Những vụ kiện kỳ cục nhất năm 2014

Van Vleet muốn xem giấy phép hành nghề của những người vũ thoát y để… cầu nguyện cho từng người
Van Vleet muốn xem giấy phép hành nghề của những người vũ thoát y để… cầu nguyện cho từng người
(PLO) - Trước những vụ kiện lạ lùng trong năm, bạn đọc không chỉ mỉm cười vì tính… kỳ cục, mà còn có thể tìm hiểu sự phức tạp trong việc áp dụng luật pháp với từng vụ, ở từng nước.

Đòi cung cấp thông tin người múa khỏa thân  

Chính quyền bang Washington, Mỹ đau đầu trước yêu cầu của David Van Vleet, một công dân của bang này. Van Vleet muốn được  cung cấp tên tuổi, địa chỉ của những người quản lý câu lạc bộ và người hành nghề múa khỏa thân ở  bang Washington, để ông ta có thể… cầu nguyện cho từng người cụ thể. Luật của bang Washington buộc những làm nghề múa khỏa phải đóng 75 USD để xin giấy phép hành nghề. Trên giấy phép hành nghề của từng người có ghi đầy đủ tên thật, nghệ danh, tuổi, địa chỉ, chiều cao, cân nặng, màu mắt … và cả ảnh màu. Những thông tin cá nhân này được chính quyền lưu trữ thành hồ sơ công.
Luật tự do thông tin của liên bang Mỹ cũng như  của bang Washington quy định  công dân có quyền yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp bản sao các hồ sơ công thuộc loại “không nhạy cảm”. Luật cũng không có điều khoản nào bảo vệ sự riêng tư của người hành nghề múa khỏa thân nên chính quyền bang cho rằng yêu cầu của Van Vleet phù hợp với luật pháp, khó lòng từ chối.Tuy nhiên những người hành nghề múa khỏa thân không hề muốn thông tin cá nhân bị tiết lộ.
Trước khi yêu cầu của Van Vleet được đáp ứng, những người hành nghề múa khỏa thân hành động. Hai người trong số họ đã gửi đơn yêu cầu tòa liên bang ra lệnh tạm ngưng việc cho Van Vleet xem hồ sơ về họ với lý do lo sợ cho sự an toàn của bản thân, sợ bị Van Vleet hay những người khác quấy rối. Tháng 11/2014, Thẩm phán Ronald B. Leighton nhìn nhận luật không ngăn cấm nhưng ông quyết định cấm tạm thời việc cung cấp hồ sơ của  khoảng 70 người quản lý và vũ nữ khỏa thân. Sau khi nghe phán quyết của tòa, Van Vleet phàn nàn: “Quan tòa bắt 7 triệu dân của bang Washington câm họng để bảo vệ quyền riêng tư của 70 người múa khỏa thân trên sân khấu”. Chưa biết Van Vleet có tiếp tục kiện lên để đòi quyền tự do thông tin của mình hay không.
Tù nhân kiện nhà tù đòi xem ảnh khỏa thân
Tháng 7/2014, Dwight Pink Jr., 44 tuổi, đang thi hành án tù 56 năm về tội giết người ở nhà tù bang Connecticut, đã  kiện nhà tù về tội vi phạm quyền được hiến pháp công nhận. Lý do Pink nêu trong đơn kiện là nhà tù đã cấm anh ta đọc một quyển sách có tựạ đề “The Atlas of foreshortening”.
Trước đó, từ năm 2011, bang Connecticut  đã ra lệnh cấm phạm nhân xem tất cả các tài liệu (sách, báo, phim ảnh...) chứa đựng những hình ảnh mô tả  hoạt động tình dục hay khỏa thân. Lệnh cấm này không áp dụng  đối với các tài liệu văn  học, nghệ thuật, giáo dục hay khoa học. Quyển “The Atlas of foreshortening” là một quyển sách về hội họa, trong đó tác giả dùng nhiều hình người mẫu khỏa thân để hướng dẫn cách vẽ cơ thể người. Nhà tù cấm vì sách có ảnh khỏa thân nhưng Pink kiện vì đó là sách về nghệ thuật hội họa.
Một trang của quyển sách gây tranh cãi “The Atlas of foreshortening”
  Một trang của quyển sách gây tranh cãi “The Atlas of foreshortening”
Tháng 10/2014, bang Connecticut chính thức giải trình về vụ kiện, khẳng định nhà tù không vi phạm quyền của Pink và việc cấm Pink đọc quyển sách không gây thiệt hại gì cho anh ta. Giải thích của nhà tù gây sự tranh cãi trong dư luận vì có người ủng hộ, có người phản đối.
Ủng hộ hay phản đối đều có tiền lệ để viện dẫn. Trong vụ này, hai vụ kiện khác thường được viện dẫn tới. Vụ thứ nhất, năm 2011, tù nhân Andres Martinez ở nhà tù bang California kiện vì bị cấm đọc tiểu thuyết The Silver Crown, một cuốn sách bị giới phê bình văn học cho là thuộc loại “tiểu thuyết ba xu” đầy chuyện bạo động và dâm dật. Nhà tù cấm với lý do sách có nhiều chỗ mô tả hoạt động tình dục mang tính khiêu dâm rõ ràng. Thua ở tòa dưới, Martinez kiện lên tòa thượng thẩm bang California. Các thẩm phán đã dành thời gian đọc quyển tiểu thuyết và kết luận nó không khiêu dâm một cách rõ ràng và cũng có chút ít giá trị văn học nên cho phép Martinez được đọc.
