“Niềm vui của học trò là niềm vui của chính mình…”

Họ là những cô giáo, có người giờ đã lên làm quản lý, mỗi người mỗi khác nhau về hoàn cảnh sống, vị trí công tác, nhưng cùng chung niềm yêu nghề, yêu học trò.

Họ là những cô giáo, có người giờ đã lên làm quản lý, mỗi người mỗi khác nhau về hoàn cảnh sống, vị trí công tác, nhưng cùng chung niềm yêu nghề, yêu học trò. Trong hàng trăm cô giáo về dự hội nghị biểu dương nữ cán bộ giáo viên tiêu biểu giai đoạn 2005 - 2010 do ngành GD- ĐT Lâm Đồng tổ chức nhân ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 năm nay, chúng tôi đã gặp những người như vậy.

Cô Đỗ Thị Hoài: Vui khi thấy học sinh của mình trở thành người có ích
   

Cô giáo Đỗ Thị Hoài.
Cô giáo Đỗ Thị Hoài.

Tốt nghiệp khoa Hoá Đại học Sư phạm 1 Hà Nội  cô giáo trẻ Đỗ Thị Hoài theo gia đình vào lập nghiệp ở Cát Tiên và bắt đầu dạy học từ năm 1989. Trước khi trở thành Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông (THPT) Gia Viễn như hiện nay, cô đã có nhiều năm đứng lớp và sau đó là Hiệu phó Trường THPT Cát Tiên. “So với học sinh ở thành thị thì học sinh vùng sâu chịu thiệt thòi nhiều lắm, nhất là các em ở vùng lũ như Cát Tiên. Không chỉ nhà xa trường, các em cũng không có đủ điều kiện học thêm như học sinh ở phố vì nhiều gia đình hoàn cảnh rất khó khăn”.

Điều trăn trở của cô Hoài sau bao năm công tác ở đây chính là việc làm thế  nào để nâng chất lượng học sinh vùng nông thôn, vùng sâu đủ sức tốt nghiệp và đậu vào đại học. Theo cô Hoài, điều quan trọng cho những  người dạy học vùng sâu là đả thông tư tưởng với các bậc phụ huynh về ý nghĩa quan trọng của việc học. Phải làm sao cho phụ huynh thấy được giáo dục là con đường tốt nhất thoát nghèo để gia đình tạo điều kiện cho con em đến lớp.

Là cán bộ quản lý, cô cùng ban giám hiệu trường phối hợp với phụ huynh học sinh  quản lý giờ giấc sĩ số tránh việc bỏ học vì khó khăn. Nhà trường, theo cô luôn chú ý đến việc nâng cao nhận thức tinh thần trách nhiệm của giáo viên, tăng cường phụ đạo cho các em. Với những trường hợp khó khăn, nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh tìm cách hỗ trợ để các em đến trường. 

Yêu nghề, tận tuỵ gắn bó với nghề, tìm thấy nhiều niềm vui từ công việc. Theo cô Hoài, vui nhất là thấy học sinh của mình trưởng thành. Vào được đại học, cao đẳng, có được công việc tốt, có ích trong xã hội.

Cô Trần Thị Kim Hà: Thành công của học trò là thành công của mình

Cô giáo Trần Thị Kim Hà.
Cô giáo Trần Thị Kim Hà.
Quê Long An, tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP HCM từ năm 1989, cô Trần Thị Kim Hà theo gia đình lên sống và làm việc tại Đạ Tẻh. Là giáo viên Hoá Trường THPT Đạ Tẻh, cô đã có 21 năm trong nghề và rất thông cảm với khó khăn của học sinh vùng sâu vùng nông thôn nơi mình dạy học. “Phải tìm cách truyền đạt kiến thức sao cho dễ hiểu, truyền sự yêu thích của môn học đến với học sinh để các em tự học”.
Theo cô Hà, học trò nông thôn không có điều kiện học như ở phố, nên cần phải cố gắng rất nhiều và sự hỗ trợ từ thầy cô và nhà trường là rất cần thiết trong năm cuối cấp. “Làm sao để các em tốt nghiệp, vào được đại học, có một nghề nuôi sống mình là tôi vui. Thành công của học sinh chính là thành công của mình”.
Theo cô Hà, học trò hôm nay có những vấn đề, những mối quan tâm khác với học sinh ngày trước, nên nhà trường cần tăng cường đạo đức cho học sinh. Là giáo viên đứng lớp, mỗi thầy cô giáo, hằng ngày nên thuyết phục các em bằng tình cảm, phải làm gương cho các em noi theo. Giáo viên nữ, theo cô Hà, có những ưu thế nhất định: “Nữ giáo viên thường nhẹ nhàng, ít nóng nảy, chỉ bảo từ từ cặn kẽ, nói nhiều lần như  mưa dầm thấm lâu thuyết phục các em vươn lên”. 


