Niềm vui ấm áp của những giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Cô Hậu cùng đồng nghiệp và niềm vui bên học sinh.
Cô Hậu cùng đồng nghiệp và niềm vui bên học sinh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không có những lời kêu ca than thở, những cô giáo dạy trẻ tự kỷ ở Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An (Ba Vì – Hà Nội) đã cho chúng tôi thấy niềm vui ấm áp mà các cô lan tỏa tới học trò.

Hạnh phúc giản đơn

Là người gắn bó với trẻ tự kỷ từ những ngày đầu Trung tâm Phục hồi chức năng (PHCN) Thuỵ An thành lập, cô Hồ Hải Hậu - Trưởng khoa tự kỷ - cho biết, cô đến với Trung tâm như một định mệnh. Nhớ lại câu chuyện của nhiều năm về trước, cô Hậu cười và nói: “Tôi đến từ Yên Bái nhưng lại có duyên làm việc ở Trung tâm. Có lẽ thực sự là một định mệnh khi tôi là lứa sinh viên đầu tiên của Khoa Giáo dục đặc biệt - Trường ĐHSP Hà Nội. Một điều tưởng như không may mắn đến với tôi là khi nhận bằng tốt nghiệp đại học thì trên tấm bằng lại không có chữ ký của thầy hiệu trưởng mà chỉ có dấu. Trong quãng thời gian chờ xin lại bằng, tôi tình cờ được một cô giáo gợi ý kết nối tôi với Trung tâm Thụy An, để có tôi – một giáo viên gắn bó với trẻ tự kỷ của ngày hôm nay”.

Khi được hỏi về niềm vui, nỗi buồn của giáo viên dạy trẻ đặc biệt, cô Hậu tâm sự: “Mỗi trẻ tự kỷ có những đặc điểm riêng, không trẻ nào giống trẻ nào. Mỗi trẻ tự kỷ là một thế giới, thế giới ấy đầy bí ẩn nhưng cũng chứa rất nhiều yêu thương, cảm thông và hy vọng. Với chúng tôi, mỗi tiến bộ của các bé là một sự cố gắng liên tục bền bỉ. Đơn giản như có bé vào trường không biết cả đi vệ sinh, nhưng giờ, lúc nào “buồn”, các bé biết tự kéo quần xuống hoặc nắm lấy tay cô giáo chỉ vào nhà vệ sinh để ra hiệu. Và chỉ cần được như thế thôi là đã mừng lắm rồi”!.

“Yêu lắm và cũng thương lắm. Có nhiều bạn cứ tự nhiên khóc, có những lúc lại tự nhiên cười” - cô Hậu vừa kể, vừa vỗ về một cậu bé tự dưng mếu máo khóc trong khi chỉ vừa phút trước vẫn ngồi hồn nhiên tô màu… Cô Hậu cho biết, chuyện bé khóc, bé cười vô cớ như thế này chỉ là những chuyện rất bình thường ở nơi chăm sóc trẻ tự kỷ. Trong cuộc đời làm nghề của mình, cô và các đồng nghiệp không đếm nổi những lần bị học trò xô ngã, thậm chí có lần bị thương tích vì hành vi không kiềm chế của trẻ…

Gần chục năm gắn bó với trẻ tự kỷ, đó cũng là ngần ấy thời gian cô Nguyễn Thị Nụ - giáo viên Khoa can thiệp trẻ tự kỷ dạy học tại Trung tâm PHCN người khuyết tật Thuỵ An gắn bó với hàng trăm câu chuyện về những đứa con đặc biệt của mình.

Cùng chung nỗi niềm với cô Hậu, cô Nụ cho biết, giáo viên dạy trẻ bình thường đã vất vả, còn các cô giáo dạy trẻ tự kỷ còn khó khăn và muôn vàn áp lực. Phần lớn trẻ không tự chủ được bản thân nên các cô lúc nào cũng luôn tay luôn chân. Nào là lo vệ sinh, ăn uống, lo trông chừng lúc trẻ lên “cơn bệnh”, giờ dạy cũng không đơn giản khi mỗi trò đòi hỏi một chương trình phù hợp…Thậm chí, để trẻ nhận biết được một sắc màu, để trẻ không nhại lại câu hỏi, biết thưa khi có người gọi, cũng là cả một “công trình” to lớn trong sự nghiệp của cô.

Vất vả là vậy, nhưng hạnh phúc lại thật giản đơn. Nữ giáo viên này cũng không ít lần rơi nước mắt hạnh phúc khi chứng kiến học trò của mình làm được những điều quá đỗi bình thường để đổi lấy một tiếng gọi mẹ, gọi ba. Thậm chí chỉ là một ánh mắt “biết nói” của các em sau khi cô đánh đổi biết bao giọt mồ hôi, cũng làm cô vui như mình vừa làm nên chiến công.

Những người lái đò thầm lặng

Chúng tôi đến Trung tâm Thụy An trong không khí hân hoan chào đón ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11. Nhưng ở nơi này, không khí hội hè là một điều “vô cùng xa xỉ”, thậm chí gần như không có. “Cũng là giáo viên nhưng ngày 20/11 những cô giáo dạy trẻ tự kỷ như tụi mình hầu như là không được nhận hoa của học trò. Mới năm ngoái đây thôi, một cháu bé đã lên xin tiền tôi để tặng quà cho cô giáo. Lúc đó, tôi cũng phải giải thích với con và hướng cho con tự vẽ tranh để tặng các thầy cô. Thật sự lúc đó, tôi nhìn mà thương học trò rớt nước mắt” - cô Hậu rơm rớm.

Đến ngày Nhà giáo Việt Nam, các cô trong Trung tâm lại tự mua hoa tặng cho đồng nghiệp, an ủi và động viên nhau, nữ giáo viên này vẫn đùa với đồng nghiệp “bọn mình cũng là người lái đò nhưng trong thầm lặng”.

Khi đặt chân tới lớp của thầy Nguyễn Thanh Sơn (giáo viên khu chăm sóc đặc biệt) cũng là lúc các bé chuẩn bị đi ngủ. Vừa quan sát các con, thầy Sơn giọng thì thầm chia sẻ với chúng tôi: Từ ngày đi dạy trẻ tự kỷ, thầy chưa bao giờ có được một giấc ngủ trưa ngon giấc. Có hôm vừa chợp mắt thì có em thức dậy bỗng dưng la hét, gào khóc om sòm, thầy phải bật dậy để dỗ trò. Thậm chí, có cháu không kiểm soát được hành vi chạy đến cào cấu, đánh, nhưng thầy vẫn phải chờ cơn nóng giận của trẻ đi qua.

Là một giáo viên lâu năm nhưng thầy Sơn cũng chưa một lần được chính học trò của mình tặng hoa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Dù vậy, thầy chưa bao giờ thấy buồn lòng, mà càng thấy thương những học trò đặc biệt của mình hơn.

Đọc thêm

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.