Ninh Thuận: Bãi đá cổ Karang bị xâm hại, chính quyền “chưa nắm được”?

Bãi đá cổ Karang bị đào phá, san ủi nghiêm trọng.
Bãi đá cổ Karang bị đào phá, san ủi nghiêm trọng.
(PLVN) - Bãi đá san hô cổ có nhiều hình dạng như san hô hóa thạch thuộc địa bàn xã Phước Hải và thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vừa được người dân phát hiện cách đây chưa lâu. Trong lúc các nhà chuyên môn chưa kịp nghiên cứu thì nay có nguy cơ bị xóa sổ bởi nạn khai thác cát và san ủi mặt bằng để giành đất. 

Huyền bí bãi san hô cổ

Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 4km và cách làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân) chừng hơn 1km là bãi đá san hô cổ rộng lớn và hoang sơ. Người Chăm ở làng Mỹ Nghiệp gọi đây là bãi đá cổ Karang, nghĩa là bãi san hô cổ có từ lâu đời gắn liền với đời sống của người Chăm Ninh Thuận.

Vùng lõi của bãi đá cổ Karang trải rộng trên diện tích khoảng 4 - 5ha, với hàng nghìn tảng đá lớn, nhỏ hình thù độc đáo, kỳ lạ. Ở đây, người ta có thể bắt gặp loài cỏ thỏ kỳ lạ phủ đầy trên san hô cổ, có thể bắt gặp những cây hoa bằng lăng mọc xen giữa những bụi xương rồng. Không gian hoang sơ và bình yên như thế đã gắn với ký ức tuổi thơ của bao người lớn lên từ ngôi làng cổ Mỹ Nghiệp.

Với những ai đam mê nhiếp ảnh, bãi san hô cổ mang đến cảm giác thật đặc biệt. Rừng san hô trên cạn với những tảng san hô đã bị phong hóa có nhiều hình thù khác nhau như khiến cho nơi này trở nên huyền bí và đầy mê hoặc. Và đó là một thứ cảm giác mê hoặc như đến từ miền cổ tích kỳ ảo.

Nhiều người cho rằng, để hình thành bãi san hô cổ trên cạn rộng lớn này, đòi hỏi quá trình kiến tạo địa chất hàng triệu năm. Trải qua bao năm tháng, dù nơi đây vẫn là một ẩn số kỳ diệu mà chưa ai có thể giải mã, nhưng dấu vết của một không gian từng được biển ôm lấy thì vẫn có thể nhận biết ngay trên khuôn mặt thô ráp, sậm màu của san hô.

Bãi đá cổ Karang với nhiều hình thù như san hô cổ hóa thạch.
Bãi đá cổ Karang với nhiều hình thù như san hô cổ hóa thạch. 

Trong khi đó, các bậc cao niên ở làng Mỹ Nghiệpkể rằng, ngày xưa nơi đây là bờ biển, ở đó có một làng Chăm sinh sống. Hàng năm khi trời trở gió nam, cũng là lúc cộng đồng Chăm tổ chức lễ Rija Nâgar, được gọi là lễ hội đầu năm.

Theo tục lệ, dân làng đều tựu về và mang theo nhiều sản vật đến bày biện tươm tất tại nơi làm lễ.Trong khi tiếng trống Paranưng, tiếng trống Ginang rộn ràng, ông Bóng, bà Bóng đang múa thay mặt dân làng giao tiếp với thần linh để cầu phúc, cầu mưa và cầu cho một năm mới mọi sự tốt lành thìbỗng đâu có một miệng núi lửa phun trào trùm lên nơi đang hành lễ.

Sau đó, tất cả người trong làng đang làm lễ cúng trong lễ Rija Nâgar đã hóa đá san hô và hình thành nên những hình hài, với các tư thế như lúc đang hành lễ.

