Nỗi buồn ở bản “ba không” Khuổi Én

Nỗi buồn ở bản “ba không” Khuổi Én
(PLO) - Thật không ngờ giữa thời công nghệ hiện đại này mà ở huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) vẫn còn có một bản không điện, không đường, không sóng điện thoại với 58 hộ dân đều là người dân tộc Mông và tất cả đều là hộ nghèo. 

Nỗi buồn ở Khuổi Én

Công tác nhiều năm ở vùng cao, nhưng tôi không ngờ ngay ở huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), địa phương được cho là huyện có kinh tế đứng thứ nhì của tỉnh và là một trong bốn huyện động lực lại có thôn nghèo khó đến thế.

Bản làng “đặc” đồng bào H’Mông sinh sống mà tôi muốn nhắc đến ấy là thôn Khuổi Én, xã Thượng Bình. Mặc dù chỉ cách trung tâm huyện Bắc Quang vài chục km, nhưng người dân nơi đây sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, bởi vẫn còn nỗi buồn “ba không”: Không điện, không đường và không sóng điện thoại.

Sở dĩ người viết biết đến nơi “thâm sơn, cùng cốc” này là nhờ theo đoàn từ thiện ở Hà Nội lên trao quà.  Hôm đó, chiếc xe du lịch của chúng tôi được cảnh báo không thể mang quà vào Khuổi Én được, nên phải thuê xe Tắc Tơ chở quà cho đồng bào. “Chỉ có 7km, nhưng phải đi hơn một giờ đồng hồ băng qua nhiều đoạn bùn lầy lội”, một người dân ở ngã ba đường lên Khuổi Én cảnh báo.

Người đầu tiên được bố trí có mặt tại điểm trường Tiểu học Khuổi Én đón chúng tôi là anh Sùng A Táu, Bí thư Chi bộ thôn. Anh Táu cho biết, người dân địa phương chịu cảnh “ba không” như thế từ lâu lắm rồi, kêu nhiều lần, nhiều năm lắm rồi nhưng không được giải quyết nên giờ không kêu nữa. Theo anh Táu, Khuổi Én có tất cả 58 hộ dân, 298 nhân khẩu, nhưng 100% là hộ nghèo, kể cả cán bộ thôn như anh Táu cũng không ngoại lệ.

Lí do nghèo ở đây thì vô vàn, nhưng cái căn nguyên chính vẫn là thiếu điện, thiếu đường và thiếu sóng điện thoại. Theo nhiều người dân ở Khuổi Én, trước đây đồng bào vốn có con đường nhỏ cho xe máy lưu thông đi lại, hàng hóa mua bán trôi chảy. Kể từ khi có công ty đến khai thác mỏ quặng thì đường có rộng hơn thật, nhưng không đi lại được vào mùa mưa.

Anh Táu bảo, người H’Mông ở vùng này rất chăm chỉ trồng trọt, nhiều người nuôi ý tưởng làm kinh tế từ hạt ngô, từ trồng cây sản xuất. Nhưng rồi người ta lại thất vọng, bởi sản phẩm làm ra không thể đưa đi tiêu thụ được. Vị Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Én lấy dẫn chứng, riêng trong năm 2009, ở Khuổi Én có đến hàng chục tấn ngô bị hư hỏng. Lí do bởi đường sạt, không có nắng phơi, không có điện để sấy ngô, hạt ngô chứa đầy nhà, dải thành thảm đổ đầy nền nhà không thể mang đi bán, thành thử mốc và đổ vứt đi. Người dân đói vẫn hoàn đói, nghèo mãi không thoát được.

Khổ nên mới nuôi ý định đi nơi khác

Người chịu thiệt hại nặng nề nhất ở Khuổi Én trong vụ ngô năm đó có lẽ là anh Sùng A Phà (SN 1979). Nhà anh Phà cũng chỉ có 5 nhân khẩu, nhưng cái gì cũng ẵm thứ nhất: Chịu khó nhất và nghèo nhất. Anh Phà bảo, trước đây anh vốn hăng hái theo đuổi mong muốn làm giàu, ước mơ của anh là có thật nhiều trâu, lúa xếp đầy nhà… Vì thế đất ông bà để lại, anh không cho đất nghỉ mà ra sức trồng ngô làm kinh tế. Có điều, dù trồng ngô, lạc… anh cũng đều thất bại.

Vừa kể anh Phà vừa chỉ tay về hướng những ngọn đồi trước mặt nói: “Đấy! Năm đó mình trồng ngô phủ hết mấy quả đồi kia nhà báo ạ. Đến mùa thu hoạch cả nhà phải đi gùi ngô, có hôm anh em họ hàng cũng đi bẻ ngô, cõng ngô giúp nhưng rồi có bán được đâu, đổ cho gà, gà không ăn, lợn cũng nguầy nguậy lắc đầu, thế là vứt hết”.

Anh Phà cho biết, nhiều lần thất bại vẫn không làm anh nản và về sau anh tiếp tục trồng ngô, bởi anh Phà thấy ở vùng này chỉ có ngô mới nuôi nổi người thân anh.

Phải nói tinh thần trong người anh Phà không thiếu, có điều anh thất bại bại nhiều quá, lần gần nhất là năm ngoái anh Phà mất không hơn 3 tấn ngô, lí do thì vẫn như những lần trước. Không có điện sản xuất, không có điện sinh hoạt, không thể kết nối điện thoại làm ăn, không có đường đi để buôn bán…

Cái nghèo cứ bám víu lấy gia đình, không có tiền cho đứa con oe oe khóc đòi ăn gói bim bim như bạn bè, lần này anh Phà quyết tâm tìm vùng đất mới.

Anh Phà thở dài rồi nói với phóng viên: “Mình bán hết đất rừng rồi, giờ còn mỗi cái nhà, vài đám ruộng nữa thôi các anh ạ. Vừa rồi anh em bảo ở Tây Nguyên có đất rộng lắm, trồng cây ăn quả chẳng mấy chốc mà giàu, mình cũng đã đi xem rồi, có khi lần này cả nhà phải đi thôi, ở đây khổ lắm rồi”.

Bữa tối ngày hôm đó của nhóm thiện nguyện được tổ chức tại nhà anh Sùng A Thành, trưởng thôn Khuổi Én. Gia đình anh Thành được cho là có điều kiện hơn những nhà khác ở Khuổi Én, nhưng đang ăn cơm thì điện tắt tối om. Anh Thành bảo, gia đình anh dùng điện nước loại vài kg, có lúc lá cây rơi vào máy phát cũng mất điện.

Anh Sùng A Táu nói với tôi, thôn đã đề xuất việc làm đường, cấp điện vào địa phương lâu lắm rồi nhưng đợi mãi vẫn không thấy. Nhiều lần lãnh đạo huyện cùng đoàn vào công tác, người dân và lãnh đạo thôn đề xuất, họ cũng hứa rồi cuối cùng cũng mất hút.

Anh Táu nói: “Vài hôm trước có hơn chục người trong thôn nói đi tìm nơi nào có điện, có đường để chuyển cả gia đình về đó sống, vì ở đây khổ quá rồi. Tôi cũng khuyên họ ở lại nhưng không biết có được không nữa”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.