Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.
Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Được thành lập từ năm 2014, Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương hiện có công suất hơn 60 giường bệnh, thường xuyên tiếp nhận điều trị những ca bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là cột sống. Tại đây, bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, với nhiều máy móc kỹ thuật cao, ít xâm lấn như: Máy điện xung công nghệ Nhật Bản, máy laser, đèn hồng ngoại, máy điện châm, máy tập phục hồi chức năng...

Là một bệnh nhân đang điều trị tại Khoa điều trị cột sống, ông Đặng Hữu Bình (sinh năm 1958, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) kể lại, trước đây ông từng bị đau nhức nhiều nhưng chủ quan không đi khám. Chỉ đến khi chân có dấu hiệu yếu đi, ông mới đến bệnh viện để kiểm tra và được phẫu thuật. Sau phẫu thuật, ông Bình gặp khó khăn trong việc đi lại, được chuyển đến Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương để phục hồi chức năng.

Những ngày đầu nhập viện, ông Bình có tâm lý vô cùng chán nản, từng muốn xin về, tuy nhiên nhờ sự động viên của bác sĩ, ông Bình quyết định ở lại và tiếp tục điều trị. Ông chia sẻ: "7 ngày sau phẫu thuật, tôi không thể đi lại được vì chân cứ rũ ra, chỉ nằm 1 chỗ không thể đi đại, tiểu tiện được. Tôi thất vọng lắm! Sau khi vào đây, tôi được các bác sĩ động viên rất nhiều nên tinh thần đã ổn định hơn. Hiện sau hơn 20 ngày điều trị, sức khỏe tôi tiến triển rất tốt, đang bước vào giai đoạn tập luyện phục hồi chức năng vận động, đi lại"...

Ví quá trình điều trị của mình tại đây như "nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm", ông Bình rất trân trọng sự giúp đỡ của các y, bác sĩ đã giúp ông dần lấy lại vận động ở đôi chân. Không những thế, ông còn xúc động khi cảm nhận được sự tận tâm trong nghề của đội ngũ y bác sĩ tại Khoa điều trị cột sống. Ông bày tỏ: "Tôi đã từng đi nhiều cơ sở y tế và tôi cảm thấy tập thể các bác sĩ, điều dưỡng tại đây rất có tâm trong nghề, rất nguyên túc trong chuyên môn. Tất cả đều có thái độ chân tình, coi bệnh nhân như người trong gia đình. Bác sĩ luôn chủ động tìm đến bệnh nhân để hỏi han về tình hình sức khỏe, tinh thần và động viên chúng tôi. Tôi thực sự rất muốn tri ân tập thể y bác sĩ tại đây".

Đối với bệnh nhân Khuất Thị Ngọc (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội), dù chỉ mới nhập Khoa điều trị được hơn 1 ngày, những bà Ngọc đã cảm thấy mình có những tiến triển tích cực cả về tâm lý lẫn thể trạng. Bà cho biết: "Trước khi vào đây, tôi thấy cơ thể rất mệt, nhưng sau 1 ngày thì đã khỏe hơn nhiều, có thể đi lại nhiều vòng. Các bác sĩ ở đây rất tận tình hỏi han, theo dõi sát sao nên tôi rất yên tâm điều trị. Tôi rất hài lòng và cảm ơn các y bác sĩ tại Khoa".

Nhiều máy móc công nghệ cao được áp dụng trong điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh.

Nhiều máy móc công nghệ cao được áp dụng trong điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh.

Để quá trình điều trị bệnh nhân đạt hiệu quả, bác sĩ Phạm Văn Dũng - Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn cho rằng, bên cạnh điều trị thể chất thì điều trị về tinh thần cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước khi điều trị, cần làm công tác tư tưởng để ổn định tinh thần bệnh nhân, bởi bác sĩ Dũng cho rằng, khi bệnh nhân có tâm lý thoải mái thì quá trình điều trị đã đạt 50% hiệu quả. Nếu bệnh nhân luôn có suy nghĩ tiêu cực, lo lắng quá về bệnh tình thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi bệnh.

Gắn bó với Khoa điều trị cột sống hơn 8 năm, bác sĩ Dũng gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi nhập viện có những bất ổn về tâm lý. Điển hình là cách đây khoảng 5 năm, một bệnh nhân 19 tuổi bị liệt 2 chân do tai nạn giao thông. Thời điểm nhập khoa, bệnh nhân này suy nghĩ tiêu cực, từng có ý định tự sát. Tuy nhiên sau một thời gian tiếp xúc, nhận được sự động viên của bác sĩ, bệnh nhân đã thay đổi suy nghĩ, tích cực trong điều trị và có sự phục hồi tốt, chỉ qua 2 đợt điều trị là bệnh nhân đi lại được bình thường.

Hay một bệnh nhân khác là điều dưỡng tại bệnh viện ở Hà Tĩnh, được chẩn đoán u tủy, tụ máu - đây là trường hợp tương đối hiếm gặp tại khoa. Sau khi mổ, bệnh nhân không thể vận động được 2 chân, đã xác định phải ngồi xe lăn cả đời. Khi vào Khoa điều trị cột sống, dù quá trình điều trị, giúp đỡ của bác sĩ chỉ chiếm 30%, nhưng với nghị lực phi thường, bệnh nhân đã cố gắng rất nhiều trong quá trình phục hồi vận động. Kết quả sau 6 tháng điều trị, người bệnh đã đi lại bình thường và quay trở lại công tác tại đơn vị.

Theo bác sĩ Khoa điều trị Cột sống, ổn định tâm lý bệnh nhân là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân đạt kết quả điều trị tốt.

Theo bác sĩ Khoa điều trị Cột sống, ổn định tâm lý bệnh nhân là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân đạt kết quả điều trị tốt.

"Để quá trình điều trị đạt hiệu quả, bệnh nhân cần có tinh thần tốt, kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh đó, tiếp nhận điều trị cũng đóng vai trò quan trọng, bệnh nhân cần cố gắng để tập luyện thì mới phục hồi. Vì đa số bệnh nhân tại đây đều mắc các bệnh lý phải điều trị dài ngày, tính bằng tháng, bằng năm nên rất dễ chán nản, ảnh hưởng đến việc phục hồi. Để bệnh nhân có được tâm lý thoải mái, chúng tôi luôn cố gắng động viên, coi bệnh nhân như người nhà. Trong quá trình điều trị, chúng tôi luôn làm hết bổn phận, trách nhiệm của mình để giúp bệnh nhân có kết quả điều trị tốt nhất... Chính bệnh nhân là người cảm nhận được rõ nhất những tiến triển về bệnh của mình", bác sĩ Dũng nói.

Trong suốt gần 10 năm hình thành và phát tiển, Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn đạt nhiều thành tích nổi bật như: Được Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021; Bộ trưởng Bộ Y tế trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019; Bộ trưởng Bộ Y tế trao tặng Bằng khen năm 2017, 2019...

Đọc thêm

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.