Nỗ lực "giữ chân" người lao động ở lại nơi tâm dịch

Những phần quà kịp thời giúp người lao động xa quê cảm thấy an lòng cũng như giảm bớt khó khăn hàng ngày.
Những phần quà kịp thời giúp người lao động xa quê cảm thấy an lòng cũng như giảm bớt khó khăn hàng ngày.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Để người lao động yên tâm ở lại vùng tâm dịch, không rời khỏi nơi tạm trú để về quê, góp phần phòng, chống dịch hiệu quả, các cấp công đoàn, chính quyền địa phương và doanh nghiệp tại Đồng Nai đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cấp kỳ đối với người lao động ở khu vực phong tỏa, bị mất việc làm do dịch COVID-19.

Theo đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đồng Nai đã sớm thành lập 4 trạm hỗ trợ phòng, chống COVID-19 và tổ hỗ trợ phòng, chống COVID-19 nhằm hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) ở các khu vực phong tỏa, cách ly y tế trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, 3 tổ được đặt tại TP Biên Hòa gồm: khu vực Hóa An - Tân Hạnh và các phường lân cận; khu vực Trảng Dài - Tân Phong và các phường lân cận; khu vực Long Bình - Long Bình Tân và các phường lân cận; tổ còn lại đặt tại khu vực Bắc Sơn - Hố Nai 3 và các xã lân cận thuộc huyện Trảng Bom.

Lực lượng tham gia các trạm, tổ hỗ trợ này là cán bộ Công đoàn và NLĐ tình nguyện. Mỗi tổ có từ 10 - 15 thành viên, đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản hàng hóa thiết yếu do LĐLĐ tỉnh cung cấp, đồng thời tiếp nhận sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Các tổ hỗ trợ sẽ khảo sát, nắm chính xác số lượng công nhân đang ở trọ trong khu vực phong tỏa, cách ly để trực tiếp hỗ trợ các loại hàng hóa, đặc biệt là gạo, mì gói, thịt, rau củ quả...

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, các tổ này đã ghi nhận hơn 7.000 công nhân ở trọ đăng ký, xin hỗ trợ các loại thực phẩm và từng thành viên nêu cao tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, khẩn trương tiến hành các bước để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người lao động. LĐLĐ tỉnh quan tâm trang bị bảo hộ y tế cho các thành viên các tổ và hỗ trợ 150 ngàn đồng/người/ngày để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Nỗ lực "giữ chân" người lao động ở lại nơi tâm dịch ảnh 1

Các cấp công đoàn, chính quyền địa phương và doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cấp kỳ đối với NLĐ ở khu vực phong tỏa, bị mất việc làm.

Song song đó, từ giữa tháng 7 vừa qua, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã triển khai chương trình “Nghĩa tình Công đoàn”. Đến nay, chương trình đã hỗ trợ hơn 50 tấn rau củ quả, gạo, thịt, mì gói, cho hơn 6.000 công nhân ở các nhà trọ trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế. Đặc biệt, để có những phần quà trao đến đúng đối tượng và kịp thời, LĐLĐ tỉnh vừa triển khai thêm hình thức đăng ký hỗ trợ thực phẩm thiết yếu trực tuyến cho đoàn viên, NLĐ bắt đầu từ ngày 27/7/2021. LĐLĐ tỉnh sẽ tổng hợp danh sách, rà soát, chuẩn bị nhu yếu phẩm và tổ chức đến các khu vực phong tỏa, cách ly y tế, hỗ trợ cấp bách thực phẩm thiết yếu giúp NLĐ ở trọ vượt qua khó khăn hiện tại.

Những ngày đầu trong vùng phong tỏa, đa số NLĐ ở trọ bị kẹt lại đã không tránh khỏi cảm giác ngỡ ngàng, lo lắng, thậm chí hoang mang vì chưa kịp chuẩn bị thực phẩm dự trữ, một số rơi vào cảnh thất nghiệp, cạn tiền. Tuy nhiên, ít ngày sau đó, nhu yếu phẩm được tiếp tế tận tay họ từ nhiều nguồn khác nhau, tạm đủ sống qua ngày.

Tại “siêu” phường Trảng Dài (TP Biên Hòa), những ngày này, nhiều NLĐ nghèo, công nhân đã nhận được các loại lương thực, thực phẩm và cả những suất cơm miễn phí ấm áp tình người. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những tình nguyện viên mặc đồ bảo hộ màu xanh vác từng bao gạo, thùng mì, bịch rau, nải chuối… vào các khu phòng trọ đông công nhân.

Bà Dương Kim Trúc, Phó Chủ tịch UBND phường Trảng Dài chia sẻ: Trong quá trình thực hiện quy định phong tỏa, để giữ chân người dân, trong đó có nhiều công nhân, lao động ở lại vùng dịch, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ đồ thiết yếu, thức ăn cho bà con.

