Niềm tin mới trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực

PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(PLVN) -“Tôi ấn tượng sâu sắc với Phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW) khoá XII, vì có rất nhiều nội dung phong phú, quan trọng được TW công khai một cách cụ thể. Có lẽ không chỉ riêng tôi, mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đều rất phấn khởi”.

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khi trao đổi với Pháp luật Việt Nam về nội dung của Phiên bế mạc Hội nghị TƯ lần thứ 11, khóa XII vừa diễn ra.

Theo PGS.TS Mạnh, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, lần đầu tiên TƯ đã công khai cụ thể chức danh của 70 cán bộ cao cấp thuộc diện TW quản lý bị kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay. Điều đáng nói, không những bị xử lý kỷ luật, nhiều người còn bị xử lý hình sự. 

“Trong bài phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã công khai tất cả những số liệu này, đem lại niềm tin cho nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng ta đang làm rất mạnh mẽ và quyết liệt. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, qua đó gửi thông điệp đến cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị là không có vùng cấm, không có “hạ cánh an toàn”. Nếu chúng ta không làm tốt công tác này thì không chỉ ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng mà còn là sinh mệnh và sự tồn vong của Đảng và chế độ”- ông Mạnh khẳng định.

Bởi lẽ đó, nguyên Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho biết, ông rất kỳ vọng và tin tưởng vào quyết tâm của Đảng sẽ làm trong sạch bộ máy, lấy lại niềm tin yêu của nhân dân. “Vì trong quá trình chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIII, chúng ta đã làm rất nghiêm túc, đặc biệt là về công tác nhân sự. Lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh là kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những phần tử cơ hội, chạy chức, chạy quyền, có vi phạm…Nhấn mạnh điều này là vừa để những người như thế phải tự giác, vừa là chúng ta có những biện pháp về mặt tổ chức và pháp lý, kiên quyết ngăn chặn ngay từ đầu…

Rút kinh nghiệm từ các khóa trước, lần này chúng ta làm chặt chẽ hơn và quyết tâm hơn, nhất là việc gần đây TƯ ban hành các quy định về trách nhiệm nêu gương; về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Và điều tôi ấn tượng nhất là việc TƯ quy định không được bố trí những người thân quen, anh em trong gia đình vào những chức vụ ở cùng địa phương mà công việc của người này có quan hệ đến người kia.”- ông Mạnh nói.

Một nội dung nữa đem lại sự phấn khởi lớn cho toàn xã hội- theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh đó là TW đã công khai cụ thể về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Theo đó, dự báo đến cuối năm 2019, nước ta có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 5 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức cao, ước đạt trên 6,8%, thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới….

“Mặc dù tình hình chung của thế giới còn nhiều khó khăn, nhưng nước ta lại được đánh giá cao về uy tín trong đầu tư; cùng với đó, nợ công giảm mạnh, xuống mức 55% GDP và ngày càng thấp xa hơn mức trần do Quốc hội quy định; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao, đạt trên 70 tỉ đô la Mỹ…Điều này đã giúp tăng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Khi người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp này thì nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đối sách của Nhà nước.

“Chúng ta đã thể hiện rất rõ quan điểm và gửi thông điệp đến thế giới là kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia, nhưng thông qua phương pháp đấu tranh ngoại giao, đấu tranh pháp lý trong hòa bình. Nhưng khi cần thiết, chúng ta cũng sẵn sàng hy sinh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”- ông Nguyễn Văn Mạnh nói.

Tin cùng chuyên mục

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

Đọc thêm

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.