Niềm vui lớn nhất là mang lại công lý cho người yếu thế!

(PLVN) -  Trên chặng đường 25 năm xây dựng và trưởng thành của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bạc Liêu, có dấu ấn đậm nét của ông Châu Phi Đô - Giám đốc Trung tâm.

Vừa làm lãnh đạo, vừa trực tiếp tham gia các mặt công tác TGPL, những năm qua ông Đô không chỉ xây dựng tập thể Trung tâm TGPL vững mạnh, giàu thành tích mà còn trực tiếp góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật tạo niềm tin cho những người nghèo, người có công và những người yếu thế thuộc diện người được trợ giúp pháp lý miễn phí.

Tham gia công tác TGPL bằng tất cả tâm huyết như thể dấn thân, sự nỗ lực của ông Châu Phi Đô đã đạt được nhiều thành tích, trong đó phải kể đến Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2012), Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (2020), Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (2020, 2021)... Nhưng với ông, có lẽ phần thưởng lớn nhất là thông qua việc TGPL đã tạo dựng được niềm tin vững chắc của nhân dân vào chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, chính sách dân tộc và ưu đãi xã hội của Đảng, Nhà nước ta. “Bởi vậy, hạnh phúc lớn nhất đối với tôi là khi được tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho những người yếu thế, tìm được công lý cho những người có công với cách mạng, người nghèo được TGPL miễn phí”- ông Châu Phi Đô tâm sự.

Người có duyên với ngành Tư pháp

Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu) Châu Phi Đô.

Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu) Châu Phi Đô.

Sinh năm 1967 tại miền quê Đông Hải (Bạc Liêu), từ nhỏ chàng trai Châu Phi Đô đã đam mê nghề luật và theo đuổi giấc mơ bảo vệ công lý. Năm 1988, tốt nghiệp Trường Trung cấp An ninh nhân dân, Châu Phi Đô được phân công về công tác tại Phòng Bảo vệ Chính trị III - Công an tỉnh Minh Hải. Hồi đó, chàng trinh sát trẻ Châu Phi Đô ý thức rất rõ lĩnh vực công tác nơi mình được thực thi nhiệm vụ có vị trí, vai trò rất quan trọng nên anh vô cùng thận trọng, tỉ mỉ. Bởi vì An ninh Chính trị là một bộ phận của An ninh quốc gia, có nội dung chính là đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự xã hội; trong đó, vấn đề cốt lõi nhất là bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trưởng thành từ một trinh sát, ông Đô đã rèn luyện qua nhiều cương vị công tác và được đề bạt chức vụ Đội phó An ninh Công an Thị xã Bạc Liêu, cấp bậc Thượng úy. “Thời gian công tác trong ngành Công an, bản thân tôi rất thận trọng, tỉ mỉ trong việc nắm bắt tình hình, thu thập thông tin giúp lãnh đạo cũng như chính quyền bảo vệ tốt tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, tôi cũng trực tiếp tham gia điều tra một số vụ án xâm phạm an ninh quốc gia như: Vượt biên trái phép, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, truyền đạo trái phép và nhiều vụ án khác,… Các vụ án đều được khởi tố, điều tra đúng thời hạn luật định, đúng quy định pháp luật, được dư luận đồng tình” – ông Đô cho biết.

Năm 2000, ông chuyển ngành sang ngành Tư pháp và làm chuyên viên đến Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Bạc Liêu. Trong thời gian làm công tác Thanh tra Tư pháp, ông đã tham mưu cho lãnh đạo Sở tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các mặt công tác công tác thanh tra, trong đó chủ động tổ chức nhiều cuộc Hội nghị nhằm phổ biến các Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn...

Ông tâm sự, ngành Công an và ngành Tư pháp cùng lĩnh vực thực thi pháp luật, cùng mục đích mang đến sự minh bạch và công bằng pháp luật cho nhân dân nhưng mỗi ngành lại có đặc thù riêng, khó có thể nói ngành nào vất vả, áp lực hơn ngành nào. Ở mỗi vị trí công tác, bản thân ông luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc và luôn đặt mục tiêu phải đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác để pháp luật đến được với người dân nhanh và hiệu quả hơn.

Sau chục năm ngồi “ghế” Chánh Thanh tra, đến tháng 6/2010 ông được điều động, bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bạc Liêu và gắn bó với công tác TGPL cho đến nay.

Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Châu Phi Đô trong buổi Hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật mới và trợ giúp pháp lý trên địa bàn xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu).

Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Châu Phi Đô trong buổi Hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật mới và trợ giúp pháp lý trên địa bàn xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu).

