Niềm vui theo thời gian từ sở thích sưu tầm

Thầy giáo Lê Xuân Bình bên bộ sưu tập hơn 3.000 chiếc tem nhãn. (Nguồn: laodong.vn)
Thầy giáo Lê Xuân Bình bên bộ sưu tập hơn 3.000 chiếc tem nhãn. (Nguồn: laodong.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhắc đến sưu tầm nhiều người sẽ nghĩ đó là thú chơi của người giàu với những món đồ có giá trị lên đến hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng. Nhưng thực tế, sưu tầm là thú vui của mọi nhà, mọi người, món đồ sưu tầm không nhất thiết phải có giá trị vật chất cao nhưng lại chứa đựng giá trị tinh thần vô giá, gợi nhớ về ký ức xưa.

Mỗi bộ sưu tập là một “tự truyện”

Thời gian qua, trên mạng xã hội lan truyền các video khoe bộ sưu tập tẩy do Thu Trà (Hà Nội) chia sẻ. Tự nhận mình là “đại gia tẩy”, mỗi video Thu Trà đăng tải thu hút hàng triệu lượt xem và hàng nghìn lượt bình luận. Qua các video có thể thấy cô gái trẻ sở hữu vô số mẫu tẩy hình các con vật, hoa quả, đồ ăn, nhân vật hoạt hình,… Những cục tẩy có hình dáng, màu sắc dễ thương cũng chính là lý do khiến cư dân mạng thích thú với bộ sưu tập của Thu Trà đến vậy. Đồng thời nhiều người còn nhớ đến những kỉ niệm thời thơ ấu khi xem thú vui độc lạ này.

Thu Trà bắt đầu có đam mê “săn” tẩy từ năm 2010, lúc cô nàng học lớp 5. Ngày ấy khi còn đi học, hầu như ngày nào Thu Trà cũng đi lùng mua tẩy mới. Cứ mẫu nào trông xinh xắn hoặc chưa có trong bộ sưu tập, cô nàng sẵn sàng chi tiền ra mua ngay dù đôi khi phải mua cả bộ tẩy để sở hữu đúng chiếc tẩy yêu thích nhất. Sau hơn 13 năm, bộ sưu tập tẩy từ vài cái lúc đầu đã trở nên đồ sộ với số lượng khoảng 200 đến 300 cái. Đến nay, dù đã là cô nàng sinh viên nhưng thỉnh thoảng Trà vẫn tấp vào chỗ quán quen để xem có mẫu tẩy mới hay không.

Được biết, giá trị của bộ sưu tập rơi vào khoảng 600.000 đến 700.000 đồng, với nhiều người số tiền này không phải là lớn để nói rằng bộ sưu tập này có giá trị. Thế nhưng với Thu Trà, giá trị không chỉ nằm ở số tiền mà đó là công sức cô nàng bỏ ra sưu tầm, chăm chút cho bộ sưu tập suốt mười mấy năm trời, nếu có ai trả bao nhiêu tiền cũng không bán.

Còn với Đoàn Triệu Anh (Bà Rịa - Vũng Tàu), cô nàng đam mê và có sở thích sưu tầm bút chì, sở hữu 520 cây bút với nhiều màu sắc, hoạ tiết và kích thước khác nhau. Bắt đầu sưu tầm từ năm lớp 6, Triệu Anh cho biết cô thích bút chì vì nó được làm từ gỗ gần gũi với thiên nhiên và đơn giản vì dùng bút chì để vẽ, luyện viết có thể dễ dàng tẩy, xoá.

Bộ sưu tập của cô học sinh lớp 10 rất đa dạng từ kích thước với cây bút chì ngắn nhất là 13cm, còn dài nhất là 19cm. Cho đến hoạ tiết, cái thì điêu khắc, in nhân vật hoạt hình hay hình ảnh văn hoá ở nhiều quốc gia… Trong đó, Triệu Anh yêu thích nhất với những cây bút trên thân in hình ảnh đặc trưng, ngôn ngữ của các vùng miền, quốc gia khác nhau. Trong tương lai, cô nàng mong muốn bộ sưu tập bút chì sẽ có đầy đủ hình ảnh đặc trưng của 11 nước trong khu vực Đông Nam Á, xa hơn là của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Đoàn Triệu Anh đam mê và có sở thích sưu tầm bút chì. (Ảnh: NV)

Đoàn Triệu Anh đam mê và có sở thích sưu tầm bút chì. (Ảnh: NV)

Nếu như với Thu Trà và Đoàn Triệu Anh, hai bộ sưu tập tẩy và bút chì là nơi lưu giữ kỷ niệm đẹp của tuổi thơ và thời đi học, thì với thầy giáo Lê Xuân Bình (Cần Thơ) bộ sưu tập tem nhãn chứa đựng nét văn hoá, lịch sử đặc trưng của mỗi quốc gia. Có thể nói, thú chơi tem nhãn đã xuất hiện từ lâu và phổ biến với nhiều người bởi vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của nó và với thầy Xuân Bình cũng không ngoại lệ.

Ngày còn học cấp 3, bắt đầu từ sự hiếu kì, thấy tem có màu sắc, hình ảnh đẹp thầy Xuân Bình thường gỡ tem trên những bao thư để dán vào tập,… rồi dần đi sâu tìm hiểu, đam mê, sưu tập. Trong quá trình sưu tầm, thầy phải tìm mua tại những công ty tem, trao đổi, giao lưu giữa những người chơi tem trong và ngoài nước, bên cạnh sự đầu tư về kinh tế thầy còn dành nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm, sưu tầm và lưu giữ.

