Nỗ lực di dời dân về những nơi an toàn tránh bão

Lực lượng vũ trang Bạc Liêu hướng dẫn, giúp đỡ người dân lên xe quân sự đi tránh bão
Lực lượng vũ trang Bạc Liêu hướng dẫn, giúp đỡ người dân lên xe quân sự đi tránh bão
(PLO) -Bão số 16 (bão Tembin) đã quét qua quần đảo Trường Sa và các nhà giàn, dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền vào sáng nay (26/12). Trước tình hình khẩn cấp của cơn bão số 16, lực lượng vũ trang các địa phương đã tích cực kêu gọi tàu, thuyền ngoài biển neo đậu về nơi an toàn, chằng chéo nhà cửa giúp người dân, vận động bà con ở khu vực nguy hiểm đi tránh bão.

Hạn chế những thiệt hại do bão gây ra ở quần đảo Trường Sa

Thực hiện Công điện số 1985/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống cơn bão số 16 (Tembin), ngày 24/12, Bộ Quốc phòng đã có Điện số 15353/TK yêu cầu các cơ quan, đơn vị: Chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn cho bộ đội, phương tiện, kho tàng, doanh trại và vũ khí, trang bị; căn cứ tình hình thực tế, chủ động phối hợp địa phương có thể bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng phó và cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân; trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phải chặt chẽ, chấp hành nghiêm kỷ luật và bảo đảm an toàn tuyệt đối. Triển khai tích cực các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bộ đội, nhân dân, vũ khí trang bị, phương tiện ở khu vực quần đảo Trường Sa và các nhà giàn; duy trì lực lượng, phương tiện chủ động tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có yêu cầu.

Trưa và chiều tối 24/12, bão số 16 đã quét qua các điểm đảo quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa với sức gió cấp 11-12, giật trên cấp 12. Ứng phó với bão Tembin, quân và dân huyện đảo đã khắc phục khó khăn, chủ động phòng chống và khắc phục hậu quả mưa bão. Chỉ huy các đơn vị đóng quân trên địa bàn đã phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, chiến sĩ, xử lý kịp thời các tình huống trước, trong và sau khi bão số 16 quét qua các đảo. 

7 giờ sáng ngày 25/12, gió chỉ còn cấp 5, cấp 6, sóng biển cao 2-3 mét, trời không mưa. Sự chủ động của quân và dân huyện đảo Trường Sa trong phòng chống bão đã hạn chế được những thiệt hại do bão số 16 gây ra. 45 tàu cá các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu với hơn 200 ngư dân được đưa vào đảo tránh trú an toàn. Ngư dân và người dân trên đảo được bảo đảm an toàn tuyệt đối. Trên các đảo, ngư dân được chăm sóc y tế và cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết.

Theo thống kê ban đầu, các đảo Tiên Nữ, Trường Sa Đông, Trường Sa, Phan Vinh, Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lát, An Bang có gần 80 tấm pin năng lượng mặt trời đã bị gió bão cuốn mất. Tại đảo An Bang, đảo Trường Sa 90% cây cối bị đổ, gãy; một số téc nước sinh hoạt bị bật nắp, hệ thống chiếu sáng, pa nô và khẩu hiệu bị hư hỏng nặng. Hiện tại, quân và dân huyện đảo Trường Sa đang tích cực khắc phục những thiệt hại do bão Tembin gây ra.

Đêm 24/12, bão số 16 quét qua khu vực các nhà giàn DK1. Lúc đầu gió cấp 7, giật trên cấp 7, sóng đánh cao khoảng 5m. Sau đó, gió tăng cường độ, có lúc lên cấp 13, 14, giật cấp 15, các nhà giàn bị rung lắc dữ dội, sóng biển cao hàng chục mét, mấp mé sàn nhà giàn mới. Có những cơn sóng phủ trùm lên nhà giàn cũ, nhà giàn nhỏ. Sáng qua - 25/12, dù bão đã đi qua nhưng sóng vẫn cao 8-10m. Các nhà giàn vẫn trụ vững trong bão, tất cả bộ đội và các lực lượng khác trên nhà giàn đều an toàn. Theo đánh giá ban đầu, thiệt hại nặng nhất là ở các nhà giàn cũ.

