Những việc cần làm ngay khi trẻ nhỏ bị say nắng, say nóng

Hình ảnh minh họa. Nguồn ảnh internet
Hình ảnh minh họa. Nguồn ảnh internet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương,nếu trẻ bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần bình tĩnh để có cách xử trí kịp thời, đó là lập tức gọi bác sĩ hoặc xe cấp cứu, đồng thời bế trẻ đến chỗ mát, thoáng khí, lau nước mát và quạt cho bé...

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, thời tiết nắng nóng oi bức, bên cạnh các bệnh lý thường gặp ở trẻ em như bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, da…, phụ huynh cần đề phòng tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ. Trẻ bị say nắng, say nóng có thể bị tăng nhịp tim, khó thở, co giật, hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Say nắng, say nóng nguy hiểm thế nào?

Khi bị nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ cho cơ thể như: giãn nở mạch máu, tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể có khả năng điều hòa thân nhiệt ở một giới hạn nhất định để thích ứng với môi trường xung quanh. Khả năng này ở mỗi người sẽ có một ngưỡng đáp ứng khác nhau.

Khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ tăng nhanh và cao của môi trường bên ngoài, sẽ dẫn đến bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi, gây ra những biến đổi trầm trọng trong cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng: sốt cao trên 40 độ C, buồn nôn và nôn; da nóng, khô, đỏ; tăng nhịp tim, khó thở; có thể bị ảo giác như nói lắp, không kiểm soát được hành vi, co giật hoặc hôn mê; đau, nhức nhói đầu, thậm chí có thể gây tử vong.

Cách xử trí say nắng, say nóng cho trẻ

Các bác sĩ cho Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nếu trẻ bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần bình tĩnh để có cách xử trí kịp thời đó là lập tức gọi bác sĩ hoặc xe cấp cứu, đồng thời thực hiện các biện pháp:

Làm mát cho bé càng nhanh càng tốt bằng cách bế trẻ đến chỗ mát, thoáng khí; lau người bé bằng nước mát và quạt.

"Trong các trường hợp say nắng, say nóng uống hạ sốt như Ibuprofen hoặc Paracetamol không làm trẻ hạ sốt", các bác sĩ cũng lưu ý.

Nếu bé hôn mê, gọi hỗ trợ và hồi sức tim phổi ngay.

Nếu bé còn tỉnh, cho bé uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.

Liên tục theo dõi thân nhiệt tim phổi của bé trong khi đợi bác sĩ và xe cấp cứu.

Ngoài ra, mệt lả do nóng cũng là tình trạng nhiều trẻ nhỏ gặp phải trong mùa hè khi nhiệt độ tăng cao và hoạt động, tập luyện thể lực nhiều giờ dưới trời nóng bức.

Vì vậy, cha mẹ cũng cần chú ý, khi trẻ có các triệu chứng: da lạnh, nhợt nhạt; ra mồ hôi; hoa mắt; ngất; yếu mệt cần sơ cứu ngay bằng cách: Gọi bác sĩ ngay lập tức. Đặt trẻ nằm ở nơi mát mẻ, thoáng khí.Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ thấy tỉnh táo hơn.Sau khi cho trẻ uống 2 – 3 ly nước, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của trẻ và điều trị bù nước phù hợp.Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường đến cơ sở y tế.

Phòng tránh say nắng, say nóng cho trẻ trong mùa hè

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị say nắng, say nóng. Nhiệt độ môi trường là yếu tố quan trọng gây ra các vấn đề sức khỏe nhưng cũng không hoàn toàn là yếu tố quyết định duy nhất, mà còn do ảnh hưởng đồng thời của môi trường kín khí gây khó thở; cơ thể thiếu nước, mặc quần áo quá chật... Ví dụ, trời nóng 36 độ C nhưng con người đứng trong bóng râm, thoáng khí ít có nguy cơ say nắng, say nóng hơn khi họ ở ngoài trời vận động thể lực mạnh dưới cái nóng 32 độ C hoặc bị quần áo che kín (nhất là với trẻ nhũ nhi). Một đứa trẻ ở trong xe hơi đóng kín cửa sẽ dễ bị say nóng do thiếu oxy và bị ánh nắng ở ngoài chiếu thẳng vào dù nhiệt độ môi trường lúc đó chỉ 25 độ C.

Để phòng tránh trẻ bị say nắng, say nóng trong mùa hè, các bậc phụ huynh hãy lưu ý những điều sau: Những ngày nắng nóng, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi; – Không nên cho trẻ vận động ở cường độ cao và liên tục quá 2 giờ đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện, vận động và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.

Cho trẻ dưới 6 tháng bú mẹ nhiều lần hơn (và mẹ cũng phải uống nước nhiều hơn); trẻ từ 6 tháng trở lên có thể cho uống thêm nước đun sôi để nguội sao cho trẻ đi tiểu ít nhất từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng nhắc nhở con uống nước thường xuyên, tránh để trẻ bị mất nước.

Không thay đổi đột ngột môi trường của trẻ. Nếu trẻ vừa đi ngoài về tránh cho vào phòng điều hòa ngay. Không nên để trẻ chạy nhảy, ra vào giữa phòng điều hòa và không gian nóng bức bên ngoài.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, phụ huynh cần trang bị đầy đủ mũ, quần áo, kính mắt, khẩu trang hoặc che chắn cẩn thận cho trẻ trước khi đi ra ngoài trời nắng.Nếu cho trẻ đi ô tô, tuyệt đối không để trẻ 1 mình trên xe. Khi đỗ, cần chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào xe gây tăng nhiệt độ.Hãy tắm cho các trẻ bằng nước mát khi nhiệt độ ngoài trời cao, nắng nóng gay gắt. Việc này sẽ giúp điều hòa thân nhiệt của các bé.

Đồng thời, bổ sung dinh dưỡng và vitamin đầy đủ cho trẻ để tăng sức đề kháng và sức khỏe.Đối với trẻ lớn phụ huynh nên động viên trẻ tập luyện thể thao thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống hơn, tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.

Theo dự báo thời tiết, nắng nóng còn diễn ra trên diện rộng ở hầu hết cả nước, vì vậy, cha mẹ hãy chú ý những thông tin trên để chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho con.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.