Ninh Bình đã phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc ghi nhận nhiều kết quả mà tỉnh Ninh Bình đạt được trong thời gian qua. (Ảnh: Đặng Phước)
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc ghi nhận nhiều kết quả mà tỉnh Ninh Bình đạt được trong thời gian qua. (Ảnh: Đặng Phước)
(PLVN) - Trưởng Ban Nội chính Trung ương ghi nhận cơ cấu ngành kinh tế của Ninh Bình chuyển dịch theo hướng tích cực; phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn; chuyển đổi mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”, phát triển kinh tế di sản...

Ngày 17/6, Đoàn khảo sát Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.

Đoàn đã nghe báo cáo của Tỉnh ủy Ninh Bình về tình hình, kết quả 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng tại địa phương; việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ Đại hội XIII; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; định hướng tiếp tục đổi mới của tỉnh trong thời gian tới và các ý kiến trao đổi tại buổi làm việc.

Thay mặt Đoàn khảo sát, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, cố gắng, những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình qua 40 năm thực hiện đường lối đổi mới và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại địa phương. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, với khát vọng vươn lên mạnh mẽ, tầm nhìn dài hạn, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, sự đồng thuận của Nhân dân, quyết tâm triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóaXXII của tỉnh; đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, toàn diện, có điểm đột phá trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Đặng Phước)

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Đặng Phước)

Kinh tế tăng trưởng khá qua các giai đoạn (1992-2010 đạt 12,8%/năm; 2011-2015 đạt 7%/năm; 2016-2020 đạt 8,9%/năm; 2021-2023 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tăng trưởng bình quân đạt 7,28%/năm); quy mô nền kinh tế không ngừng mở rộng (năm 2023 đạt gần 90.000 tỷ đồng, gấp 130 lần năm 1992; GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 88,03 triệu đồng/người, gấp 105 lần so với năm 1992). Thu ngân sách đạt kết quả cao, năm 2022 tự cân đối ngân sách, tỷ lệ điều tiết về ngân sách tăng dần hàng năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 5,36 triệu đồng/người/tháng, gấp 4,5 lần so với năm 2010 và gần gấp 21 lần so với năm 2002.

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào 3 trụ cột động lực, giá trị gia tăng cao (gồm: Công nghiệp phụ trợ công nghiệp cao, công nghệ sạch; nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tiên tiến; phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn; chuyển đổi mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”, phát triển kinh tế di sản, kinh tế nông nghiệp. Năm 2023, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 42,7%.

Cùng với đó, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; quan tâm cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đối số chuyển biến tích cực; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được quan tâm lãnh đạo, hệ thống chính trị được củng cố, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động...

Ông Phan Đình Trạc cũng nhấn mạnh, từ thực tiễn 40 năm qua, Ninh Bình đã rút ra 5 bài học quý, nhất là về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình phát triển, mô hình quản lý di sản; phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội, khác biệt…; đánh giá đúng nguy cơ, thách thức, cơ hội, từ đó xác định mục tiêu phát triển, tầm nhìn dài hạn; đề ra nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong thời gian tới. Ông lưu ý, cần chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, công tác chính trị tư tưởng; kinh nghiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng; những kiến nghị về vấn đề đột phá cần được tổng hợp để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Cùng ngày, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và Đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế tại Nhà máy sản xuất, lắp ráp Ôtô Huyndai Thành Công tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Đọc thêm

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An: Bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác tư pháp

Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An
(PLVN) - Bà Phan Thị Mỹ Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Long An, Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khẳng định, bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với công tác tư pháp hiện nay.

Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Thái: Bài viết của Tổng Bí thư ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn

 Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp Nguyễn Quang Thái cho biết, bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10 rất ngắn gọn nhưng đặt ra những yêu cầu rất lớn, trong đó tinh thần thượng tôn pháp luật là xuyên suốt

PGS.TS Tào Thị Quyên: Bài viết của Tổng Bí thư nêu rõ nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(PLVN) - PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền XHCN chính là cơ sở khách quan để phòng ngừa nguy cơ Nhà nước lạm dụng, tha hoá quyền lực, Nhà nước thực hiện đầy đủ các chức năng, quyền hạn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ xã hội, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

TS. Nguyễn Văn Cương: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư có thể triển khai được ngay"

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
(PLVN) - Đánh giá về bài viết " Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/10, ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhận định: "Những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm có thể triển khai được ngay bằng hành động thường nhật của mỗi đảng viên, mỗi chi bộ!" 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bài viết của Tổng Bí thư khẳng định cam kết mạnh mẽ xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng, bền vững cho tất cả

PGS.TS Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hộ
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Kết hợp đức trị và pháp trị không chỉ là yêu cầu quản lý, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước đối với Nhân dân, nhằm xây dựng tương lai tươi sáng, công bằng và phát triển bền vững cho tất cả, để đất nước thực hiện thành công khát vọng xây dựng một xã hội giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TS Lê Trung Kiên: “Thời điểm vàng” cho Việt Nam “vươn mình” bước vào Kỷ nguyên mới

TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) - Đây là nhận định của TS.Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trong cuộc trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam. Ông cho rằng đây chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam bứt phá, tận dụng cơ hội và khẳng định mạnh mẽ vị thế trên trường quốc tế, khi đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới đầy triển vọng.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.