Vụ thứ hai, năm 2012, tù nhân Akove Ortiz kiện bang Connecticut vì bị cấm giữ tạp chí Playboy. Tòa xử nhà tù làm đúng
Ngụy tạo bằng chứng để vòi tiền McDonald
Tháng 11/2014, Elena Edwards, 38 tuổi, ngụ bang California kiện cửa hàng McDonald’s đòi bồi thường 10 ngàn USD với lý do nắp đậy cốc cà phê mà nhân viên bán hàng của McDonald’s đưa cho mình không an toàn, làm cà phê nóng đổ vào tay khách, gây bỏng cấp độ 2. Kèm theo đơn kiện là hình ảnh thương tích ở tay và giấy tờ chứng minh nữ nguyên đơn đã chữa trị vết bỏng tại một bệnh viện địa phương. Edwads cũng yêu cầu được trả chi phí y tế và trợ cấp theo Luật bảo hiểm lao động. 
McDonald thoát vụ kiện rắc rối vì nhân viên bảo hiểm phát hiện ra người kiện gian lận bằng chứng
 McDonald thoát vụ kiện rắc rối vì nhân viên bảo hiểm phát hiện ra người kiện gian lận bằng chứng
Xem xét các bằng chứng, viên chức bảo hiểm của bang phát hiện các bằng chứng nguyên đơn đưa ra đều là giả mạo. Hình ảnh hai tay bị phỏng đã tải từ website của một bệnh viện, còn giấy tờ chữa bệnh cũng được làm giả. Thay vì nhận được 10 ngàn USD tiền bồi thường như mong muốn, Edwards đối diện với 21 tội gian lận bảo hiểm và bảo hiểm lao động. Theo luật của bang California, tội gian lận bảo hiểm có thể bị phạt tù tới 5 năm và bị phạt tiền tới 50 ngàn USD, hoặc gấp đôi số tiền lừa gạt.
Đã có nhiều người kiện McDonald’s với lý do bị thương do cà phê nóng đổ vào người. Trong số đó, vụ kiện của bà Stella Liebeck nổi tiếng nhất. Bà Liebeck, 79 tuổi, bị phỏng cấp độ 3 sau khi bị cà phê McDonald’s nóng khoảng từ 180 - 190 độ C đổ vào đùi và chân do nắp đậy không chặt. Ban bồi thẩm xử McDonald’s bồi thường tới 2,7 triệu USD; nhưng thẩm phán đã giảm xuống còn 640 ngàn USD (khoangr13 tỉ VNĐ). Số tiền bồi thường hấp dẫn “kích thích” nhiều người đi kiện McDonald’s
Kiện vì mua nhầm “nhà nhện”
Cặp vợ chồng Brian và Susan Trost năm 2007 rất vui vì mua được một căn nhà ưng ý với giá rẻ bất ngờ. Căn nhà ở khu ngoại ô St. Louis, bang Missouri rất rộng rãi, khang trang, trông ra một sân golf  mà  giá chỉ 450 ngàn USD (khoảng gần 10 tỉ VNĐ).
Ngay ngày đầu tiên dọn về nhà mới, bà chủ Susan Trost kinh hoảng khi phát hiện nhện và mạng nhện ở khắp mọi nơi, điều mà khi đi xem ngôi nhà trước khi mua không được phát hiện. Lúc bấy giờ gia đình Trost mới biết họ mua nhầm căn nhà mà người địa phương gọi là “nhà nhện”. Ước tính có tới 6000 con nhện có nộc độc đang chiếm cứ căn nhà. Người bị loại nhện độc này cắn sẽ bị đau nhức thấu xương. Gia đình Trost nhờ tới hai công ty diệt sâu bọ ra tay diệt nhện nhưng  đều thất bại. Gia đình họ đành dọn khỏi ngôi nhà vì sự an toàn của các con họ. Ngôi nhà bị tịch thu để trừ nợ ngân hàng.
Loại nhện độc “ám” căn nhà của gia đình Trost
Năm 2008, vợ chồng Trost kiện chủ nhà cũ với lý do đã không báo cho họ biết căn nhà bị nhện “ám” trước khi họ mua, đồng thời  cũng yêu cầu công ty  State Farm, công ty nhận bảo hiểm cho họ, để yêu cầu đền bù thiệt hại mà họ phải chịu. Đơn kiện của họ được một ban bồi thẩm giải quyết thuận lợi, chấp thuận cho họ được bồi thường 472.110 USD, hơn giá mua ngôi nhà. Tuy nhiên cho đến nay họ chưa nhận được tiền bồi thường công ty nhận bảo hiểm cho chủ cũ, cũng là State Farm. Công ty này không chịu chi trả. Sau đó chủ cũ tuyên bố phá sản.
Với tư cách là công ty bảo hiểm của vợ chồng Trost, State Farm từ chối bồi thường thiệt hại với lý do hợp đồng giữa hai bên có điều khoản loại trừ bồi thường thiệt hại do côn trùng gây ra. Tháng 10/2014, gia đình Trost kiện công ty bảo hiểm State Farm. Luật sư của gia đình Trost nói State Farm phải  bồi thường vì nhện là động vật thuộc lớp nhện, không phải là côn trùng./.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".