Niềm ham thích đọc

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tôi biết đọc sớm và có sở thích đọc bất cứ cái gì có chữ lọt vào tay - mẹ kể thế. Ngày bé, tôi mê đọc tới mức ngồi chơi đâu cũng tranh thủ chúi mũi vào đọc sách hoặc đọc báo, đến nỗi ai cũng bảo “sao con bé này nó mê sách báo thế”.

Bố cũng là người thích đọc. Mẹ kể, bố công tác xa trong miền Nam, lúc về tài sản chẳng có gì nhiều ngoài mấy hòm sách. Những năm đầu thập kỷ 80, sách đa phần là sách văn học, tiểu thuyết Nga, Pháp, Trung Hoa hoặc Việt Nam, giấy vàng nâu sần sùi, nhiều lúc còn nổi cộm hạt tạp chất trong trang. Nhưng bố giữ gìn cẩn thận lắm, xếp chồng nặng trĩu cái giá sách. Tôi rất thích mon men đến cái giá sách đó, nhưng bố thường bảo “con chưa đến tuổi đọc những sách này”, như khi tôi lật mấy trang của tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng.

Khoảng 7-8 tuổi là tôi đã đọc hết sạch những tập truyện cổ Andersen hay truyện cổ Grimm của NXB Kim Đồng mẹ mua cho như: “Chú lính chì dũng cảm”, “Bầy chim thiên nga”, “Cô bé bán diêm”, “Vịt con xấu xí”, “Bộ quần áo mới của Hoàng đế”, “Nàng tiên cá”, “Cô bé lọ lem”, “Cô bé quàng khăn đỏ”, “Chú mèo đi hia”, “Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn”... Cuốn truyện mà tôi thích nhất có lẽ là “Totto - chan: Cô bé bên cửa sổ” của Nhật Bản. Cuộc sống của cô bạn Tottochan đồng trang lứa hồn nhiên, nghịch ngợm và ngôi trường đặc biệt trên toa tàu Tomoe cùng thầy hiệu trưởng tuyệt vời Kobayasi mở ra với bao thú vị, làm con nhỏ Việt không thôi mơ mộng.

“Dế mèn phiêu lưu ký” của bác Tô Hoài cũng là cuốn sách gối đầu giường hồi cấp 1 của tôi. Những trang truyện đầy màu sắc về hành trình phiêu lưu và trưởng thành của chú dế mèn dẫn tôi say sưa trong thế giới vừa lạ lẫm vừa thân quen, vừa trẻ con vừa chín chắn. Tôi thun thút đọc bất kể giờ giấc và thường kể lại cho em trai, nhìn nó ngây thơ thích thú lắng nghe mà vui âm ỉ.

Lớn hơn, bố mua những cuốn truyện thiếu nhi dày về cho 2 chị em. Hơn 10 tuổi, tôi đã đọc trọn vẹn những “Không gia đình” (Hector Malot), “Những tấm lòng cao cả” (Edmondo de Amicis), “Hoàng tử bé” (Saint Exupéry), “Cánh buồm đỏ thắm” (Alexander Grin), “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” (Mark Twain), “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Jules Verner), “Tuổi thơ dữ dội” (Phùng Quán)... Cứ một sách cầm tay, leo lên sân tầng hai, nằm lên cái ghế mây thả hồn theo những con chữ là đủ hết cả buổi chiều rảnh rỗi không phải đi học thêm.

Hồi ấy, những năm 92-93, “Doraemon” mới được xuất bản tại Việt Nam và chị em tôi cũng như hàng vạn đứa trẻ khác được trải nghiệm “cơn sốt” sách khi hàng tuần chầu chực bố đèo xe máy đưa ra hiệu sách ở cổng chợ Bãi Bằng mua từng tập. Sau này, lúc lên cấp 3, chứng kiến bọn bạn đồng trang lứa mê đắm nhiều bộ truyện tranh khác như “Thám tử Conan”, “Bảy viên ngọc rồng”, “Thủy thủ Mặt trăng”... hay truyện Nguyễn Nhật Ánh nhưng tôi luôn đứng ngoài cuộc, tự nghĩ mình đã “người lớn” hơn những sách truyện mà tôi cho là... dành cho teen ấy, dù mình cũng chỉ là tuổi teen. Nhưng đến đại học thì gặp một hiện tượng sách toàn cầu khác là “Harry Porter”. Ban đầu định kiến truyện này chỉ dành cho bọn teen nên tôi thờ ơ, cho đến năm 2001 khi sách được chuyển thể thành phim, tôi dịch bài báo nước ngoài đăng báo nên đành ra cửa hàng thuê truyện thuê đọc để hiểu qua đặng để viết sát hơn. Ai dè mê đến nỗi không dứt ra được, đọc hết tập này đến tập khác, về sau còn đi mua để giữ làm kỷ niệm.