“Nghề Trợ giúp viên pháp lý vất vả sớm hôm, mưa nắng, (ngoài việc tham gia các cuộc truyền thông TGPL tại cơ sở ở các ấp, xã nghèo, huyện xa phải đi từ mờ sáng, xong việc trở về thì đã tối mịt), tham gia tố tụng tại các cơ quan tiến hành tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự là những người nghèo, yếu thế... Nhưng mọi vất vả sẽ tan biến hết, chỉ còn niềm hạnh phúc vỡ òa khi bảo vệ thành công được quyền và lợi ích cho họ. Với người TGVPL, không hạnh phúc nào bằng mình đã góp phần cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án được đúng đắn, đảm bảo thủ tục tố tụng, đồng thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật cho những người không có điều kiện về kinh tế để tiếp cận với các loại dịch vụ pháp lý có thu phí nhất là người nghèo và trẻ em, những người yếu thế trong xã hội” – ông Đô xúc động nói.

Nghề vất vả nhưng đầy ắp niềm vui

Thành lập năm 1997, ban đầu Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bạc Liêu chỉ có 02 TGVPL, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng nhờ nỗ lực phấn đấu của tập thể và sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo địa phương, Sở Tư pháp,… đến nay, Trung tâm có 13 TGVPL, từ chỗ tất cả các vụ việc tham gia tố tụng đều do luật sư cộng tác viên thực hiện thì đến nay đội ngũ trợ giúp viên pháp lý đã thực hiện chiếm tỷ lệ hơn 90% (2.461/ 2.735 vụ việc), chất lượng công tác ngày càng được nâng cao.

Với vai trò là Giám đốc Trung tâm, ông Châu Phi Đô đã lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động trung tâm thông suốt, hiệu quả, đó là tập trung thực hiện các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL, cung cấp kịp thời dịch vụ pháp lý miễn phí cho người yếu thế không có khả năng chi trả dịch vụ pháp lý và những người thuộc diện chính sách, từ đó chất lượng công tác TGPL ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng thực hiện các vụ việc TGPL ngày được nâng cao, tạo dựng được thương hiệu, niềm tin với nhân dân nói chung và người được TGPL nói riêng.

Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2012.

Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2012.

Ông Đô cho biết: “Tại Trung tâm TGPL, hàng năm mỗi TGVPL thực hiện hàng rất nhiều vụ việc tư vấn pháp luật (cho người thuộc diện hoặc không thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí), còn các vụ việc tham gia tố tụng các trợ giúp viên đều hoàn thành chỉ tiêu của Bộ Tư pháp giao (có nhiều trợ giúp viên đạt chỉ tiêu khá, chỉ tiêu tốt). Điểm chung rất đặc biệt là các “thân chủ” của chúng tôi đều là những người nghèo, người yếu thế, khi vướng vào tố tụng họ gần như tuyệt vọng, cùng đường. Tôi vẫn nhớ như in một vụ án tranh chấp đất ở huyện Đông Hải mà tôi tham gia bảo vệ quyền lợi miễn phí cho bà Huỳnh Thị Út là nguyên đơn. Xử sơ thẩm bà Út thua kiện, đương sự gần như tuyệt vọng khi nghĩ rằng mình nghèo, mình không có tiền thì khó lòng mà tìm được công bằng. Nhưng bằng sự tận tâm, tận tụy của TGVPL, đến phiên phúc thẩm bà Út đã thắng kiện, đòi được đất.

Nhờ trình độ và trách nhiệm của TGVPL, quyền và lợi hợp pháp của bà Út đã được bảo vệ. Nhưng quan trọng hơn, vụ án đã được giải quyết đúng đắn, thực thi công bằng, tạo được niềm tin cho nhân dân vào pháp luật cũng như tin vào sự nhân văn của chính sách TGPL của Nhà nước. Thực tế công tác TGPL ở Bạc Liêu ghi nhận, đa số các vụ việc được đánh đạt kết quả, không có phát sinh khiếu nại liên quan đến chất lượng vụ việc TGPL”.

Đằng sau mỗi câu chuyện TGPL, mỗi vụ án là một thân phận, tình tiết khiến ông càng thêm cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu để có những kiến thức thực tiễn để tư vấn, tham gia bào chữa, bảo vệ trong những vụ việc cụ thể giúp cơ quan chức năng giải quyết sự việc vừa đúng luật, vừa có tính răn đe, phòng ngừa chung, vừa tạo được dư luận tốt.