Cô Phạm Thị Ngũ: Thông cảm với nữ giáo viên vùng sâu. 

Cô giáo Phạm Thị Ngũ.
Cô giáo Phạm Thị Ngũ.

Hiện là Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Đam Rông, nhưng trước đây cô giáo Phạm Thị Ngũ  đã có 15 năm dạy học và làm quản lý ở trường THCS Liêng Saron. Tốt nghiệp Cao Đẳng sư phạm Đà Lạt môn Địa lý, cô Ngũ vào đây dạy học từ những ngày đầu. “Khi mới vào trường có 7 lớp nay đã có 18 lớp học với trên 430 học sinh, 98% là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên” cô nói. Dạy học và rồi là  quản lý trong trường vùng sâu nhiều năm, cô đã rút ra được nhiều kinh nghiệm.

Theo cô Ngũ, học trò người dân tộc thiểu số phải tạo được sự hứng thú thì các em mới thích đến lớp. Chính vì vậy, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, các trò chơi đố vui, thi đua giữa các khối lớp trong những dịp có thể, tổ chức thi vở sạch chữ đẹp cho các em. Cùng đó, giáo viên đứng lớp phải khéo léo nhẹ nhàng, tìm cách khen để động viên các em đến lớp.

Một vấn đề khác đáng quan tâm theo cô Ngũ chính là cuộc sống  khó khăn của giáo viên vùng sâu, đặc biệt là giáo viên nữ. “Khó nhất là chuyện lập gia đình. Giờ thì cũng đỡ, chứ ngày trước chả có người Kinh nào vào đây làm ăn. Nhiều cô giáo cùng thế hệ với cô đã phải quên đi tuổi xuân vì mải mê dạy học trong vùng sâu. Chính vì thế, điều quan tâm nhất hiện nay trong cương vị quản lý, chính là điều kiện làm việc và cuộc sống cho giáo viên nữ vùng sâu như nhà ở, nhà vệ sinh, phương tiện sinh hoạt tinh thần và chế độ phù hợp để thu hút giáo viên vào vùng sâu công tác.


Cô Liêng Jrang Mary: Nêu gương cho các em học tập.

Cô giáo Liêng Jrang Mary.
Cô giáo Liêng Jrang Mary.
Cũng là giáo viên dạy môn Địa lý, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, đến nay cô giáo Liêng Jrang Mary đã có gần 20 năm dạy học trên chính ngay quê nhà của mình là trường THCS Đạ Sar - Lạc Dương. Giáo viên người trong xã đi dạy cho chính con em mình, nên cô giáo Mary có những ưu thế nhất định trong trường: Am hiểu tập quán của học sinh, hiểu hoàn cảnh gia đình từng em nên rất dễ liên lạc và thuyết phục với cha mẹ các em trong chuyện học tập.


Trong dạy học, khi dạy bằng tiếng Việt nhưng có những chỗ học sinh chưa hiểu cô có thể giải thích thêm bằng tiếng dân tộc cho các em. Cô thường xuyên phối hợp với UBND xã, các đoàn thể và với mục sư trong xã để tuyên truyền ý nghĩa học tập cho các bậc phụ huynh, phối hợp với gia đình vận động các em đến lớp, tránh bỏ học giữa chừng. Cô thường lấy mình như một tấm gương để các em trong buôn noi theo.

“Niềm vui của học trò là niềm vui của chính mình…”

“Niềm vui của học trò là niềm vui của chính mình…"

Viết Trọng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.