Nếu thời cấp 2 là của những sách truyện thiếu nhi đúng tuổi thì khi lên cấp 3 tôi mới bắt đầu đọc các tiểu thuyết trưởng thành. Lúc này, tôi xuống Hà Nội ở nhà bác Lương, anh trai mẹ. Bác là nhà báo và trong nhà cũng có một tủ sách đầy ắp. Nhiều hôm tôi say sưa đọc đến khuya, ngủ gục trên bàn quên không tắt điện khiến bác gái suốt ngày phải nhắc nhở... Tôi nhớ mãi cảm giác mới lạ trong con bé mới lớn là mình khi lần đầu tiên đọc những chi tiết nhạy cảm dục tình trong “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” (Colleen McCullough) hay “Trăm năm cô đơn” (Gabriel Garcia Marquez)...

Lên đại học, tôi ít mua mà hay đi thuê truyện. Cửa hàng quen thuộc là một hiệu cho thuê truyện trên đường Tôn Đức Thắng gần nhà. Nhớ lúc đó chỉ 500 đồng/ngày gì đó. Tôi háo hức với những cuốn tiểu thuyết kinh điển từ “Những người khốn khổ” đến “Bố già”, từ “Kiêu hãnh và định kiến” đến “Những cây cầu ở quận Madison”... và cả những tập truyện Sherlock Holmes, hay những cuốn sách thị trường của Sydney Sheldon.

Cũng giai đoạn này, tôi mới tập trung đọc văn học Việt Nam. Khám phá từ những cái tên quen thuộc đi vào sách giáo khoa như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam... đến những văn tài xuất chúng biết qua báo chí như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu... Từ những người đàn bà viết Trần Thùy Mai, Lý Lan, Phạm Thị Hoài... đến những ngòi bút nam hiện tượng khi ấy như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Thuần, Hồ Anh Thái... Cả những người đọc rồi mới thấy chưa xứng với danh tiếng và lời khen như Nguyễn Thị Thu Huệ, Chu Lai... Lúc này, có con Phượng bạn thân dân chuyên Văn Ams thường cùng đàm đạo, chia sẻ, thấy hứng khởi hơn.

Ra trường, công việc bận rộn hơn cũng khiến tôi bớt thời gian cho việc đọc. Khi ấy, tôi hay đọc các tuyển tập truyện ngắn hay chọn lọc hàng năm của các nhà xuất bản: Hồng Đức, Thanh niên, Thời đại... đủ cả. Trong đó, thích thú và trung thành hơn cả với tuyển tập “Văn Mới” của NXB Đông A do Hồ Anh Thái tuyển.

Văn học nước ngoài tôi chưa đọc được nhiều nhưng tự tin là theo khá sát tình hình văn học Việt Nam. Từ những tác giả gạo cội như Sơn Nam, Nguyễn Xuân Khánh, Trần Dần... đến những tác giả quan trọng thời bản lề như Dương Thu Hương, Dương Hướng, Trần Khắc Trường... Từ những giọng văn xuất sắc đầu thế kỷ như Nguyễn Bình Phương, Thuận, Đoàn Minh Phượng... cho đến những đại diện tiêu biểu của thế hệ mình như Nguyễn Nguyên Phước, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Việt...

Càng đọc càng thấy biển sách mênh mông và luôn không đủ thời gian cho việc đọc. Có nhiều cuốn mua xếp chồng trên giá sách mà... mấy năm chưa đụng đến. Ngày bé tôi gần như là mọt sách trong mắt mọi người, thế mà sau này so ra thấy mình không là gì cả so với bao dân mê đọc ngoài kia. Vì thế, tôi luôn dành một sự nể trọng rất lớn cho những người đọc nhiều.

Đọc thêm

Khi vẻ ngoài không thể 'chữa lành' khoảng trống tâm hồn

Giá trị bền vững để giữ gìn hạnh phúc lâu dài lại không nằm ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ chính phẩm chất, lối sống, sự thấu hiểu và lòng kiên nhẫn. (Nguồn: Lovepik)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, ngoại hình dần trở thành chuẩn mực quan trọng trong việc đánh giá giá trị bản thân, đặc biệt đối với nhiều chị em phụ nữ, khiến họ lao vào cuộc đua làm đẹp, sửa sang nhan sắc. Tuy nhiên, cuộc săn tìm vẻ đẹp bề ngoài lại không thể lấp đầy những khoảng trống về tinh thần, không thể "chữa lành" tâm hồn bên trong cho nhiều người.

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển
Trong suốt bốn mươi lăm năm hoằng hoá suốt lưu vực sông Hằng (Ganges) và vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật đã sống rất nhiều trong rừng. Cây thường được nhắc đến trong Kinh điển, và nhiều loại cây khác cũng gắn bó cuộc đời Đức Phật. 

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc ở Bạc Liêu
(PLVN) - Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học để cống hiến lâu dài cho nhà chùa. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý

Các ngày tốt trong tháng cần lưu ý
(PLVN) - Lịch âm của tháng 10 tương đương với tháng 11 dương lịch. Vào thời điểm này trong năm, thời tiết bắt đầu có sự chuyển giao giữa mùa thu và mùa đông nên trời bắt đầu có những cơn rét đầu mùa.

