Những trường hợp nào người vi phạm giao thông được tự bảo quản phương tiện?

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/5/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Có địa chỉ cụ thể, có tiền bảo lãnh sẽ được xem xét giao tự bảo quản phương tiện

Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi quy định giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Cụ thể, phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong hai nhóm điều kiện sau thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

Các trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản gồm: Phương tiện giao thông của vụ vi phạm pháp luật là vật chứng của vụ án hình sự; phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa; biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị  xóa số khung, số máy.

Điều kiện thứ nhất, cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.

Điều kiện thứ hai, tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.

Về trình tự giải quyết việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, Nghị định quy định: Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện.

Cá nhân vi phạm khi gửi đơn phải gửi kèm theo bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng, chứng thực sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có giấy tờ chứng minh về địa chỉ nơi đóng trụ sở hoạt động của tổ chức đó.

Trường hợp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân thì cá nhân vi phạm cung cấp số định danh của mình cho cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ khi gửi đơn đề nghị.

Trong thời hạn không quá 2 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm, bảo quản. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. Trường hợp không giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản gồm 2 bản, mỗi bên giữ một bản.

Cùng với việc lập biên bản khi giao phương tiện, người có thẩm quyền tạm giữ phải tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh. Việc tạm giữ giấy chứng nhận phải được lập thành biên bản.

Không được sử dụng phương tiện vi phạm tham gia giao thông trong thời gian được giao bảo quản

Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh tình huống mà nếu không kịp thời di chuyển, thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện sẽ gây thiệt hại đến phương tiện thì được thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện nhưng ngay sau đó phải thông báo cho người có thẩm quyền tạm giữ biết.

Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu tổ chức, cá nhân để xảy ra mất, đánh tráo, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, thay thế, hủy hoại, làm hư hỏng phương tiện thì phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, hậu quả do hành vi mà mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm

Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 4/2024

Ảnh minh hoạ
(PLVN) -  Quy chuẩn quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của ngành y tế… là một trong những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2024.

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2024

Nhiều thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024. (Ảnh: laodong.vn)
(PLVN) - Trong tháng 4/2024, một số chính sách mới sẽ có hiệu lực như: Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi THPT năm 2024; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện phòng cháy, chữa cháy; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng…

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.
(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.