Nỗ lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.

Trong không khí hữu nghị, tin cậy và cởi mở, hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực trong quan hệ hai Đảng, hai nước thời gian qua, đặc biệt là sau chuyến thăm thành công mang ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc cuối tháng 10/2022, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều thời cơ và thuận lợi.

Hai Thủ tướng nhất trí cho rằng, tình hữu nghị truyền thống “vừa là đồng chí, vừa là anh em” Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước, cần không ngừng kế thừa, bảo vệ và phát huy; nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương đối với sự phát triển của mỗi nước cũng như hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.

Về phương hướng thúc đẩy hợp tác thời gian tới, hai Thủ tướng nhất trí sẽ tăng cường trao đổi, phối hợp, nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương bước vào giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là chỉ đạo các bộ ngành, địa phương hai bên triển khai thực hiện tốt nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhất là “Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” (11/2022), tăng cường tiếp xúc cấp cao và các cấp, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, cân bằng.

Đồng thời, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các địa phương và đoàn thể nhân dân; duy trì cơ chế hợp tác hữu nghị giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hai nước; tiếp tục thực hiện tốt 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền, kịp thời trao đổi xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, cùng xây dựng biên giới hai nước trở thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tích cực nghiên cứu các biện pháp duy trì giao thương thông suốt, nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan; tăng cường kết nối hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không.

Thủ tướng đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện về thuận lợi hóa thương mại, mở rộng nhập khẩu hàng hóa, đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam; nâng hạn mức hàng hóa Việt Nam quá cảnh đường sắt Trung Quốc xuất khẩu đi nước thứ ba; tạo thuận lợi để Việt Nam mở thêm Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Trung Quốc; hoan nghênh Trung Quốc sớm có các dự án đầu tư quy mô lớn, chất lượng cao, công nghệ mới tại Việt Nam.

Đề nghị hai bên tích cực giải quyết vướng mắc, tồn đọng kéo dài tại một số dự án hợp tác như dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2...; triển khai hiệu quả hợp tác du lịch, nỗ lực thúc đẩy hợp tác, giao lưu nhân dân.

Thủ tướng Lý Cường bày tỏ coi trọng và nhất trí với những ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước. Ông khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nâng cao vai trò quốc tế; Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản; phối hợp thúc đẩy giải quyết các dự án hợp tác quan trọng còn tồn đọng kéo dài...

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược, giúp đỡ lẫn nhau kết nối hạ tầng giao thông; thúc đẩy hợp tác về kinh tế - thương mại, đầu tư, nhất là trong lĩnh vực chế tạo, nông nghiệp, hợp tác duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất. Khẳng định thúc đẩy giao lưu nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại của người dân, khôi phục hợp tác du lịch.

Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí cùng nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển theo tinh thần nhận thức chung cấp cao và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên cần phát huy tốt các cơ chế đàm phán về phân định và hợp tác trên biển, cố gắng đạt tiến triển theo tinh thần từ dễ đến khó, từ thấp đến cao; giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, phấn đấu xây dựng COC thực chất, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982./.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.