Nỗ lực gỡ vướng mặt bằng cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ

Nhà thầu Trường Thịnh triển khai dự án.
Nhà thầu Trường Thịnh triển khai dự án.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Người dân, chính quyền và chủ đầu tư dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc liên quan đến việc cắm mốc giải phóng mặt bằng (GPMB).

Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đi qua hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Dự án đã được khởi công vào đầu tháng 1/2023. Đến nay, công tác đo đạc địa chính thu hồi đất và kiểm kê tài sản trên đất đã cơ bản hoàn thành.

Tuy nhiên, dự án bị vướng mắc ở một số đoạn GPMB thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị liên quan đến vấn đề cắm mốc. Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc dịch chuyển vị trí cắm mốc GPMB dự án thành phần đoạn Vạn Ninh – Cam Lộ. Theo đó, qua kiểm tra hiện trường và phản ánh của người dân, trên tuyến cao tốc đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ đi qua địa bàn các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ tỉnh Quảng Trị xuất hiện sự dịch chuyển vị trí mốc GPMB từ 3-5m so với vị trí cũ đã được bàn giao.

Việc dịch chuyển này chưa được chủ đầu tư thông cáo, phối hợp với các đơn vị liên quan của UBND tỉnh Quảng Trị. “Qua xác minh, việc di dời vị trí cọc GPMB là do chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án (BQLDA) đường Hồ Chí Minh tự tổ chức thực hiện”, văn bản của UBND tỉnh Quảng Trị gửi Bộ GTVT thông tin.

UBND tỉnh Quảng Trị cũng cho rằng, việc thay đổi vị trí cắm mốc GPMB sau khi đã hoàn thành công tác GPMB, người dân đã đồng tình chặt cây, di chuyển tài sản, còn địa phương đã bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư dự án sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác GPMB mà địa phương đang thực hiện. Đồng thời, công tác đo đạc, thu hồi đất, kiểm kê lập phương án điều chỉnh, bổ sung sẽ gặp khó, dẫn đến tiến độ bàn giao mặt bằng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ sẽ bị chậm. Trường hợp diện tích thu hồi đất của các hộ dân bị giảm sau khi điều chỉnh vị trí cọc GPMB sẽ gây ra khó khăn cho việc thu hồi kinh phí GPMB đã chi trả.

Do đó, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan liên quan, chủ đầu tư dự án chấm dứt việc tự ý điều chỉnh vị trí mốc GPMB, phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình thực hiện triển khai GPMB theo đúng hồ sơ, vị trí mốc GPMB đã được bàn giao. Trường hợp cần điều chỉnh phạm vi GPMB phải thông báo đến chính quyền địa phương để lấy ý kiến người dân trước khi thực hiện di chuyển vị trí cắm mốc.

Sau khi UBND tỉnh Quảng Trị có ý kiến, Bộ GTVT đã có văn bản gửi BQLDA đường Hồ Chí Minh yêu cầu đơn vị rút kinh nghiệm trong việc thay đổi vị trí mốc GPMB đã bàn giao khi chưa thống nhất với chủ đầu tư Tiểu dự án GPMB là UBND tỉnh Quảng Trị. Đồng thời, đề nghị phía chủ đầu tư chủ động phối hợp với UBND Quảng Trị xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai GPMB.

Được biết, hiện chủ đầu tư đã nỗ lực khắc phục những bất cập. Cụ thể, vị trí các cọc mốc GPMB cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đã được điều chỉnh lại cho phù hợp. Đặc biệt trong những ngày cuối tháng ba này, đơn vị thuộc BQLDA đường Hồ Chí Minh đã tiến hành hoàn trả các cọc mốc GPMB đã bàn giao cho địa phương trước đó về vị trí cũ. Riêng đối với địa bàn huyện Vĩnh Linh, chủ đầu tư đã hoàn tất việc hoàn trả các cọc mốc về vị trí cũ cho địa phương.

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Vũ Quý – Giám đốc BQLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, trong dự án giao thông có nhiều bước triển khai để có mặt bằng thi công. Tại dự án Vạn Ninh – Cam Lộ, đến bước bản vẽ thi công, khi cập nhật lại thì cần có sự di chuyển nhỏ một số cọc cắm mốc, để phù hợp với điều kiện thực tế. “Về nguyên tắc, việc dịch cọc phải báo cáo với địa phương, nhưng khi đơn vị tư vấn vào dịch cọc thì chưa kịp thời báo cáo với địa phương. Chúng tôi đã họp và nhận lỗi với địa phương”, ông Quý nói và cho biết thêm, hiện đơn vị đã báo cáo địa phương, cập nhật lại các vị trí cắm mốc mới phù hợp với địa hình thực tế…

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.

Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10

Quang cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban An toàn giao thông TP vừa chủ trì cuộc họp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam; các Sở, ngành chức năng và địa phương; cùng đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Công ty TNHH MTV Tasco Hải Phòng về bảo đảm trật tự ATGT trên tuyến đường sắt và các tuyến Quốc lộ (QL) 5, QL 10 đoạn qua TP Hải Phòng.