Dòng chảy thời gian đã đi qua nơi này. Dòng chảy đã khiến bãi san hô tách dần khỏi biển và trở thành di sản đặc biệt. Để rồi di sản ấy vẫn đang song hành cuộc sống của người Chăm hôm nay, trong ngôi làng Mỹ Nghiệp cũng lâu đời và còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá.

Chính quyền “chưa nắm được” việc bãi đá bị xâm hại?

Thời gian gần đây, sau khi được người dân đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội, bãi đá cổ Karang đã thu hút nhiều người đến tham quan và nghiên cứu. Tuy nhiên, đây cũng là lúc một số người dân ở địa phương bắt đầu chú ý đến giá trị của bãi san hô cổ nên đã tổ chức san ủi lấn chiếm mặt bằng, xâm hại nghiêm trọng.

Tại hiện trường chiều 16/3, chúng tôi ghi nhận có hàng trăm tảng đá cổ bị xe ủi, xe múc đào xới làm vỡ nát nằm lăn lóc khắp bãi đá cổ. Cách đó không xa, một mỏ cát khai thác trái phép đang hoạt động, xe múc khoét sâu xâm hại đến bãi đá cổ. Một số hộ dân sống gần bãi đá cổ cho biết, họ nghe tin sắp tới bãi san hô cổ sẽ làm du lịch, đất sẽ có giá nên họ sẽ bán khi Nhà nước hỏi mua.

Khai thác cát trái phép xâm hại bãi đá cổ Karang.
 Khai thác cát trái phép xâm hại bãi đá cổ Karang.

Ông Nguyễn An Hòa - Chủ tịch UBND xã Phước Hải, cho biết: “Địa phương đã thành lập các tổ chức năng phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát và kịp thời xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên trái phép trên địa bàn xã quản lý. Tuy nhiên, việc người dân khai thác cát và san ủi mặt bằng xâm hại bãi đá cổ Karang thì địa phương chưa nắm được”.

Theo ông Văn Công Hòa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, do bãi đá cổ Karang mới được phát hiện chưa lâu nên hiện tại sở cũng chưa có nhiều thông tin về bãi đá này. Tuy nhiên, nhận thấy đây là bãi đá khả năng có nhiều giá trị về mặt nghiên cứu địa chất, môi trường, lịch sử, văn hóa… nhất là bãi đá đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại nghiêm trọng nên sở sẽ chỉ đạo bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá và đề xuất địa phương kịp thời ngăn chặn việc xâm hại bãi đá. 

“Qua kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, nếu đây thật sự là bãi san hô cổ thì rất có giá trị về nhiều mặt. Chúng tôi sẽ tham mưu cho địa phương đề xuất ngành chức năng tiến hành nghiên cứu, đánh giá xếp loại di sản để có cơ sở bảo tồn bền vững”, ông Hòa cho biết.

Với những tảng đá giống san hô lộ thiên hóa thạch, rất có thể bãi san hô cổ Karang sẽ là một di sản đặc biệt ở Ninh Thuận. Do đó, bãi đá này cần được bảo vệ để nghiên cứu, đánh giá và bảo tồn.

Tin cùng chuyên mục

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Đọc thêm

Vụ cho ở rồi mất đất ở Cao Bằng: Nguyên đơn không đồng tình với phán quyết của TAND Cấp cao tại Hà Nội

Các văn bản ông Hoàng Văn Tiến gửi đi và nhận lại từ các cơ quan chức từ khoảng 15 năm qua.
(PLVN) -Vì thương gia đình ông Mã Văn Chỉnh không có đất ở, bố mẹ ông Hoàng Văn Tiến đã cho gia đình ông Chỉnh ở nhờ. Nhưng sau đó, ông Chỉnh đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đem mảnh đất này bán cho người khác. Vụ việc đã được TAND tỉnh Cao Bằng đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên toà phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội diễn ra ngày 8/4/2022, luật sư đã phân tích những vi phạm nghiêm trọng ở cấp toà sơ thẩm, dù vậy, ông Tiến vẫn chưa đòi lại được đất đã cho ông Mã Văn Chỉnh mượn.