Về lâu dài, để đảm bảo lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân, phường sẽ lập danh sách những gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời về đời sống, y tế khi cần thiết, với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”, để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy" theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nỗ lực "giữ chân" người lao động ở lại nơi tâm dịch ảnh 2Trực tiếp hỗ trợ người dân các loại hàng hóa, đặc biệt là gạo, mì gói, thịt, rau củ quả.

Để kịp thời hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động, LĐLĐ tỉnh đã gửi văn bản đến các cấp Công đoàn trong tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết 68/QĐ-CP của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Trong đó, yêu cầu các cấp Công đoàn nghiên cứu chính sách, phối hợp người sử dụng lao động rà soát các đối tượng trong đoàn viên, NLĐ đủ điều kiện hưởng hỗ trợ. Hướng dẫn DN về khai hồ sơ và tham gia xác nhận danh sách NLĐ trong các đơn vị có tổ chức Công đoàn bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 để hưởng chính sách đảm bảo công khai, minh bạch, không bỏ sót đối tượng thụ hưởng theo quy định.

Về phía các doanh nghiệp, một số công ty lớn (như Pouchen Việt Nam…) cho công nhân nghỉ việc dài ngày để phòng dịch, đồng thời thông báo công khai việc duy trì chế độ tiền lương trong thời gian công nhân không đến nhà máy, khiến NLĐ xa quê cảm thấy an lòng cũng như cuộc sống bớt lận đận phần nào. Đến nay, hầu hết công nhân trong các khu vực phong tỏa ở TP Biên Hòa đã an tâm ở nhà, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Nỗ lực "giữ chân" người lao động ở lại nơi tâm dịch ảnh 3

Tiếp nhận sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.

Dù cả hệ thống chính trị đã có nhiều cố gắng chăm lo công nhân, NLĐ trong mùa dịch, nhưng kết qủa đó mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt trong ngắn hạn. Câu hỏi thường trực với nhiều NLĐ đang ở phòng trọ, không thể ra đường lúc này vẫn là "những ngày tới sống như thế nào?" nếu họ không chọn cách về quê?

Chia sẻ với phóng viên Pháp luật Việt Nam, rất nhiều công nhân xa xứ mong muốn được chủ nhà trọ miễn giảm một phần tiền phòng trọ, điện nước và thêm các biện pháp hỗ trợ khác từ chính quyền, doanh nghiệp để họ không rơi vào cảnh kiệt quệ , tổn thương về lâu dài, giữ gìn sức khỏe, niềm tin để tiếp tục gắn bó với sinh kế trong các công xưởng, nhà máy nơi đất khách quê người sau khi hết dịch./.

Đọc thêm

Hơn 120 người sẩn ngứa khắp cơ thể vì côn trùng lạ

Các vết đốt gây sẩn ngứa trên chân người dân. Ảnh: CDC Hà Tĩnh
(PLVN) - 46 hộ gia đình với 126 người dân ở Hà Tĩnh có biểu hiện sẩn huyết thanh chính giữa có vết đốt, vết xước da, sẹo thâm da do cào gãi, chà xát tập trung nhiều ở vùng da hở... Cơ quan chức năng địa phương và ngành y tế đang khẩn trương xác định làm rõ nguyên nhân, xử lý sớm nguồn bệnh.

Đà Lạt tiếp nhận hơn 191 đơn vị máu từ ngày hội Giọt hồng thanh niên

Các tình nguyện viên tham gia hiến máu.
(PLVN) - 191 đơn vị máu của hơn 200 đoàn viên, thanh niên, công nhân viên chức lao động nhân viên Nhà nghỉ dưỡng Minh Tâm, Đoàn cơ sở Công an TP Đà Lạt và đoàn viên thanh niên TP Đà Lạt sẽ được đưa về để dự trữ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng góp phần cứu chữa cho bệnh nhân tại đây.

Các trường Hà Nội cần phối hợp phát hiện học sinh liên quan đến ma túy

Hình ảnh minh họa từ Internet.
(PLVN) - Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học chủ động phối hợp với ngành Công an, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Y tế và các cơ quan, tổ chức có liên quan để nắm bắt, phát hiện sớm các trường hợp có liên quan đến tệ nạn ma túy để tư vấn, giúp đỡ, giám sát kịp thời.

Kỷ luật một Hiệu trưởng Trường THCS - THPT ở Cà Mau

Kỷ luật một Hiệu trưởng Trường THCS - THPT ở Cà Mau
(PLVN) - Liên quan đến vụ thu tiền xã hội hoá không đúng quy định của Trường Trung học Cơ sở - Trung học phổ thông (THCS - THPT) Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau mới triển khai Quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách với ông Trần Văn Dũng, Hiệu trưởng trường này.

Học sinh lớp 12 Hà Nội thi khảo sát vào đầu tháng 4

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhằm giúp học sinh tập dượt, đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2022-2023, Sở Giáo dụ và Đào tạo Hà Nội quyết định tổ chức khảo sát toàn thành phố đối với học sinh lớp 12.