Những tòa nhà tái định cư bỏ hoang: Lãng phí, thất thoát kéo dài

(PLO) - Trên thực tế, Hà Nội hiện vẫn còn hàng trăm căn hộ TĐC chưa có quyết định bố trí, trong đó có những dự án về cơ bản xây dựng xong nhưng vẫn bỏ hoang nhiều năm nay.
Những tòa nhà tái định cư bỏ hoang: Lãng phí, thất thoát kéo dài

Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành GPMB khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư (TĐC) cho hơn 19.000 hộ dân. Điều này cho thấy nhu cầu về quỹ nhà TĐC ở Hà Nội rất lớn. Thế nhưng, trên thực tế vẫn còn hàng trăm căn hộ TĐC chưa có quyết định bố trí, trong đó có những dự án về cơ bản xây dựng xong nhưng vẫn bỏ hoang nhiều năm nay.

Một nghịch lý đang diễn ra, một mặt khẩn trương xây xong dự án mới nhưng các dự án đã xây dựng xong trước đây lại bỏ trống. Đơn cử như tòa TĐC D4 Tạ Quang Bửu khang trang vẫn bị bỏ hoang nhiều năm. Theo đại diện Công ty TNHH bảo vệ Việt Dũng đang trông giữ toà nhà, đây là dự án TĐC với khoảng 144 căn hộ do Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm chủ đầu tư. Năm 2015, chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện dự án sau nhiều năm gián đoạn song đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Nguyên nhân được cho là đang chờ dự án đền bù trước mặt đường Đại Cồ Việt mới bố trí người dân về đây được. Bên cạnh đó, nhiều căn hộ đã được bàn giao mà người dân không về ở. Trong khi đó, số người dân ở “ảo” chờ bán lại, hưởng chênh lệch giá chiếm phần đông. Tình trạng này đang gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư lớn của thành phố.

Ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho rằng, chỉ khi nào chất lượng công trình gắn với trách nhiệm chủ đầu tư, dự án TĐC mới tốt được. Hầu hết các khu nhà TĐC trên địa bàn Hà Nội nói chung đều xây dựng theo cơ chế bao cấp. Khi xây xong, dù chất lượng ra sao cũng được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư chỉ xây dựng công trình, rồi bàn giao cho đơn vị khác quản lý, gần như không còn trách nhiệm trong việc bảm đảm chất lượng trong suốt quá trình sử dụng.

Dưới đây là một số tòa nhà TĐC như vậy:

Khu TĐC D4 - Tạ Quang Bửu, cao 24 tầng do Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm chủ đầu tư dù đã xây xong gần chục năm nay vẫn… bỏ hoang chờ nghiệm thu.
Khu TĐC D4 - Tạ Quang Bửu, cao 24 tầng do Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm chủ đầu tư dù đã xây xong gần chục năm nay vẫn… bỏ hoang chờ nghiệm thu.
Khu TĐC 8C - Tạ Quang Bửu cũng thuộc chủ đầu tư Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm đến nay vẫn còn hơn 20 căn chưa bố trí người dân vào TĐC.
Khu TĐC 8C - Tạ Quang Bửu cũng thuộc chủ đầu tư Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm đến nay vẫn còn hơn 20 căn chưa bố trí người dân vào TĐC.
Khu TĐC N01 - N02 Tây Nam Đại học Thương mại của Ban quản lý Sở Xây dựng Hà Nội nằm ngay trên mặt đường Lê Đức Thọ - Cầu Giấy với quy mô bề thế nhưng số người về “ở thật” không nhiều. Chủ yếu vẫn đang được nhiều sàn và hộ gia đình đứng ra rao bán công khai.
Khu TĐC N01 - N02 Tây Nam Đại học Thương mại của Ban quản lý Sở Xây dựng Hà Nội nằm ngay trên mặt đường Lê Đức Thọ - Cầu Giấy với quy mô bề thế nhưng số người về “ở thật” không nhiều. Chủ yếu vẫn đang được nhiều sàn và hộ gia đình đứng ra rao bán công khai.
Chung cư TĐC Hoàng Cầu với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thiện song số người dân về ở còn lác đác. Hàng trăm suất ngoại giao căn hộ vẫn được bán với giá trên 30 triệu đồng/m2.
Chung cư TĐC Hoàng Cầu với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thiện song số người dân về ở còn lác đác. Hàng trăm suất ngoại giao căn hộ vẫn được bán với giá trên 30 triệu đồng/m2.
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.