Nỗ lực âm thầm để ADN “cất tiếng”

Các nghiên cứu cũng chứng minh, phương pháp giám định ADN có mức độ chính xác rất cao. (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu cũng chứng minh, phương pháp giám định ADN có mức độ chính xác rất cao. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học tiên tiến, xét nghiệm ADN đang ngày càng trở nên phổ biến trong việc xác định quan hệ huyết thống, tìm người thân mất tích, tìm ra sự thật trong các vụ án..., bởi xét nghiệm ADN thể hiện sự khách quan và chính xác vượt trội. Qua câu chuyện của các giám định viên Trung tâm Pháp y Hà Nội xoay quanh việc hỗ trợ cơ quan công an phá án cũng như trong các vụ việc dân sự có thể thấy với nỗ lực lặng thầm của các giám định viên, nhiều chân tướng vụ việc đã được sáng tỏ.

Giám định bất kể ngày đêm mong tìm ra chân tướng sự việc

Ở Trung tâm Pháp y Hà Nội, mỗi một vụ án là một hành trình của các nhân viên giám định pháp y tìm ra sự thật và là minh chứng rõ ràng cho sự quan trọng của giám định ADN trong pháp y hiện đại. Các giám định viên đã không ngừng nỗ lực, làm việc ngày đêm để tìm ra sự thật, đem lại công lý cho phụ nữ nói chung và bảo vệ các bé gái trước các hành vi xâm hại nói riêng. Nhờ vào sự chính xác và tin cậy của các phương pháp giám định ADN, cơ quan công an đã có thể giải quyết vụ án, tìm ra người thực sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đem lại công bằng cho người bị hại.

Trong một vụ án đầy phức tạp và đau lòng tại Hà Nội, câu chuyện của bé gái 12 tuổi tên Đ.T.N.L đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận. Cuộc sống gia đình vốn đã gặp nhiều sóng gió từ sau khi bố mẹ L ly dị, nay lại bị đảo lộn hoàn toàn khi em được phát hiện mang thai. L sống cùng bố Đ.N.A và anh trai Đ.T.A.H. Vào tháng 1/2024, bố của L là ông Đ.N.A cho biết ông nhận thấy điều bất thường của con gái. Sau khi dò hỏi, ông được L kể đã bị xâm hại bởi một người hàng xóm gần nhà. Ngay lập tức, ông Đ.N.A đã dẫn con gái đến cơ quan điều tra trình báo sự việc.

Sau khi nhận được trình báo từ bố của L, công an đã tiến hành điều tra. L khai rằng cô đã bị một người hàng xóm tên V (sinh năm 1979) dụ dỗ cho tiền để quan hệ tình dục với L nhiều lần tại nhà ông V và nhà cháu L, dẫn đến cháu L có thai. Vào tháng 4/2024, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, L đã hạ sinh một bé trai nặng khoảng 3kg đặt tên là Đ.T.T.M. Các giám định viên Bộ phận ADN - Trung tâm Pháp Y Hà Nội đã có mặt kịp thời cùng cơ quan điều tra tiến hành lấy mẫu của L và con trai để làm giám định ADN phục vụ cho công tác điều tra. Tuy nhiên, kết quả giám định ADN cho thấy V không phải là cha của cháu bé M.

Trước tình hình phức tạp, công an nghi ngờ bố của L là ông Đ.N.A và anh trai của L là Đ.T.A.H có liên quan, nên đã tiến hành trưng cầu giám định ADN. Kết quả cho thấy rằng cả hai người này không có quan hệ huyết thống - bố con với cháu bé con trai L.

Không dừng lại, công an tiếp tục điều tra sâu hơn. Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, cùng với các chuyên gia tâm lý, họ nghi ngờ thêm một người đàn ông hàng xóm khác tên N.V.M cũng đã từng có hành vi giao cấu với cháu L. Tuy nhiên, kết quả giám định ADN giữa ông N.V.M và cháu bé M vẫn không trùng khớp. Hiện nay, vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra, tuy gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng đội ngũ điều tra cùng các giám định viên ADN không nản lòng, tiếp tục phối hợp tìm kiếm manh mối và thực hiện giám định bất kể ngày đêm để mong tìm ra chân tướng của sự việc.

Một vụ án khác cũng khiến các điều tra viên và giám định viên rất vất vả để tìm kiếm sự thật. Ngày nay, với sự phát triển của Internet, các ứng dụng hẹn hò được giới trẻ sử dụng phổ biến thì cùng với đó các vụ án giao cấu trẻ vị thành niên dưới 16 tuổi xảy ra ngày càng nhiều. Mới đây, cơ quan điều tra tiếp nhận một vụ án hết sức nghiêm trọng: cuối tháng 5/2024, anh S đã trình báo công an về sự việc con gái anh là N.T.V (sinh năm 2009) bị một nam thanh niên không rõ nhân thân lai lịch, quen qua các ứng dụng hẹn hò nhiều lần thực hiện hành vi giao cấu từ khoảng tháng 10/2023 đến tháng 12/2023 dẫn đến có thai 24 tuần.

