Những trạm quân dân y không biên giới

Bác sĩ quân dân y BĐBP khám chữa bệnh cho cán bộ và người dân nước bạn Lào
Bác sĩ quân dân y BĐBP khám chữa bệnh cho cán bộ và người dân nước bạn Lào
(PLO) - Với chủ trương 4 cùng, các bác sĩ, chiến sĩ quân y Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã kết hợp với các trạm y tế tuyến cơ sở không quản ngày đêm cắm bản, trèo đèo, lội suối, băng rừng đến từng bản làng, tới từng gia đình vùng cao huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và nhân dân của nước bạn Lào chữa bệnh, tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, ăn, ở hợp vệ sinh cho người dân. 

Điểm tựa của đồng bào biên giới

Trạm xá quân dân y Biên phòng là tuyến y tế cơ sở của ngành Quân y, trực tiếp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho bộ đội và người dân địa phương. Kể từ khi có các trạm này, công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bà con dọc tuyến biên giới đã được cải thiện đáng kể. Nhờ có sự hỗ trợ, cung cấp trang thiết bị, nguồn thuốc của Bộ Tư lệnh BĐBP và Sở Y tế Thừa Thiên Huế, nên các trạm quân y tuyến cơ sở không chỉ điều trị cho bà con những bệnh thông thường mà còn cả một số bệnh nặng.

Cùng với việc tổ chức khám, cấp thuốc tại trạm, các chiến sĩ quân y cũng thường xuyên đến từng bản, tới tận các gia đình khám và cấp phát các loại thuốc trị những bệnh thông thường như cảm cúm, tiêu chảy, viêm nhiễm hô hấp cho người dân. Ngoài ra, các chiến sĩ quân y còn hướng dẫn người dân thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh bản làng, nằm màn tránh muỗi và xây dựng khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi cách xa nhà ở để bảo vệ sức khỏe. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con loại bỏ dần những phương pháp chữa bệnh hủ tục lạc hậu, nhờ vậy mà ý thức của đồng bào đã có sự chuyển biến căn bản, mỗi khi có người ốm đau là bà con luôn tìm cách đưa đến trạm quân dân y Biên phòng để được khám chữa bệnh và cấp phát thuốc.

6h sáng một ngày tháng 6, chúng tôi có mặt tại quân y xã Nhâm, thuộc đồn Biên phòng Nhâm, mặc dù còn rất khá sớm nhưng chúng tôi thấy rất đông bà con đứng chờ sẵn để được các bác sĩ quân y khám, chữa bệnh. Chị Kêr Thị Thân (trú tại thôn A Bả, xã Nhâm, huyện A Lưới) tâm sự: “Ngày trước, mỗi khi có bệnh, chị Thân cũng như bà con trong bản thường chữa bệnh bằng những phương pháp hủ tục lạc hậu, phó mặc số phận cho “con ma rừng”. Nhưng giờ đây, cứ mỗi lần trong gia đình có người bị bệnh chị Thân liền đưa ngay đến trạm y tế để các bác sĩ quân y thăm khám và chữa trị. Nhà cách trạm y tế hơn 20km đường rừng nên mỗi lần muốn đến trạm y tế khám, chữa bệnh là cả nhà chị phải khăn gói lên đường từ lúc trời còn chưa sáng”. 

Thiếu tá, Bác sỹ Đặng Hồng Minh, Trạm trưởng Trạm quân dân y xã Nhâm chia sẻ: “Trước đây, anh em trong trạm phải đến tận nơi vận động và đưa người dân đến phòng khám chữa bệnh. Khi bà con đến đây để khám chữa bệnh thì chúng tôi xác định phải tìm mọi cách để chữa lành bệnh cho họ khi đó nói họ mới nghe theo. Bằng những nỗ lực cố gắng của anh em y sỹ nên giờ đây khi bị đau ốm là người dân đã chủ động đến trạm xá để khám và xin thuốc điều trị. Chính nhờ sự ân cần, chân thành đó mà anh em quân y chúng tôi đã tạo được niềm tin và tình cảm sâu sắc đối với đồng bào nơi đây”.

Vượt biên giới khám chữa bệnh cho quân dân nước bạn Lào

Trên tuyến biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 5 Trạm quân dân y Biên phòng đóng tại địa bàn các xã đặc biệt khó khăn như xã Hồng Thái, Hồng Vân, Đông Sơn, A Đớt và xã Nhâm, không chỉ là chỗ dựa tin cậy về sức khỏe cho bà con dân tộc dọc tuyến biên giới mà các trạm quân dân y còn phục vụ, khám chữa bệnh miễn phí cho hàng trăm lượt cán bộ và người dân ở các bản làng thuộc vùng biên giới của nước bạn Lào. 

Rời trạm quân y xã Nhâm, chúng tôi lại vượt quãng đường hơn 50km để đến Trạm quân y A Đớt. Khá may mắn hôm nay các bác sĩ quân y của trạm tổ chức vượt biên giới để khám chữa bệnh cho lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn Lào và chúng tôi được các bác sĩ của trạm đồng ý cho theo. Địa điểm mà đoàn chúng tôi đến để khám chữa bệnh là nơi đóng quân của Đại đội bảo vệ biên giới 531 và Trạm Công an cửa khẩu Tà Vàng của nước CHDCND Lào. Thiếu úy SengPhaSith ChanThaVong chia sẻ: “Từ đơn vị chúng tôi đóng quân vào đến trung tâm huyện Kà Lừm phải mất cả tuần đi đường. Nên mỗi khi có vấn đề gì về sức khỏe, anh em ở trạm chúng tôi đến ngay Trạm quân dân y A Đớt để được khám, chữa bệnh và được các y bác sĩ ở đây nhiệt tình giúp đỡ. Chúng tôi cảm ơn bác sĩ bộ đội Việt Nam rất nhiều”.

Sau đó, chúng tôi mất hơn 1h đồng hồ trèo đèo lội suối đến với bản Ka Lô- bản được BĐBP Thừa Thiên Huế nhận đỡ đầu, giúp đỡ để khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tuyên truyền và vận động người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, thực hiện ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh môi trường để đảm bảo sức khỏe.

Đại tá Nguyễn Văn Hiền, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Ngoài việc tăng cường đội ngũ y, bác sĩ, trang bị thêm cơ sở vật chất, thời gian tới Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh sẽ phối hợp cùng với ngành chức năng trong và ngoài quân đội xây dựng các Trạm xá quân dân y Biên phòng thành địa chỉ khám chữa bệnh cho các đối tượng bảo hiểm y tế. Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con các dân tộc, các xã lân cận và nhân dân các bản đối diện của nước bạn Lào. Cùng với đó hệ thống y tế dự phòng cũng sẽ được quan tâm hơn để nâng cao khả năng chủ động giám sát, phát hiện sớm và khống chế dịch bệnh”.

Những việc làm đầy ý nghĩa và thiết thực của cán bộ, chiến sĩ quân y BĐBP Thừa Thiên Huế đã góp phần đảm bảo sức khỏe cho bà con sinh sống tại các bản làng hai bên biên giới, dịch bệnh hầu như không còn diễn ra, cuộc sống của người dân hai bên biên giới ngày càng được cải thiện, ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, cũng đóng góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng tình đoàn kết, gắt bó lâu đời của quân và dân hai bên biên giới Việt - Lào./.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.