Ninh Bình đẩy mạnh phát triển văn hóa, con người để phát triển bền vững

Vẻ đẹp của Tràng An
Vẻ đẹp của Tràng An
(PLVN) - Với quan điểm văn hóa, con người vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ngày 26/6/2017, Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững”. 

TS. Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Ninh Bình trao đổi xung quanh quá trình 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết này:

Ngành Văn hóa & Thể thao Ninh Bình có vai trò như thế nào trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10?

Sau khi Ban thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 27/10/2017, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành kế hoạch số 188/KH-UBND để triển khai thực hiện với mục tiêu bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuẩn mực đạo đức, nếp sống, lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử. Song song với đó, mục tiêu xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, tiến bộ, văn minh, hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ cũng đóng vai trò chủ chốt.

Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường
 Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường

Việc triển khai Nghị quyết số 10 nói trên chứng tỏ Ninh Bình đã và đang nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Để cụ thể hóa các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu với tỉnh ban hành 22 văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện với những mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể ngắn hạn cũng như định hướng tầm nhìn dài hạn về xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

Bên cạnh công tác tham mưu, Sở Văn hóa và Thể thao cũng ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ VHTT&DL và các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Với nhiệm vụ này, Sở Văn hóa & Thể thao Ninh Bình đã triển khai định hướng như thế nào?

Ninh Bình xác định mỗi tổ chức của xã hội cần thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ đó, chúng ta mới có thể xây dựng gia đình văn hóa; khu dân cư văn hóa; cơ quan, đơn vị văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở cơ sở.

Vẻ đẹp của danh thắng Tràng An
 Vẻ đẹp của danh thắng Tràng An

Hai năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến về tiêu chuẩn xây dựng các danh hiệu văn hóa; hướng dẫn và tổ chức việc đăng ký, bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa bảo đảm đúng tiêu chuẩn; vận động nhân dân thực hiện quy ước, hương ước, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; huy động các nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa…

Nhờ đó, kết quả về việc phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có sự bứt phá ngoạn mục. Năm 2018, có 88,21% hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 89,9% làng, phố đạt danh hiệu văn hóa; 76,27% xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 41,7% phường, thị trấn được công nhận danh hiệu chuẩn văn minh đô thị. Hiện, Ninh Bình có 200 lễ hội diễn ra thường niên, các lễ hội được tổ chức trang trọng về phần lễ, văn minh trong phần hội.

Ninh Bình là một trong số ít tỉnh, TP duy trì nghi thức về chào cờ hàng tháng. Theo ông, hoạt động này có ý nghĩa gì đặc biệt?

Từ năm 2017, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ vào sáng thứ 2 đầu tuần của tháng. Sau nghi thức chào cờ, hát quốc ca là những câu chuyện kể về cuộc đời, hoạt động của Bác đồng thời biểu dương, suy tôn các cán bộ, đảng viên có thành tích xuất sắc trong tháng để ghi tên trong sổ vàng “Gương sáng Đảng viên”. Nghi thức này đã trở thành nền nếp, hoạt động sinh hoạt chính trị, tạo sức lan tỏa phong trào học tập và làm gương Bác. Đây cũng là một nét đẹp trong việc xây dựng văn hóa trong chính trị.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh tặng hoa cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tháng 2/2019 trong buổi sinh hoạt dưới cờ
Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh tặng hoa cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tháng 2/2019 trong buổi sinh hoạt dưới cờ 

Ngoài ra, Ninh Bình cũng là một tỉnh được đánh giá xây dựng tốt văn hóa trong kinh tế bởi văn hóa ứng xử, đạo đức trong kinh doanh, trách nhiệm của doanh nghiệp được đẩy mạnh. Ninh Bình chú trọng xây dựng văn hóa trong phát triển du lịch bền vững: gìn giữ cảnh quan, môi trường, không để người dân chèo kéo, bán hàng rong, xin tiền du khách… Quá trình kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất cũng đều hướng đến quyền lợi của người tiêu dùng và giữ gìn bản sắc, xây dựng thương hiệu quê hương, đất nước.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 10, Ninh Bình xác định cần tập trung thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nào?

Để đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 10, Ninh Bình đã đặt ra 5 nhiệm vụ chính gồm: xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh; xây dựng con người Ninh Bình phát triển toàn diện; bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa; xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa, hiệu quả hoạt động văn hóa; nâng cao hiệu quả, chất lượng  công tác thông tin tuyên truyền của các cơ quan thông tin, báo chí của tỉnh.

Theo đó, để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành là giải pháp mang tính then chốt. Ngoài ra, giải pháp về huy động và khai thác nguồn lực trong quá trình lựa chọn cán bộ làm công tác văn hóa từ tỉnh đến cơ sở và thu hút tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cũng vô cùng quan trọng. Thời gian tới, Ninh Bình cũng sẽ tăng cường sức mạnh toàn dân trong xây dựng, giữ gìn và khai thác các giá trị văn hóa, xây dựng con người mới đáp ứng nhu cầu phát triển.

Để thực hiện tốt có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên, nhiều ý kiến cho rằng, Ninh Bình cần tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. Về vấn đề này, ngành Văn hóa & thể thao có quan điểm như thế nào?

Thời gian qua, công tác thể dục thể thao tại Ninh Bình được coi trọng, tỉnh đã đào tạo được 790 vận động viên thành tích cao, mở 71 lớp năng khiếu nghiệp dư tại các xã, phường. Các vận động viên thi đấu giải trong nước và quốc tế đạt hơn 500 Huy chương các loại. Tính đến hết năm 2018, Ninh Bình đã có 138/145 xã có Nhà văn hóa, có 144 khu thể thao, 1.567/1.679 thôn, phố có nhà văn hóa, có 97/118 xã đạt tiêu chí số 06 về cơ sở vật chất văn hóa trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Vận động viên Ninh Bình đạt HCV trong giải Giải vô địch cờ vua các nhóm tuổi Đông Nam Á 2019
 Vận động viên Ninh Bình đạt HCV trong giải Giải vô địch cờ vua các nhóm tuổi Đông Nam Á 2019

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội, ngành Văn hóa đề nghị tỉnh Ninh Bình quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa như: Trung tâm văn hóa tỉnh; Nhà hát Chèo; Bảo tàng tỉnh; Thư viện tỉnh. Đồng thời, cũng  đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế.

 Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện! 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.