Hành trình gian nan!
Theo Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng Đại Nam Sơn (Đại Nam Sơn Group), nguyên Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV: Đại Nam Sơn Group thành lập năm 2009. Khởi đầu là một công ty kinh doanh bất động sản, dần dần, công ty chuyển sang kinh doanh đa ngành, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dược, du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và phát triển theo định hướng nền nông nghiệp xanh, sạch và công nghệ cao.
Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh - Chủ tịch HĐQT Đại Nam Sơn Group; Nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền; Nguyên Giám đốc Học viện Chính trị khu vực lV |
Chủ tịch HĐQT Đại Nam Sơn Group cho hay: Chúng ta có tới trên 3.800 loài cây có tính dược cao, có thể sản xuất, chế biến thành dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Cây Sâm Việt Nam (bao gồm Sâm Ngọc Linh và Sâm Lai Châu), Đẳng sâm, cây Bảy lá một hoa, Lan Kim tuyến… là các loại thảo mộc do Đại Nam Sơn Group đang đầu tư sản xuất tại tỉnh Lai Châu, tỉnh Kon Tum và trong năm 2024 mở rộng, phát triển tại tỉnh Điện Biên.
Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp, nông dược của nước ta có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Về thuận lợi, trước hết, chúng ta có rất nhiều tiềm năng về dược liệu, nhiều loại thảo dược quý đang được trồng và bào chế thành thuốc gia truyền, góp phần quan trọng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Bên cạnh đó, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển dược liệu, gắn kết với việc thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi cao. Chính phủ cũng đã có những Nghị định chuyên về các loại cây để khai thác, mong muốn đưa dược liệu trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở một số địa phương.
Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh và bà Mã Thị Kim Đào kiểm tra vùng trồng |
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều khó khăn, hạn chế. Một là, trong một thời kỳ dài hàng chục năm, trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học… làm ô nhiễm nguồn nước, đất trồng. Khó khăn tiếp theo là vấn đề chế biến. Tại các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến vào chế biến, chiết xuất ra các tinh chất tốt nhất, sau đó bào chế để tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá trị cao.
Ở nước ta, công nghệ chế biến còn rất hạn chế, đã có một số doanh nghiệp dược hàng đầu sử dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, đóng gói sản phẩm đông y dược, tuy nhiên việc sử dụng phương pháp sản xuất dược phẩm theo thủ công vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương, gây lãng phí nguồn nguyên liệu đồng thời không nâng cao được chất lượng, giá trị của sản phẩm.
Cũng theo lãnh đạo Đại Nam Sơn Group: Một trong những khó khăn khác là, các vùng trồng dược liệu còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và tuân thủ quy hoạch vùng dược liệu do Chính phủ phê duyệt, do đó chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Tiến sĩ Phạm Đình Huỳnh và sản phẩm mình trồng |
Những hạn chế trên đây ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Để xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm đông y dược, các nhà đầu tư phải giải quyết một loạt các vấn đề như vùng trồng, vùng giống cây dược liệu, nguyên liệu đầu vào phải có đủ chứng chỉ truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, thực hiện triệt để phương pháp canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Để xây dựng thương hiệu cho dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, Đại Nam Sơn đã và đang xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, phát triển đa dạng sản phẩm, thiết kế hình ảnh, mẫu mã, bao bì cho sản phẩm và đẩy mạnh truyền thông giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế. Đại Nam Sơn cam kết các sản phẩm bảo vệ chăm sóc sức khỏe do doanh nghiệp sản xuất, chế biến và phân phối đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO và các tiêu chuẩn khác của các nước tiên tiến.
Hợp tác chặt chẽ với đối tác để nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng mà Đại Nam Sơn luôn hướng tới |
Không gì là không thể!
Với tầm nhìn dài hạn, Đại Nam Sơn Group xác định giá trị cốt lõi và sứ mệnh của mình, vượt qua khó khăn, thử thách để thành công.
Tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc, với những kiến thức về quy hoạch học được trong trường Đại học và những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, bà Mã Thị Đào, Tổng Giám đốc Đại Nam Sơn Group đã cùng đội ngũ chuyên gia tìm kiếm các nguồn lực đầu tư, nghiên cứu quy hoạch, phát triển vùng trồng dược liệu; Đại Nam Sơn Group phát triển mối quan hệ hợp tác, cũng liên kết với các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đưa công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất và chế biến sản phẩm.
TGĐ Mã Thị Kim Đào |
Bà Mã Thị Kim Đào chia sẻ: “Bằng cách làm phù hợp, đúng đắn và với nỗ lực của mình, Đại Nam Sơn đã có được mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý cũng như mã xuất khẩu. Chúng tôi đầu tư cụ thể cho vùng nguyên liệu, vùng trồng để bạn bè quốc tế cũng như trong nước thấy được thực tiễn, chúng tôi đã ra được mẫu sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thông qua hợp tác liên kết với các nhà sản xuất có nhiều kinh nghiệm tại Hàn Quốc…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dược, Đại Nam Sơn đã đi qua chặng đường gần 10 năm, trong đó doanh nghiệp đã đầu tư công sức, tài chính và nỗ lực bằng cả tâm huyết của mình cho ngành dược. Năm 2023, Đại Nam Sơn Group được Bộ Y tế vinh danh là một trong 15 doanh nghiệp hàng đầu có thành tích phát triển dược liệu Việt Nam”.
Đại Nam Sơn Group nhận Kỷ niệm chương và Bằng khen vinh danh 15 doanh nghiệp tiêu biểu tại Lễ Vinh danh vì sự nghiệp dược liệu Việt Nam 2023 |
Bà Mã Thị Kim Đào cho biết: “Đại Nam Sơn đã mở công ty tại Úc, Hàn Quốc và tới đây, sẽ tiếp tục mở chi nhánh tại các nước châu Âu, Hoa Kỳ và các nước khác”. Với vai trò là Giám đốc Trung tâm đầu tư phát triển ALOV, bà Mã Thị Kim Đào cam kết sẽ đẩy mạnh và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm phục vụ người Việt Nam trên toàn thế giới.
Hứa hẹn những vụ mùa bội thu |