Nỗ lực hướng đến kim ngạch xuất khẩu gỗ 17,5 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thiếu đơn hàng trong các tháng cuối năm nhưng ngành gỗ cuối cùng đã “về đích” với kim ngạch xuất khẩu 17,09 tỷ USD trong năm 2022, và hướng tới mục tiêu 17,5 tỷ USD trong năm 2023. Liên quan vấn đề này, PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Sản xuất phát triển lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT).
Ông Nguyễn Văn Diện Vụ trưởng Vụ Sản xuất phát triển lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT).

Ông Nguyễn Văn Diện Vụ trưởng Vụ Sản xuất phát triển lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT).

Nhìn lại năm 2022 vừa qua, ngành gỗ có điều gì đáng nói nhất, thưa ông?

- Đúng là chưa năm nào ngành gỗ phải đối mặt với nhiều khó khăn như năm 2022. Bởi vì trước đó, các năm đều tăng trưởng 2 con số, thậm chí 20% như năm 2021. Sang đầu năm 2022 thì vẫn tiếp tục đà tăng trưởng và khi đó mục tiêu của Bộ NN&PTNT đặt ra là 16,3%, nhiều người cho rằng mục tiêu này hơi thấp.

Nhưng xung đột Nga - Ukraine gây ra sự đảo chiều, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, kéo theo là lạm phát, nhiều nước thắt chặt chi tiêu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt Hoa Kỳ và EU - thị trường xuất khẩu (XK) chủ lực gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 6 các đơn hàng XK đã giảm dần. Nhiều doanh nghiệp (DN) phải giảm nhân công 20%, rồi 30%, thậm chí có DN giảm đến 60%.

Tuy nhiên, “trong cái rủi có cái may”, trên thế giới, năng lượng bị khủng hoảng nên viên nén của mình lên ngôi, XK viên nén gỗ tăng lên đến 60% so với cùng kỳ. Và đồng thời, XK dăm gỗ, chủ yếu là Nhật, Hàn Quốc, cùng tăng. Đặc biệt giá XK cùng tăng cao, có thời điểm tăng 40%, nhưng hết năm tăng khoảng 30% so với cùng kỳ. Đây được xem như là một trụ đỡ, gánh đỡ phần tăng trưởng giảm của gỗ và sản phẩm gỗ. Đến ngày cuối cùng thống kê lại thì chúng ta vẫn đạt kim ngạch 17,09 tỷ USD thì đây cũng là thành công.

Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của DN, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành và địa phương. Đặc biệt các hiệp hội gỗ đã tổ chức nhiều cuộc họp đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN.

Cũng phải nói thêm rằng các DN của chúng ta đã rất chủ động trong việc tìm thị trường mới. Và rõ ràng, dù bị cản trở bởi dịch COVID-19 nhưng các DN đã phối hợp với hiệp hội tổ chức rất nhiều hội thảo online và nhận đã được sự quan tâm. Điều này giúp nâng cao vị thế của ngành gỗ Việt Nam…Thực tiễn hiện nay khó khăn lớn nhất chỉ là việc các DN không có đơn hàng.

Báo cáo lao động việc làm của Tổng cục Thống kê mới công bố chỉ ra ngành chế biến gỗ là một trong các ngành thiếu việc làm do thiếu đơn hàng. Ông có thể chia sẻ thêm về tình trạng thiếu đơn hàng của DN ngành gỗ?

- Để có được những con số cụ thể thì cần phải có sự nghiên cứu rất kỹ. Trong công tác điều hành, chúng tôi thường xuyên liên hệ với các hiệp hội và thậm chí cả DN lớn để trao đổi về các vấn đề, dòng chảy của ngành. Trong quá trình trao đổi, các DN cũng thẳng thắn chia sẻ. Ví dụ như đại diện Công ty Long Việt trực tiếp trao đổi với chúng tôi về việc không có đơn hàng. DN cho biết, những người mua trước đây không còn đặt vấn đề mua hàng mà chỉ thông báo hàng tồn vẫn còn nên không nhập hàng nữa. Tất cả chỉ để giữ mối liên hệ chứ không có đơn hàng hay dự định đặt hàng.

Ngành gỗ hướng tới mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỷ USD. (Ảnh TTXVN)

Ngành gỗ hướng tới mục tiêu xuất khẩu 17,5 tỷ USD. (Ảnh TTXVN)

Năm 2023 được dự báo tiếp tục khó khăn, các DN vẫn đang thiếu đơn hàng trong những tháng đầu năm, vậy cơ sở nào để ngành đưa ra chỉ tiêu kim ngạch XK 17,5 tỷ USD? Và đâu là giải pháp, thưa ông?

- Năm 2023, Tổng cục Lâm nghiệp được giao cho chỉ tiêu XK gỗ và lâm sản 17,5 tỷ USD. Có thể nói đây là nhiệm vụ nặng nề.

Nếu như năm 2022 là bản lề của khó khăn, năm 2023 là đỉnh điểm của khó khăn. Khi xây dựng mục tiêu và kế hoạch năm 2023, chúng tôi đã xác định những khó khăn như vậy. Tuy nhiên, với điều kiện và thực tiễn thì vẫn xác định kinh tế thế giới sẽ thích ứng với các điều kiện, thực tiễn nữa là trong tháng cuối năm nền kinh tế Mỹ cũng đã tăng trưởng được 3% trong khi tháng 11, 12 là âm.

Phân tích số liệu XK các tháng trong năm 2022 cho thấy, 2 tháng đầu năm kim ngạch XK là 1,6 tỷ USD/tháng. Tháng 10, 11 chỉ còn 1,2 tỷ UDS/tháng, nhưng tháng 12 đã nhích lên 1,4 tỷ USD. Mặc dù XK viên nén tăng trong năm 2022 nhưng giá trị trong “miếng bánh” lâm sản không quá lớn. Chúng tôi vẫn vẫn kỳ vọng sức mua sản phẩm gỗ với giá trị gia tăng cao ở Hoa Kỳ và châu Âu trong năm 2023.

Theo chỉ đạo, năm 2023 định hướng cố gắng mở rộng thị trường trên cơ sở các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ). Ngoài ra sẽ tiến hành xúc tiến thương mại các thị trường như là Trung Đông. Thị trường Nam Mỹ cũng được định hướng xúc tiến thương mại, thông qua các triển lãm đồ gỗ…

Đồng thời, chúng tôi cũng hướng tới đổi mới các phương thức bán hàng online, không chỉ tận dụng các trang thương mại điện tử mà còn qua Streamer hay TikTok… để sản phẩm được nhiều người biết đến.

Với các DN, vấn đề đáng ngại nhất là không có đơn hàng, nếu có đơn hàng thì yên tâm phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp tôi tin tưởng sẽ đạt được các chỉ tiêu trong năm 2023.

Xin cám ơn ông!

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 ngành NN&PTNT, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, đến hết quý 1/2023 thị trường gỗ có thể vẫn còn chịu sức ép giảm sút khoảng 50% khả năng tiêu thụ. Nếu không có nhiều thay đổi, dự kiến đến quý 2/2023, các đơn hàng cơ bản được khôi phục, đạt khoảng 82-85%. Đây được xem là điểm khởi sắc trong năm mới. Năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...