Nỗ lực lớn để đưa Luật Xử lý vi phạm hành chính vào cuộc sống

Nỗ lực lớn để đưa Luật Xử lý vi phạm hành chính vào cuộc sống
(PLO) - Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) - một trong những luật quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013 nhưng đến nay mới chỉ có 32/51 nghị định hướng dẫn được ban hành.
Sự chậm trễ này có nguyên nhân từ đâu và có ảnh hưởng tới hiệu lực thi hành của Luật XLVPHC hay không?. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã giải đáp tại Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” phát sóng trên VTV1 tối 3/11. 
Đã phải rà soát một số lượng rất lớn các hành vi vi phạm
Luật XLVPHC đang là luật có số lượng văn bản quy định chi tiết thi hành còn tồn đọng nhiều nhất. Vì sao có thời gian chuẩn bị là một năm kể từ ngày Luật được Quốc hội thông qua mà số lượng văn bản quy định chi tiết thi hành còn tồn đọng nhiều như vậy, thưa Bộ trưởng?    
- Trước hết, phải thừa nhận rằng tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh là một trong những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thi hành luật, pháp lệnh trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, những năm gần đây, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chủ động, tích cực, đổi mới công tác chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng của văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, như hàng năm Chính phủ tổ chức 2 phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật và phiên họp thường kỳ tháng đều kiểm điểm, ra nghị quyết về công tác xây dựng văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; gần đây Chính phủ đã công khai thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ về tiến độ và tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết của các Bộ, ngành... 
Nhờ vậy, đến cuối năm 2012, số văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh chưa được ban hành là 24 (mức thấp nhất so với nhiều năm trước đó). Tuy nhiên, đến giữa năm 2013 thì số văn bản nợ đọng tăng đột biến, trong đó có lý do là Luật XLVPHC có số lượng rất lớn văn bản quy định chi tiết cần phải ban hành (54 nghị định, trong đó có 51 nghị định phải có hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực thi hành, chiếm gần 40% tổng số văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh phải ban hành từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay).
Mặc dù sau khi Luật XLVPHC được thông qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã xác định một trong những nhiệm vụ ưu tiên là ban hành các nghị định quy định chi tiết, nhưng việc ban hành này vẫn chậm, vì rất nhiều lý do, đơn cử:
Một là, việc rà soát để giảm từ gần 130 nghị định trước đây xuống còn 54 nghị định quy định chi tiết Luật XLVPHC theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là công việc phức tạp, liên quan tới 19/22 Bộ, ngành, đòi hỏi hơn 3 tháng để thảo luận đi đến thống nhất giữa các Bộ, ngành với nhau. Ví dụ, Bộ Công Thương đã phải giảm từ 11 nghị định xuống còn 04 nghị định, hay Bộ Thông tin và Truyền thông trước đây là 06 nghị định, nay giảm xuống còn 02 nghị định....
Hai là, cùng với việc giảm số lượng văn bản, các Bộ, ngành đều phải tiến hành nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng một số lượng rất lớn các hành vi vi phạm để xác định cái gì bỏ đi, cái gì sắp xếp lại, quy định lại, cái gì mới phải thêm vào bảo đảm phù hợp với tinh thần của Luật XLVPHC. Có hành vi vi phạm trước đây quy định ở lĩnh vực này, nay phải chuyển sang lĩnh vực khác. Việc này phải có ý kiến tham gia của Tổ công tác liên ngành do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập.  
Đơn cử, trong lĩnh vực y tế, hiện nay có tới 879 hành vi vi phạm hành chính; trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có đến 738 hành vi còn lại sau khi rà soát.
Ba là, không chỉ đơn thuần ở vấn đề số lượng mà việc xác định hành vi vi phạm và mức phạt sao cho vừa bảo đảm tính hợp pháp, vừa phải hợp lý và khả thi là rất khó và nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp. Kinh nghiệm ban hành một số nội dung xử phạt hành chính trước đây gây bức xúc dư luận cho thấy rõ lần này phải làm như thế nào.
Chính vì tính phức tạp và nhạy cảm của công việc này mà việc soạn thảo, ban hành các nghị định vừa qua phải rất thận trọng, tuân thủ đầy đủ quy trình theo quy định của pháp luật, nhiều nghị định phải làm đi làm lại nhiều lần, thậm chí có việc phải xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nên mất rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, cũng cần thẳng thắn thừa nhận rằng còn có một số Bộ, cơ quan ngang Bộ do phải tập trung vào công tác điều hành kinh tế, xã hội nên chưa chú trọng đúng mức, dành đủ nguồn lực và thời gian vật chất cần thiết cho công tác này.  
