Niềm vui nhân đôi của nữ sinh xứ Nghệ đạt thủ khoa khối C toàn quốc

Chân dung nữ sinh thủ khoa khối C toàn quốc
Chân dung nữ sinh thủ khoa khối C toàn quốc
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cùng lúc nhận 2 niềm vui lớn là được kết nạp Đảng và là thủ khoa khối C toàn quốc khiến nữ sinh Đinh Thị Kim Ngân hạnh phúc đến vỡ òa. Đó là thành quả sự nổ lực không mệt mỏi của Ngân và sự dạy dỗ tận tình của thầy cô, sự quan tâm của gia đình.

Tờ mờ sáng 26/7, từ xã Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) em Đinh Thị Kim Ngân một mình bắt xe buýt vào TP Vinh để dự lễ kết nạp Đảng tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ngân là 1 trong 15 học sinh xuất sắc của trường được kết nạp Đảng trong năm học này. Đó là sự nỗ lực không mệt mỏi của Ngân trong 3 năm ngồi trên ghế nhà trường.

Niềm vui của em như nhân đôi khi từ rạng sáng nay, Ngân biết mình là thủ khoa khối C toàn quốc trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021.

Nữ sinh nguyên là học sinh lớp 12C3 đã từng dành giải Ba – học sinh giỏi tỉnh Quốc gia môn Địa lý năm lớp 11 và giải Nhì học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lý năm lớp 12. Với kết quả này, từ năm lớp 11, Ngân cũng đã nắm chắc một suất tuyển thẳng vào đại học.

Trong những năm học ở Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Ngân cũng đã có thể chọn con đường dễ dàng hơn nhưng với em, việc học ngoài chinh phục còn có những niềm vui. Vì thế, sau khi đạt giải quốc gia năm lớp 11, Ngân vẫn tiếp tục chọn tham dự Kỳ thi quốc gia năm lớp 12 để được nâng thứ hạng, muốn được thử thách mình một lần nữa.

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, dù đã được tuyển thẳng vào một số trường đại học nhưng Ngân vẫn dành tâm huyết cho kỳ thi quan trọng nhất của 12 năm đi học. Bởi với em, đó là kỳ thi quan trọng của đời học sinh. Vượt qua những cơn đau dạ dạy, những buổi học online kéo dài, Ngân đã giành được kết quả cao. Với em, đó là món quà đặc biệt dành cho bản thân, thầy cô, gia đình và cho nhà trường.

Em Đinh Thị Kim Ngân tại lễ kết nạp Đảng

Em Đinh Thị Kim Ngân tại lễ kết nạp Đảng

Về khoảnh khắc biết mình là thủ khoa khối C, Ngân tâm sự: “Sau kỳ thi tốt nghiệp, em về quê sinh sống cùng gia đình. Suốt tối hôm qua cả lớp em hầu như thức trắng để xem điểm cho nhau. Khi được các bạn thông báo được 29,25 điểm em rất vui nhưng chưa biết mình là thủ khoa cả nước. Lát sau nhận được tin mình là thủ khoa thì em rất bất ngờ, vui mừng đến không ngủ được”.

Sáng sớm hôm sau, Ngân dậy sớm thông báo với bố mẹ rồi vội bắt xe buýt vào trường để kết nạp Đảng. “Vào trường, gặp lại thầy cô, bạn bè, được mọi người chúc mừng vì thành tích thủ khoa khiến em càng vui và hạnh phúc”, Ngân tâm sự.

Để có danh hiệu thủ khoa khối C toàn quốc, Ngân có những kết quả rất nổi bật với Ngữ văn 9,5, Lịch sử 10 và Địa lý 9,75. Trong ba môn thi này, điểm 10 Lịch sử khiến em bất ngờ nhưng đó là mục tiêu của Ngân trong kỳ thi này. Chia sẻ về bí quyết đạt điểm tuyệt đối, Ngân bật mí bản thân không chú trọng vào việc học thuộc lòng. Nhưng chính cách giảng dạy như kể chuyện của cô giáo bộ môn giúp em hứng thú, nhớ lâu các mốc lịch sử.

Thủ khoa khối C đánh giá môn Văn năm nay đề hay, không chú trọng vào kỹ năng mà hỏi về nhận thức văn học, nên học sinh có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình về văn bản, tác phẩm văn học. Và trong khi nhiều thí sinh khác khá bất ngờ với đề thi về bài thơ Sóng thì Ngân lại không. Trong đó câu hỏi về “sự cống hiến của tuổi trẻ” ở phần Nghị luận xã hội tạo cho em cảm hứng. Ngân đã lấy dẫn chứng trong đại dịch COVID-19 như đoàn sinh viên của trường ĐH Y tế Hải Dương lên đường vào miền nam chống dịch, từ đó liên hệ với với bản thân. “Sống là phải biết cống hiến cho xã hội. Và cống hiến cho xã hội là cống hiến cho sự phát triển bản thân”, Ngân nói.

Để học tốt, bí quyết của Ngân cũng rất đơn giản, đó là ngoài chăm chỉ thì phải có phương pháp học phù hợp. Như với môn Ngữ văn, dù thừa nhận “em không chăm luyện các bài viết nhưng em đọc sách rất nhiều". Với cô bé này, đọc sách đã giúp em cảm thụ xã hội cách tự nhiên, từ đó cách hành văn hấp dẫn hơn.

Nữ sinh trường Phan chỉ tiếc môn Địa lý không đạt được điểm tối đa mà chỉ được 9,75. Ngân cho biết em sai một câu mà phần kiến thức đó bản thân đã nắm chắc. Việc là học sinh đạt giải 3 quốc gia môn Địa lý nhưng lại không đạt được điểm tuyệt đối đã giúp Ngân có thêm bài học cho bản thân.

Nhận được kết quả của học trò, cô giáo Lê Thanh Huyền – giáo viên chủ nhiệm lớp 12C3 cũng không bất ngờ bởi với chị đây là một thành quả xứng đáng của Ngân sau những nỗ lực không ngừng nghỉ.

Về dự định tương lai, Ngân chia sẻ bản thân là người thích Logic, công lý nên em sẽ đăng ký học Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nữ thủ khoa khối C muốn trở thành người làm pháp chế trong doanh nghiệp khi ra trường.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).