Nhà giàn DK1 đang chịu ảnh hưởng của bão Tembin
Nhà giàn DK1 đang chịu ảnh hưởng của bão Tembin

Quân đội di dời dân về những nơi an toàn tránh bão

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến 1h sáng 26/12, tâm bão ngay trên phía nam Côn Đảo và vùng biển từ Trà Vinh tới Cà Mau. Lúc này, bão giảm còn cấp 9 (75-90 km/h), giật cấp 12. Đến 13h ngày 26/12, tâm bão trên khu vực vùng biển Cà Mau - Kiên Giang với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ở cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 11. Ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, dù đã suy yếu nhưng bão Tembin vẫn mạnh như bão Linda năm 1997. Ứng phó với bão, các đơn vị quân đội đã huy động 92.533 bộ đội, dân quân, 3.524 phương tiện (138 tàu, 1.674 xuồng, 1.529 ô tô, 210 xe đặc chủng) sẵn sàng ứng phó. 

Sáng 25/12, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã thành lập Sở Chỉ huy phía trước về phòng, chống thiên tai (gọi tắt là Sở Chỉ huy phía trước) đặt tại Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Trà Vinh do Thiếu tướng Nguyễn Hồng Hải - Phó Tư lệnh Quân khu làm Chỉ huy trưởng. Ngay từ sáng 25/12, Sở Chỉ huy phía trước đã nhanh chóng triển khai các phương tiện thông tin liên lạc kết nối thông suốt, đồng thời tổ chức nắm tình hình diễn biến của bão, nghe Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh báo cáo các mặt công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 16. 

Theo đó, Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh đã có phương án và sẵn sàng triển khai lực lượng phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức di dời người dân sống trong vùng nguy hiểm cũng như các phương án tổ chức lực lượng, phương tiện cơ động ứng cứu. Bộ CHQS tỉnh cũng đã thành lập 4 đoàn công tác, thành lập sở chỉ huy, kết hợp cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp chỉ huy trên những vùng trọng điểm. Đến thời điểm này, Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh đã điều động 100% quân số trực sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh, duy trì chặt chẽ trực chỉ huy, trực ban, trực phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp…

Bộ CHQS các tỉnh tiếp tục theo dõi, triển khai và trực tiếp kiểm tra ngay các phương án, biện pháp phòng ngừa mưa lớn, lốc xoáy gây tốc mái, sập nhà cửa; kiểm tra bảo đảm an toàn các kho tàng, nhất là các kho vũ khí, đạn; tiếp tục thông báo cho lực lượng vũ trang và nhân dân bằng các biện pháp, phương tiện truyền thông hiện có; phối hợp tốt với Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trên địa bàn nắm chắc các phương tiện còn ngoài khơi và tiếp tục theo dõi việc kêu gọi tàu thuyền của ngư dân vào nơi trú ẩn; trong quá trình tham gia ứng cứu nhân dân khi có tình huống phải bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản cứu hộ, chiến sĩ của đơn vị; chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”.

Ngày 25/12, các lực lượng chức năng như BĐBP, dân quân tự vệ, bộ đội địa phương tỉnh Cà Mau đang vận động tất cả thuyền viên phải vào bờ, không được ở trên phương tiện. Đồng thời, các đơn vị chức năng cũng đến kiểm tra những khóm vùng ven như 6A và 6B, là nơi tập trung nhiều hộ dân nghèo và cận nghèo, có nhiều nhà tôn dựng tạm ven đê, triển khai các biện pháp tránh trú an toàn. Từ sáng ngày 25/12, tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu, hàng nghìn người dân địa phương đã tập trung ở trung tâm thị trấn để lên xe di dời về những nơi an toàn. Ngoài xe của bộ đội, biên phòng, công an thì các phương tiện xe bus công cộng, xe của các doanh nghiệp cũng được huy động đến để đưa đón người dân về nơi tránh bão.  

Đại tá Phạm Hồng Lạc - Phó Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Hôm qua 25/12, lực lượng vũ trang đã di dời khoảng 8.000 người dân ở thị trấn Gành Hào về về nơi an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Các địa điểm được sắp xếp gồm điểm trường: Trường THPT Giá Rai, Trường THPT Nguyễn Trung Trực và Trường THCS chợ Cái Giang (tại khóm 1, phường 1, thị xã Giá Rai) và rất nhiều địa điểm khác. Mỗi điểm chứa khoảng 2.000 người. Mỗi gia đình chỉ giữ lại một nam thanh niên khỏe mạnh để giữ nhà cửa và giúp đỡ người dân di chuyển”.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.