Nỗi buồn của lao động nữ trung niên

Cần triển khai nhiều hoạt động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ. (Ảnh minh họa: congdoan.vn)
Cần triển khai nhiều hoạt động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ. (Ảnh minh họa: congdoan.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Con số từ Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho thấy, với 72% phụ nữ tham gia làm việc, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao trên thế giới. Lao động nữ đang có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước, tuy nhiên họ cũng đang gặp nhiều khó khăn về sự bất bình đẳng tồn tại cả về điều kiện việc làm, trả lương, lẫn trong thăng tiến nghề nghiệp.

Lao động nữ trung niên đang đối mặt với nhiều áp lực

Phần lớn lao động nữ trung niên thấy an nhàn, thảnh thơi sau quãng thời gian tuổi trẻ lăn lộn kiếm tiền vun vén cho gia đình thì lại đang đối mặt với nhiều áp lực của cuộc sống như: chăm lo cho con cháu; bệnh tật, sức khoẻ đi xuống; phụng dưỡng cha mẹ già... Tất cả những áp lực này đều cần đến kinh tế để giải quyết, tuy nhiên mức thu nhập của lao động nữ tuổi trung niên lại có phần giảm do sức khoẻ, hoặc do đặc thù giới, tác động của khoa học công nghệ, dẫn đến thu nhập thấp hơn, thậm chí mất việc làm.

Mới đây, tâm sự trên truyền thông, chị P.T.L 46 tuổi có gần chục năm làm việc tại một công ty lắp ráp điện tử ở Thuận Thành, Bắc Ninh cho biết, thâm niên như vậy nhưng công ty hết việc, giải thể, chị bị mất việc. Suốt 2 năm qua, chị nộp hồ sơ ở nhiều công ty đều bị từ chối, lý do là độ tuổi không phù hợp, sức khỏe khó đáp ứng được yêu cầu. Tương lai trước mắt người phụ nữ trung niên này sẽ là về quê làm nông, thu nhập bấp bênh, trong khi đó chị còn hai đứa con đang học đại học, cha mẹ già đôi bên nay ốm, mai đau.

Năm 2023, số liệu báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH 5 tháng đầu năm cho thấy có gần 500.000 người lao động bị mất việc làm, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ không lương. Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2023 cũng cho thấy, số lượng lao động nữ giảm mạnh trong thời kỳ nền kinh tế chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 từ 25,9 triệu người năm 2019 xuống 22,8 triệu người năm 2021. Điều này cho thấy tình trạng việc làm của nữ giới vẫn dễ bị tổn thương hơn nhiều so với nam giới khi nền kinh tế suy giảm.

Tháng 6/2023, Ban Nữ công - Tổng LĐLĐ Việt Nam, khảo sát về thực trạng đời sống, việc làm của lao động nữ di cư trong các khu công nghiệp tại TP HCM, An Giang ghi nhận tình trạng một số doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, nhẹ thì người lao động không được làm thêm giờ, nặng hơn là người lao động phải nghỉ giãn việc, thậm chí có doanh nghiệp phải cắt giảm hàng nghìn lao động. Việc cắt giảm lao động là thực trạng chung của lao động, không riêng với lao động nữ trên 35 tuổi. Tuy nhiên, lao động nữ ngoài 35 tuổi mất việc làm dễ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới cũng như hạn chế hơn về khả năng thích ứng với thị trường lao động do bất lợi về sức khỏe, khả năng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, đặc biệt là những kỹ năng về công nghệ thông tin...

Hỗ trợ lao động nữ tăng khả năng thích ứng với thị trường lao động

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, lao động nữ nói chung và lao động nữ trung niên nói riêng đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tuy vậy, họ đang gặp nhiều khó khăn và rào cản hơn trong công việc. Đó chính là sự bất bình đẳng tồn tại cả về điều kiện việc làm, trả lương, lẫn trong thăng tiến nghề nghiệp. Khoảng cách lương giữa nam và nữ đang là gần 13%.

Mới đây, trong Tọa đàm “Nhịp cầu lao động: Bảo đảm việc làm, sức khỏe cho lao động nữ” do Ban Nữ công - Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp tổ chức tại Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024 tại Bắc Ninh, vấn đề lao động nữ trung niên bị mất việc, giãn việc, khó tìm kiếm được việc làm mới tiếp tục được thảo luận, tìm kiếm giải pháp gỡ khó cho đối tượng này.