Chỉ tính riêng 03 năm qua, ông Châu Phi Đô đã tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 58 người được TGPL là người bị buộc tội, bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, đương sự trong các vụ án. Việc tham gia tố tụng đã góp phần bảo đảm vụ án được giải quyết, xét xử khách quan, chính xác, đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Chất lượng vụ việc TGPL ngày càng nâng cao, được cơ quan tố tụng đánh giá cao, được người TGPL hài lòng về thái độ, tinh thần trách nhiệm khi tham gia bảo vệ quyền lợi.

Ngoài ra, với vai trò là TGVPL, là đảng viên sinh hoạt địa phương, ông cũng phối hợp với chính quyền cơ sở tham gia hòa giải nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp ở khóm, ấp, giúp giải quyết ổn thỏa những mâu thuẫn, tranh chấp ngay từ cơ sở, tránh tình trạng “cái sảy nảy cái ung”…

Suốt chặng đường dài gắn bó với nghề TGVPL, từ khi mái tóc đen nay đã chuyển màu, được tiếp xúc với rất nhiều sự việc, vụ án, gặp những con người, hoàn cảnh cụ thể, hiểu được tâm tư, kỳ vọng của người dân; ông Đô càng ý thức trách nhiệm nghề nghiệp là phải giúp được càng nhiều người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. “Nâng cao trình độ pháp lý cho bà con nhân dân là niềm vui lớn nhất của tôi” – ông bộc bạch.

Còn đó những trăn trở...

Mấy chục năm gắn bó với công tác TGPL và công tác Tư pháp nói chung, dấu chân ông Châu Phi Đô đã đi qua nhiều làng xã, nhiều miền quê trên dải đất Bạc Liêu nắng gió trong các cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, các cuộc truyền thông về TGPL. Với đặc thù là một tỉnh nghèo, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ văn hóa và kinh tế nhiều nơi không đồng đều gây khó khăn nhất định trong việc truyền tải chính sách pháp luật đến người dân nói chung, nhằm giúp họ nâng cao kiến thức pháp luật, hạn chế tranh chấp và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm. Rất mừng là qua khảo sát tại các địa phương được TGPL lưu động, trình độ nhận thức pháp luật của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Ông Đô được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua theo chuyên đề “Thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội thi đua yêu nước Ngành Tư pháp lần thứ V”; nhiều Bằng khen, danh hiệu cao quý khác…

Ông Đô được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua theo chuyên đề “Thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội thi đua yêu nước Ngành Tư pháp lần thứ V”; nhiều Bằng khen, danh hiệu cao quý khác…

Với đặc thù công tác TGPL là người thuộc diện được TGPL là người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc, trẻ em và những người yếu thế trong xã hội hiểu biết về pháp luật nói chung và TGPL nói riêng còn hạn chế, do đó, để tăng khả năng tiếp cận TGPL cho nhóm người này thì công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này, bản thân ông Đô đã chủ trì, phối hợp tích cực với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương cấp huyện, xã bằng nhiều hình thức truyền thông,… tham gia tập huấn cho đội ngũ tập huấn viên hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên; Hội nghị tập huấn về TGPL, tư vấn pháp luật... cho thành viên các Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Luật gia.

Ngoài ra, với vai trò là thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng ông đã tham mưu cho Hội đồng thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và thông tin, thông báo nhiều trường hợp người bị buộc tội, bị hại, đương sự là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý cho Trung tâm.

Ông Châu Phi Đô cho biết: “Với vai trò là TGVPL, bản thân luôn tận tụy, cảm thông sẻ chia sâu sắc với những mảnh đời yếu thế. Luôn hoàn thành tốt trách nhiệm của một TGVPL là bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL, tuân thủ nghiêm quy tắc nghề nghiệp TGPL thông qua việc thực hiện các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Thông qua đó, ngoài việc giải đáp vướng mắc pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, qua đó còn giúp tuyên truyền chính sách pháp luật đến với người dân trong từng lĩnh vực cụ thể”.

Vị “thuyền trưởng” của TGPL tỉnh Bạc Liêu luôn tâm niệm, việc hoàn thành tốt công việc TGPL cũng chính là góp phần giúp đỡ cho người dân, đặc biệt là những người yếu thế trình độ hiểu biết còn hạn chế. Bởi chỉ có nâng cao hiểu biết, nhất là hiểu biết pháp luật, người dân mới có thể tự mình xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Với những nỗ lực phấn đấu thầm lặng, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bạc Liêu Châu Phi Đô đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua theo chuyên đề “Thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội thi đua yêu nước Ngành Tư pháp lần thứ V”; được Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu tặng chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 2015, Bằng khen hoàn thành xuất sắc trong công tác 02 năm (2020-2021) và nhiều Bằng khen, danh hiệu cao quý khác,…

Đọc thêm

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.