30 năm sống trọn tình cảm với những con tem, hiện thầy Bình đang sở hữu bộ sưu tập với hơn 3.000 con tem, được sắp xếp tỉ mỉ và cẩn thận theo 8 chủ đề khác nhau, bao gồm: Đảng, Bác Hồ, Bảo vật quốc gia, Miền Tây quê tôi, Tết, Tình yêu, Chim và Các loại động vật. Chủ nhân của những con tem này cho rằng, ấn tượng nhất là bộ tem về Đảng và Bác Hồ, với hơn 100 mẫu tem được thu thập từ các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IV đến lần thứ XIII. Đối với thầy Bình, đây không chỉ là thú vui tao nhã, mà còn nhằm mục đích tôn vinh giá trị văn hoá, lịch sử, đồng thời ghi dấu sự phát triển của quê hương và đất nước theo từng giai đoạn thời gian.

Bên cạnh các bộ sưu tập trên, còn có bộ sưu tập bút máy, vỏ ốc, tranh ảnh, lon nước ngọt,… Vô số các bộ sưu tập có giá trị từ vài trăm nghìn cho đến hàng tỷ đồng cũng có, thế nhưng điểm chung của chúng đều có giá trị vô giá về mặt tinh thần và những câu chuyện, ý nghĩa tiềm ẩn sau từng món đồ tưởng chừng như vô tri.

Niềm vui to từ những điều nhỏ

Từ thuở bé, chắc hẳn không ít người có thói quen sưu tầm các món đồ yêu thích nào đó và sở hữu cho riêng mình một bộ sưu tập nho nhỏ. Một số người thường có sở thích sưu tầm hình dán, huy hiệu, đồng xu hay mô hình đồ chơi… trong khi có người thích đọc truyện và sưu tầm những cuốn truyện tranh hay. Ngày ấy, chúng ta coi bộ sưu tập đó là cả một gia tài to lớn, chứa đựng những thứ quý giá của tuổi ấu thơ.

Thế nhưng, không phải ai cũng dành thời gian, công sức cho những bộ sưu tập khi đến tuổi trưởng thành. Chỉ có số ít người vẫn giữ thói quen, sở thích đó để rồi dần dần bộ sưu tập nhỏ bé ngày nào đã trở nên đồ sộ theo năm tháng. Lúc ấy dù không phải món đồ đắt tiền nhưng bộ sưu tập vẫn vô cùng quý giá với chủ nhân bởi đằng sau đó là những câu chuyện sưu tầm thú vị, cảm giác hồi hộp lúc săn lùng hay vui sướng khi thu thập được thành viên mới.

Ví như Thu Trà, bộ sưu tập tẩy chứa đựng rất nhiều kỉ niệm của cô nàng. Mỗi khi mở ra ngắm nhìn cô sẽ nhớ lại cảm giác phấn khởi mỗi lần phát hiện ra mẫu nào mình chưa có, chiếc này mua lúc được điểm 10, bộ này được bạn cũ tặng, bộ này bố mẹ mua cho, chiếc kia khó lắm mới săn được… Với Thu Trà, đó là những ký ức vô giá phải góp nhặt trong hơn 10 năm trời.

Bên cạnh đó, với nhiều người, sở thích sưu tầm vốn không thay đổi theo tuổi tác mà thứ thay đổi chính là món đồ sưu tầm. Từ những cục tẩy, cái bút, hình dán,… của ngày bé thơ, giờ đây đến tuổi trưởng thành bộ sưu tập đã có nhiều thứ giá trị hơn như những cuốn sách của tác giả yêu thích, những chai rượu đẹp, đồ mỹ phẩm phiên bản đặc biệt…

Như với Thùy Linh (Hà Nội), người thích được đi đây đi đó, bộ sưu tập của cô nàng là những chiếc cuống vé, những món đồ kỷ niệm tại mỗi nơi từng đặt chân qua. “Nếu như hồi bé nghiện sưu tầm các mô hình được tặng kèm trong gói bim bim thì giờ đây tôi lại thích sưu tầm cuống vé, vé xe buýt, vé tàu hỏa, vé máy bay… Dường như có sự chuyển giao từ sở thích ngày bé đến khi trưởng thành, thế nhưng niềm vui khi sở hữu món đồ mình thích vẫn y nguyên như hồi con nít”, Thùy Linh chia sẻ.

Có thể thấy, khi lớn lên dù nhiều thứ có thể thay đổi nhưng tâm hồn của một đứa con nít háo hức, nhặt nhạnh những thứ mình thích, gom lại và cất đi như kho báu vẫn cứ còn mãi. Đối với họ, sưu tầm chính là niềm vui được lục lọi, sắp xếp, kiếm tìm giữa thế giới rộng lớn bao la kia để thấy được thứ thuộc về mình, thứ mà mình đang ngày đêm mong ước.

Quả thật, khi có cơ hội gặp gỡ những người theo đuổi thú vui sưu tầm ta mới thấy được niềm đam mê, sự kiên nhẫn và khát khao sở hữu của họ lớn thế nào. Nếu như hỏi một người sưu tầm về món đồ của họ, không ít người sẽ say sưa dành hàng giờ đồng hồ kể về món đồ đó như thể đang hồi tưởng lại suốt cả hành trình mà họ đã từng đi qua. Đó chính là điều làm cho việc sưu tầm trở nên ý nghĩa và đáng trân trọng, nhất là trong thời đại mọi thứ đều “vội” như ngày nay.

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.