật”, từ đó giúp cải thiện mọi mặt của đời sống xã hội, tăng cường sự thành thật của chính quyền, sự thành thật trong hoạt động kinh doanh, trong xã hội và tuân thủ luật pháp.

Thưởng – phạt và những nỗi lo

Thời gian qua, ở một số địa phương của Trung Quốc đã thực hiện thí điểm việc đánh giá này. Chính phủ Trung Quốc cũng đã cấp giấy phép cho 8 công ty tư nhân để xây dựng các hệ thống và thuật toán chấm điểm tín nhiệm xã hội, trong đó có Công ty Sesame Credit - một công ty thành viên của Tập đoàn khổng lồ Alibaba. 

Theo cách tính điểm của Sesame Credit, các cá nhân sẽ được chấm điểm trên thang điểm dao động từ 350 đến 950. Alibaba không tiết lộ các thuật toán mà công ty này sử dụng để chấm điểm nhưng cho biết điểm số của các cá nhân sẽ phụ thuộc vào 5 yếu tố, trong đó có lịch sử tín dụng, như việc người đó đó có trả tiền, thanh toán các hóa đơn tiện ích đúng hạn hay không; có thực hiện đúng các nghĩa vụ trong các hợp đồng mà họ tham gia hay không; hành vi và sở thích của họ… 

Những người có điểm tín nhiệm thấp sẽ đối mặt với rất nhiều “hình phạt”. Ví dụ, họ không thể tiếp cận internet tốc độ cao; bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, dịch vụ công, nhà hàng, câu lạc bộ; quyền di chuyển ra nước ngoài một cách tự do.

Cho đến nay, người dân Trung Quốc vẫn đang có quyền quyết định có tự nguyện tham gia chương trình chấm điểm tín nhiệm hay không
Cho đến nay, người dân Trung Quốc vẫn đang có quyền quyết định có tự nguyện tham gia chương trình chấm điểm tín nhiệm hay không

Con cái của những người bị đánh giá là có mức tín nhiệm thấp sẽ không thể vào những trường học thuộc nhóm tốt ở địa phương. Thậm chí, những người có điểm tín nhiệm thấp sẽ không thể làm một số công việc nhất định như viên chức, báo chí và hành pháp…

Theo thống kê của Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc, tính đến cuối tháng 5 vừa qua, những người có điểm tín nhiệm xấu ở Trung Quốc bị chặn đặt vé hơn 11 triệu chuyến bay và 4 triệu chuyến tàu cao tốc.

Theo truyền thông Trung Quốc, 17 người đã bị cấm nhập học trung học sau khi từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hồi tháng 7 vừa qua, một trường đại học ở Trung Quốc cũng đã từ chối tiếp nhận một sinh viên vì cha của người này có điểm tín nhiệm thấp.

Giới chức Trung Quốc cũng chủ trương công khai toàn bộ xếp hạng tín nhiệm của cá nhân và doanh nghiệp như một hình thức để tán dương người có thành tích tốt và bêu danh người bị đánh giá không tốt để họ và người ngoài cùng nhìn vào đó để điều chỉnh hành vi.

Việc sử dụng các phương thức để chấm điểm đã khiến nhiều người lo ngại về khả năng đời tư của họ bị xâm phạm. Nhưng trên thực tế, chương trình thí điểm đến nay vẫn thu hút hàng triệu người tham gia, chủ yếu được cho là do những lợi ích đáng kể mà họ có thể nhận được khi được khen thưởng vì chứng minh được rằng mình “đáng tin cậy”.

Ví dụ, những người có điểm số tín nhiệm cao có thể được vay nhiều tiền khi mua sắm, chi  tiêu, có thể thuê xe mà không cần tiền đặt cọc, đăng ký nhanh tại các khách sạn, vay tiền mặt… Điểm số tín nhiệm cao thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến khả năng hẹn hò hoặc tìm kiếm bạn đời của họ vì điểm số tín nhiệm của họ đều được công khai.

Cho đến nay, người dân Trung Quốc vẫn đang có quyền quyết định có tự nguyện tham gia chương trình chấm điểm tín nhiệm hay không nhưng theo dự định của Chính phủ Trung Quốc, việc này sẽ là bắt buộc sau năm 2020. Khi đó, các công dân và pháp nhân ở nước này sẽ được đánh giá và xếp hạng bất kể họ có thích hay không.

Trong cuộc họp hồi tháng 6/2018, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã hối thúc xây dựng một cơ chế quản lý chỉ số tín nhiêm xã hội và tăng cường xây dựng chỉ số tín nhiệm xã hội ở những lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống của nhân dân.

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.