Quan điểm Toà – Viện “vênh” nhau, nguyên đơn kêu cứu đề nghị giám đốc thẩm lại vụ án

Ảnh chụp bản án sơ thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm vụ án.
(PLVN) - Về vụ án này, các cấp Viện kiểm sát không đồng tình với Toà trong việc đánh giá chứng cứ cũng như quan điểm giải quyết vụ án nên đã có kháng nghị lên cấp phúc thẩm và sau đó kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị huỷ án nhưng đều không được Toà chấp nhận. Dư luận băn khoăn: cùng một vụ việc tại sao cách nhìn nhận, quan điểm vận dụng pháp luật của hai cơ quan pháp luật lại “vênh” nhau?

Vết máu không cùng nhóm “lên tiếng” sau 15 năm im lặng

Thực nghiệm lại hiện trường vụ cướp của giết người xảy ra 15 năm trước.
(PLVN) - Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Lào Cai từ năm 2006 nhưng không tìm ra hung thủ. 15 năm sau, vào năm 2021, chỉ từ một tình tiết tình cờ, kẻ thủ ác đã phải tra tay vào còng số 8 nhờ sự xác minh danh tính của khoa học pháp y...

Lộ tẩy hành vi tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép từ hai người ngoại quốc lang thang

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trương Thị Quyên (SN 1986, ở Nghệ An), Nguyễn Hữu Trung (SN 1989, ở Gia Lâm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Đây là những người đã tổ chức đưa 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm.

Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ (Tiếp theo kỳ trước)

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Như đã phản ánh ở kỳ trước, trước khi phát hiện rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong, anh Nguyễn Xuân L - Giám đốc một Trung tâm dạy nghề có đưa cho vợ một khoản tiền lớn. Vì vậy, người vợ goá không chỉ gánh trên mình nỗi đau mất chồng mà còn phải đeo thêm tiếng oan từ những nghi kỵ của gia đình chồng.

“Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ

(Hình minh họa).
(PLVN) - Giải phẫu tử thi để giải mã bí ẩn cái chết nên giới pháp y bị gán cho biệt danh là “tay quỷ”. Tuy nhiên, hoạt động của “tay quỷ” đó lại phục vụ cho “tâm Phật” là sự thật, cho công lý. Câu chuyện hóa giải nỗi oan giết chồng của người vợ trẻ đã minh chứng cho hành trình pháp y “tay quỷ - tâm Phật” như thế. 

Tình ngoài luồng phá nát hai gia đình

Bị cáo Tùng tại tòa.
(PLVN) - Dù đang có vợ, có chồng song Tùng và chị L. vẫn bất chấp luân thường đạo lý, vụng trộm yêu đương. Khi bị chồng phát hiện, khuyên can, chị L. quyết định chia tay với Tùng để quay về làm người vợ, người mẹ tốt. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chị L. bị Tùng đoạt mạng bằng hàng chục nhát dao.

Xác định công sức cho người quản lý di sản thừa kế

(Hình minh họa).
(PLVN) - Chia di sản thừa kế là những vụ tranh chấp có yếu tố quan hệ gia đình, giữa những người thân, mặt khác còn phức tạp về nội dung tranh chấp nên ẩn chứa nhiều vấn đề và thông thường các sự kiện pháp lý không thể hiện rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ.

Những vết thương trên thi thể tố cáo hành vi giết bạn của gã đàn ông

Nguyễn Đức Thủy tại cơ quan công an.
(PLVN) - Vụ án xảy ra từ hơn một năm trước nhưng đến giờ nhắc lại, nhiều người vẫn bàng hoàng bởi hung thủ ra tay tàn độc, tạo hiện trường giả một vụ nạn nhân tự gây tai nạn giao thông một cách rất tinh vi... Nhưng tất cả không qua được con mắt tinh tường và giàu kinh nghiệm của cơ quan cảnh sát điều tra...