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế

Chùa Thiên Mụ: Điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Huế
(PLVN) - Chùa Thiên Mụ (còn được gọi là Chùa Linh Mụ) không chỉ là ngôi chùa cổ kính nằm bên dòng sông Hương, mà còn là ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư

Những việc nên làm trong ngày vía Đức Phật Dược Sư
(PLVN) - Ngày 31/10 (tức 29/9 âm lịch) là ngày Vía Phật Dược Sư - vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía Đông (là cõi Tịnh Lưu ly), Ngài có thể giúp dân chúng tăng phước, tăng thọ, tiêu trừ tai nạn.

Những ‘tuyệt chiêu” giúp chị em phụ nữ trở nên thần thái, sang trọng

Các nữ cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Pháp luật Việt Nam tham gia khóa học về thần thái, phong cách thanh lịch.
(PLVN) - Phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp là một lợi thế nhưng phụ nữ có thần thái thì thực sự được nhiều người ngưỡng mộ. Những người phụ nữ này không chỉ nữ toát lên vẻ đẹp sang trọng lôi cuốn, thu hút ánh nhìn từ mọi người mà còn tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp làm tiền đề trên con đường thành công trong cuộc sống và công việc. Vậy làm sao để trở thành một người phụ nữ thần thái và sang trọng?

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp

10 nguyên tắc đạo đức Phật giáo dành cho doanh nghiệp
Mặc dù đạo Phật không đưa ra các tiêu chí hướng dẫn cụ thể nào cho đạo đức kinh doanh, nhưng các nguyên tắc đạo đức cơ bản, có thể được điều chỉnh để tạo ra khuôn vàng thước ngọc cho hành vi đạo đức trong thế giới kinh doanh.

Khi tâm hồn cũng cần được “thải độc”

Nhiều người chọn thiền định như một phương pháp “thanh lọc” tâm trí, “thải độc” tâm hồn. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện đại, khái niệm “thải độc” đã trở nên phổ biến và người ta thường liên tưởng đến việc thanh lọc cơ thể khỏi các độc tố thông qua các phương pháp như detox, ăn kiêng, tham gia các liệu trình sức khỏe. Tuy nhiên, có một khía cạnh ít được chú ý nhưng không kém phần quan trọng, đó là việc thải độc cho tâm trí thì nhiều người đang “bỏ quên”.

Lạc vào không gian văn hóa tại chùa Keo tỉnh Thái Bình

Chùa Keo giống như một cầu nối giữa chốn tiên thiên bồng lai và trần thế hư ảo.
(PLVN) - Uốn mình trong không khí trầm tĩnh, mộc mạc của những ngôi làng ở xã Duy Nhất (tỉnh Thái Bình), chùa Keo hiện lên như một nét chấm phá cổ kính mỹ lệ. Mỗi vị khách ghé thăm chốn thôn quê bình an này đều không kìm được lòng, say đắm ngắm vẻ đẹp nơi đây nhiều hơn một chút...

longformNhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời
(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.

Trị liệu từ “bản giao hưởng” mùi hương

Liệu pháp mùi hương, phương pháp trị liệu tự nhiên, an toàn và hiệu quả. (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Getty Images)
(PLVN) - Khi nói đến mùi hương, mỗi người đều có những cảm nhận riêng: có người thích mùi mưa, có người bị cuốn hút bởi hương hoa cỏ, trong khi người khác lại ưa thích mùi gỗ. Dựa trên những sở thích này, trị liệu bằng mùi hương hay còn gọi là liệu pháp Aromatherapy đã mang đến một giải pháp tự nhiên giúp xoa dịu tâm trí, nâng cao tinh thần và cải thiện sức khỏe.

Ngày đẹp trong tháng chín

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng 10 dương lịch năm 2024 (từ ngày 01/10 đến 31/10), tương ứng với tháng 9 lịch âm (từ ngày 29/08 đến 29/09 âm lịch), mang đến nhiều ngày tốt lành cho các hoạt động quan trọng như cưới hỏi, khai trương, xuất hành.

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường”

Đoàn đại biểu Vesak 2025 chụp hình lưu niệm dưới chân tượng Tượng Di Lặc. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain
(PLVN) - Ngày 28/9, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak.

Vượt qua giới hạn của bản thân

Thái Hà trong ngày chơi dù lượn trên bầu trời. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Có một câu nói khuyết danh như sau: “Ai không bước chân ra khỏi nơi quen thuộc sẽ không hiểu giá trị đích thực của con người”. Trong sự phát triển của công nghệ thông tin, con người dần đánh mất đi bản năng khám phá, sinh tồn mãnh liệt mà ông cha để lại. Hiện nay, để hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, khám phá giới hạn bản thân, nhiều người đã dành trọn niềm đam mê cho các chuyến đi phiêu lưu, mạo hiểm.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.
(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.