Nịnh thần chẳng thể nào thành trung thần được!

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Nịnh thuộc hành vi ứng xử, trong ngữ cảnh mà chúng ta đang đề cập là lời nói, cử chỉ với một đối tượng nhất định nào đó. Nội hàm của nó là tâng bốc, khen, ca ngợi,... một cách quá đáng.

Trong văn hóa truyền thống của dân tộc, hành vi nịnh chưa bao giờ được coi là tốt. Điều đó thể hiện qua những từ ngữ chỉ hành vi này như nịnh hót, nịnh bợ, nịnh nọt... với các trợ từ như xun xoe, khúm núm...

Và, cái hành vi nịnh là chướng tai, gai mắt những người chung quanh vì sự lộ liễu, trắng trợn thì bị gọi là “nịnh thối”, “nịnh đểu”. Nếu đối tượng được nịnh là vua, người nịnh là quan thì là nịnh thần, nó hình thành nên cả một đội ngũ (bọn nịnh thần) và đối lập hoàn toàn với một cách xử sự khác, được ca ngợi là trung thần.

Gần đây hơn, khi Pháp đô hộ nước ta thì xuất hiện và tồn tại đến tận hôm nay là hành vi “nịnh đầm”. Đối tượng được nịnh không thể khác là phụ nữ và người nịnh mặc định là đàn ông. Cũng na ná với hành vi ga-lăng, song chất hào hoa và đàn ông trong ga-lăng khác xa với kiểu nịnh đầm rẻ tiền bị phê phán. Một sắc thái khác của nịnh mà được coi là không xấu nhưng cũng không được cổ vũ là “nịnh vợ”.

Hành vi này cũng khá phổ biến và trở thành phương châm ứng xử của một số ông chồng, đến nỗi họ đổi mới cả một câu thành ngữ: “Đàn ông sợ vợ thì sang/ Thằng nào không sợ tan hoang cửa nhà”(?!). Trong ngôn ngữ đương thời, xuất hiện một từ mới chỉ sự nịnh hót, tâng bốc là “nâng bi”.

Một cụm từ được cho là mới, xuất hiện trong thời gian gần đây là “nịnh không trong sáng”. Thực ra, đã là “nịnh” thì nội hàm của nó đã không trong sáng rồi, kể cả “nịnh vợ”, bởi cái nịnh này cũng nhằm đến lợi ích cá nhân của ông chồng, chí ít là được để yên thân, sau đó mới là yên ấm cửa nhà (nếu bạn không đồng ý với nhận định này thì hãy dẫn ra một ví dụ về hành vi “nịnh trong sáng” đi!). Ở đây đã đề cập đến động cơ của hành vi nịnh, người nịnh phải có một lý do nào đó thì họ với nịnh chứ, tự nhiên vô cớ nịnh để làm gì.

Tất nhiên có những người có thói quen nịnh và họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để nịnh, những người này được gọi bằng cái tên không hay lắm là “bọn nịnh bợ”, “lũ nâng bi”. Dù sao, hành vi nịnh cũng thể hiện nhân cách của con người đó, lũ nịnh thần rất gần với gian thần và chẳng thể nào trở thành trung thần được.

Mới đây, có ý kiến phải luật hóa, điều chỉnh hành vi “nịnh không trong sáng” (tức là cấm). Điều này phản ảnh một thực trạng ứng xử trong các cơ quan nhà nước của chúng ta là hành vi nịnh khá phổ biến và nó ảnh hưởng đến công việc chung. Tuy nhiên, “nịnh” thuộc phạm trù đạo đức, nhân cách con người, khó định tính, định lượng và khó kiểm soát. Đưa vào luật hoàn toàn có thể được nhưng khả thi thì không. Có thể chỉ nên quy định trong các quy tắc ứng xử ở cơ quan, bắt đầu từ những đối tượng được nịnh, ví dụ: “Lãnh đạo không được để nhân viên tỏ thái độ xun xoe, nịnh bợ đối với mình”.

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.