Theo bà Trần Thu Phương, Phó Trưởng Ban Nữ công - Tổng LĐLĐ Việt Nam, để hỗ trợ lao động nữ, Ban Nữ công đề xuất triển khai nhiều hoạt động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc, trong đó chú trọng thực hiện chính sách tuyển dụng công bằng, không phân biệt giới tính; ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên tái ký hợp đồng lao động đối với lao động nữ khi hợp đồng lao động hết hạn; thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ được tính vào thâm niên công tác để thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp, đào tạo và cơ hội thăng tiến; xác định tỷ lệ nữ trong cơ cấu lãnh đạo từ cấp phòng, ban, phân xưởng... trở lên; chế độ đào tạo thêm nghề dự phòng cho lao động nữ, đặc biệt là những ngành nghề phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý của lao động nữ có tuổi; thực hiện các chế độ trợ cấp như: trợ cấp đi lại, nhà ở, thâm niên, nuôi con nhỏ, hỗ trợ chi phí gửi trẻ, mẫu giáo...

Với thực trạng lao động nữ, để có thể tháo gỡ những khó khăn hiện nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Công đoàn các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan LĐ-TB&XH đồng cấp tìm hiểu thị trường lao động, nhu cầu việc làm của người lao động cũng như khả năng cung ứng việc làm của người sử dụng lao động để có chính sách, biện pháp kết nối giữa các bên cung - cầu.

Công đoàn các cấp cần tham gia cùng người sử dụng lao động tuyên truyền và thực hiện các chế độ, chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động nữ theo đúng quy định của pháp luật, giúp lao động nữ gắn bó với công việc, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững; cần thường xuyên trao đổi, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ để hỗ trợ người lao động ổn định việc làm, cuộc sống, tránh nguy cơ nhảy việc, mất việc làm; phối hợp và kết nối với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức các khóa học ngắn, trung hạn để giúp người lao động học tập nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra hoặc có nghề dự phòng, sẵn sàng ứng phó với nguy cơ mất việc làm.

Trong thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có những đề xuất tích cực với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng chế độ, chính sách đối với lao động nữ, điển hình như: việc góp ý vào dự thảo Bộ luật Lao động 2019 và dự thảo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Đặc biệt, góp ý vào Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) theo hướng đề xuất giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, trong đó có lao động nữ xuống còn 15 năm để khi đủ tuổi nghỉ hưu họ có khoản lương hưu để duy trì cuộc sống, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Lắng hồn ở Tùng Ảnh - quê hương Tổng Bí thư Trần Phú

Khu mộ đồng chí Trần Phú đặt trên núi Quần Hội, diện tích khoảng 47.000m2.
(PLVN) -  “Quê hương được gieo vào tâm trí của Tổng Bí thư Trần Phú qua những chuyện kể của cha, lời ru của mẹ. Đồng chí đã sớm nhận thấy những áp bức bất công, sự giày xéo, đô hộ của thực dân Pháp để rồi sớm đến với con đường cách mạng, tìm cách cứu nước, cứu dân”. Đó là chia sẻ của ông Lê Doãn Thắng - Trưởng Ban Quản lý Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú - khi trò chuyện với phóng viên về quê hương Tùng Ảnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh) nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng - đồng chí Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024).

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Mùa hành tím ở Quảng Ngãi

Mùa hành tím ở Quảng Ngãi
(PLVN) -  Xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) “thủ phủ hành tím” lớn thứ 2 sau đảo Lý Sơn đang vào mùa thu hoạch rộ.

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024
(PLVN) - Dựa trên những kết quả đã đạt được năm 2023 và căn cứ yêu cầu thực tiễn đối với tình hình mới của năm 2024, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong những tháng đầu năm 2024.

2 xe khách giường nằm va chạm: 18 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn.
(PLVN) -  Đến khoảng 8h30’ sáng 30/4, cơ quan chức năng bước đầu xác định có 18 người thương vong trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách xảy ra vào khoảng 3h sáng cùng ngày, tại quốc lộ 25 đoạn giao nhau với đường Hồ Chí Minh (tuyến tránh qua huyện Chư Sê, Gia Lai).