Với nỗ lực lặng thầm của các giám định viên Trung tâm Pháp y Hà Nội, nhiều chân tướng vụ việc đã được sáng tỏ. (Nguồn: TXH)

Với nỗ lực lặng thầm của các giám định viên Trung tâm Pháp y Hà Nội, nhiều chân tướng vụ việc đã được sáng tỏ. (Nguồn: TXH)

Do lo sợ về sự việc và tuổi còn quá nhỏ, N.T.V đã uống thuốc phá thai, dẫn đến sinh non thai nhi (nặng khoảng 600g) trên tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Cơ quan điều tra đã phối hợp cùng Trung tâm Pháp y Hà Nội tiến hành thu giữ mẫu tế bào niêm mạc miệng của N.T.V cùng con của V có tên là N.T.M tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội theo quy định. Do tình hình sự việc phức tạp, cơ quan điều tra gặp rất nhiều khó khăn trong việc khoanh vùng và truy tìm đối tượng. Bộ phận Giám định ADN - Trung tâm Pháp y Hà Nội đã giải mã và lưu giữ bộ gen của cháu bé N.T.M để phục vụ công tác điều tra, truy tìm đối tượng để bất cứ khi nào cơ quan điều tra cần sẽ sẵn sàng thực hiện giám định.

“Tổ ấm” thời ADN

Từ lăng kính của giám định gen, câu chuyện “tổ ấm” thời ADN cũng có rất nhiều điều để kể. Theo di truyền học, người con có bộ gen được thừa hưởng từ cả bố và mẹ theo định luật Mendel, nghĩa là người con lấy một nửa bộ gen từ bố và một nửa còn lại được di truyền từ mẹ. Do đó, để xác định quan hệ cha con, thông thường người ta so sánh thông tin trình tự ADN của đứa trẻ với ADN của mẹ và người bố nghi ngờ.

Ngày 10/6/2024, Trung tâm Pháp y Hà Nội nhận được quyết định trưng cầu về việc giám định quan hệ huyết thống giữa anh A với hai cặp bố mẹ là ông C - bà H và ông D - bà T. Theo thông tin cơ quan điều tra cung cấp, vào năm 1993, khi bà H hạ sinh anh A, do ông C và bà H chưa đăng ký kết hôn nên không thể làm giấy khai sinh cho con trai. Vì vậy, gia đình ông D - bà T (là anh trai, chị dâu của bà H) đã nhận anh A làm con nuôi và đứng tên bố mẹ trên giấy khai sinh.

Gần đây, ông C nối lại liên lạc với bà H và có mong muốn nhận lại con. Lúc đó, anh A mới biết được mình không phải là con đẻ của cha mẹ hiện tại là ông D và bà T. Trước sự thật này anh A đã rất suy sụp, tuy nhiên, sau khi nhiều lần được gia đình khuyên bảo, anh A đã chấp nhận ông C và bà H là bố mẹ đẻ của mình.

Để anh A có thể nhận lại bố mẹ đẻ của mình theo pháp lý chính thức, ông C đã đề nghị được làm giám định ADN để làm lại giấy khai sinh cho anh A. Bộ phận Giám định ADN Trung tâm Pháp y Hà Nội đã thực hiện giám định ADN để anh A có thể nhận lại bố mẹ đẻ của mình. Bộ phận Giám định ADN đã cố gắng đối chiếu, phân tích dữ liệu ADN của anh A và hai cặp bố mẹ trên. Kết quả cho thấy anh A và ông C - bà H có quan hệ huyết thống bố - mẹ - con. Cuối cùng anh A đã có thể nhận lại bố mẹ đẻ của mình và thuận lợi làm lại giấy khai sinh.

Có thể nói, với xét nghiệm ADN, ít bí mật nào có thể che giấu đến cùng. Với mỗi kết quả giám định ADN có thể là niềm vui cho cá nhân hoặc gia đình này, nhưng có thể là nỗi buồn và thậm chí là chia ly của cá nhân, hay gia đình khác. Nhưng cao hơn tất cả vẫn là sự tôn trọng sự thật để phụng sự công lý, để mỗi công dân được hưởng sự minh bạch, công bằng trước pháp luật trong quyền và nghĩa vụ của mình.

ADN hay DNA là thuật ngữ viết tắt của deoxyribonucleic acid, được xác định là vật liệu di truyền ở đa số các cơ thể sống, trong đó có sinh vật và con người. ADN chứa đựng các thông tin mã hóa hoàn chỉnh của một sự sống. ADN tồn tại trong tất cả các tế bào của con người, động vật và thực vật và cấu trúc của nó không hề thay đổi trong suốt quá trình tồn tại. Bằng cách phân tích và kiểm tra ADN, các nhà khoa học có thể đưa ra một hồ sơ đầy đủ về cá nhân nào đó. Mẫu thử được thu thập để làm xét nghiệm ADN khá đa dạng, từ mẫu máu, mẫu niêm mạc miệng, móng tay, móng chân, tóc còn chân nang, cuống rốn... cho đến các mẫu vật phẩm như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bao cao su mới sử dụng...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.