Vì các lý do trên nên cho đến ngày 01/11/2013, mới chỉ có 32/51 nghị định được ban hành.
Tuy nhiên, sẽ là không công bằng nếu không nói đến sự cố gắng, tích cực, chủ động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ đã rất quyết liệt và có sự sáng tạo trong quá trình xây dựng các nghị định này, chẳng hạn như thành lập Tổ công tác liên ngành để thường xuyên tư vấn, kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các Bộ, ngành; lần đầu tiên tổ chức một Hội đồng tư vấn liên  ngành để thẩm định tất cả các dự thảo nghị định... Nhờ vậy, đã giảm mạnh số lượng lớn các nghị định như tôi đã nêu và quan trọng là nâng cao chất lượng dự thảo văn bản, qua đó sẽ góp phần làm cho hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn, minh bạch hơn; hạn chế chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lắp trong các nghị định; và như vậy tất nhiên sẽ tạo điều kiện cho người dân dễ hiểu, dễ chấp hành hơn và việc thực thi công vụ cũng sẽ thuận lợi hơn. 
Phần lớn các nội dung của Luật đã đủ chi tiết để thi hành ngay
Mới chỉ có 32/51 nghị định được ban hành, thiếu 19 nghị định nữa, và đấy là chưa kể tới các thông tư hướng dẫn thi hành nghị định. Như Bộ trưởng nói có nghĩa là trong 4 tháng qua đã có một "khoảng trống", một “lỗ hổng” khá lớn về pháp luật xử lý các vi phạm hành chính ?       
- Nói thế thì cũng có phần đúng, bởi vì việc ban hành chậm các văn bản quy định chi tiết thi hành luật có thể tạo ra khoảng trống về mặt pháp luật. Tuy nhiên, đối với Luật XLVPHC cần phải lưu ý 2 điểm sau:
Thứ nhất, phần lớn các nội dung của Luật đã đủ chi tiết để thi hành ngay mà không cần có văn bản quy định chi tiết. Hầu hết các nghị định ban hành chỉ để quy định chi tiết  02/142 điều của Luật về các hành vi vi phạm hành chính,  mức phạt, người có thẩm quyền xử phạt cụ thể. 
Thứ hai, trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, chỉ có luật của Quốc hội và nghị định của Chính phủ mới được quy định về hành vi vi phạm, mức phạt và thẩm quyền xử phạt. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ không có thẩm quyền quy định các vấn đề này. Do vậy sẽ có rất ít thông tư, thông tư liên tịch; nếu có thì cũng chỉ để cụ thể hóa ban hành các mẫu biểu phục vụ việc xử phạt vi phạm hành chính và công tác thống kê, báo cáo.
Tất nhiên vào thời điểm có hiệu lực thi hành mà chưa có nghị định quy định chi tiết thì việc áp dụng pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính cũng đã có một số khó khăn, vướng mắc, lúng túng nhất định. Vì vậy, Bộ Tư pháp đã họp với Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Văn phòng Chính phủ thống nhất tham mưu cho Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục áp dụng quy định tại các nghị định hiện hành và các biểu mẫu quyết định, biên bản kèm theo các nghị định đó, nếu không trái với tinh thần của Luật XLVPHC.
Chính phủ đã thảo luận và đưa nội dung hướng dẫn này vào Nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 6/2013 của Chính phủ. Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã tích cực trao đổi, hướng dẫn, giải đáp các khó khăn, vướng mắc của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương.
Theo báo cáo của các Bộ, ngành thì việc áp dụng hướng dẫn nêu trên của Chính phủ cơ bản là thuận lợi. Bộ Tư pháp chưa nhận được khiếu nại gì của người dân hoặc doanh nghiệp. Và quan trọng hơn cả là qua thảo luận về kinh tế-xã hội 2 ngày qua tại Quốc hội, chúng ta thấy trật tự quản lý hành chính kinh tế -xã hội của đất nước trong 10 tháng qua cũng như 4 tháng gần đây cơ bản vẫn được giữ vững, ổn định, có chiều hướng tốt hơn. 
Quyết tâm ban hành nốt 18 nghị định còn lại trước 15/11
Vậy Bộ trưởng có thể cho biết tình hình ban hành 19 nghị định còn lại như thế nào?
- Chính phủ quyết tâm đến ngày 15/11/2013 sẽ có 18 nghị định XLVPHC còn lại phải được ban hành. Tôi được biết, hiện nay tất cả các dự thảo nghị định này đều đang hoặc đã hoàn tất thủ tục xin ý kiến thành viên Chính phủ, đang được gấp rút tiếp thu, giải trình, thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành. Riêng Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai thì Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho chậm lại, chờ sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) mới soạn thảo.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng! 

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

Đọc thêm

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.