Những thương hiệu góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới"

Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới
Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 được thống nhất lan tỏa một chủ đề xuyên suốt mang tính chiến lược: “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới”. Trên con đường hiện thực hóa đó có sự chung tay, góp sức của nhiều doanh nghiệp uy tín hàng đầu.

Khát vọng chinh phục toàn cầu

Tại họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Tập đoàn Trung Nguyên Legend (Trung Nguyên Legend) – đơn vị tài trợ đặc biệt của Lễ hội - đã có bài tham luận với chủ đề: “Hành trình để cà phê Việt Nam chinh phục toàn cầu”. Bài tham luận chia sẻ những sáng kiến và bài học kinh nghiệm của Trung Nguyên Legend trên hành trình hiện thực hóa khát vọng tạo dựng vị thế cho thương hiệu cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, đưa ngành cà phê Việt Nam đạt 20 tỷ USD trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.

Bằng khát vọng lớn, tinh thần phụng sự và những chiến lược đúng đắn, Trung Nguyên Legend đang góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa cam kết và khát vọng đưa Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”, Đắk Lắk trở thành điểm đến cà phê thế giới.

Tất cả các kỳ Lễ hội Cà phê qua, Trung Nguyên Legend đã luôn đồng hành tổ chức các hoạt động, góp phần tạo nên thành công của sự kiện.

Tiếp tục kế thừa và phát huy các kết quả đạt được, với mong muốn góp phần tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 hấp dẫn, ấn tượng, xứng đáng là “Điểm đến của cà phê thế giới”, và khẳng định sự cam kết góp phần hiện thực hóa đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”, Tập đoàn Trung Nguyên Legend tiếp tục tham gia đồng hành tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc.

Cụ thể, Tập đoàn Trung Nguyên Legend trực tiếp triển khai một số chương trình chính của Lễ hội, gồm: Lễ hội đường phố với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Nơi hội tụ 3 nền văn minh cà phê thế giới”; Tổ chức cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật “Cà phê Việt Nam – Hành trình kiến tạo di sản văn hóa thế giới”; Tổ chức Triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới”.

Những hoạt động này đã mang đến những kiến thức và góc nhìn thú vị về lịch sử, văn hóa và giá trị của cà phê xuyên suốt qua 3 nền văn minh cà phê thế giới: Ottoman – Roman – Thiền.

Suốt chặng đường phát triển và sáng tạo, Trung Nguyên Legend luôn khẳng định thương hiệu và nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta. Đồng thời, phát huy những giá trị văn hóa, xã hội từ việc tạo nên thương hiệu cà phê chất lượng cao, nơi hội tụ nghệ thuật chế biến, thưởng lãm cà phê, quy tụ cộng đồng hàng tỷ người yêu và đam mê cà phê trên toàn cầu hướng về.

Đắk Lắk phấn đấu là trung tâm điện gió của Tây Nguyên

Đắk Lắk phấn đấu là trung tâm điện gió của Tây Nguyên

Tạo đà phát triển

Không chỉ có Trung Nguyên Legend, Công ty C phn Phân bón Bình Điền - Nhà tài tr Kim cương của Lễ hội cà phê lần thứ 8 cũng là đơn vị đang góp phần hiện thực hóa hiện thực hóa mục tiêu đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền từng tham gia lễ hội với nhiều hoạt động: Tổ chức hội thi Nhà nông đua tài dành cho nông dân trồng cà phê mà thí sinh chủ yếu là bà con người dân tộc thiểu số, nội dung tập trung vào kỹ thuật trồng, chăm bón, chế biến, bảo quản cà phê; Tổ chức hội thảo khoa học về sử dụng phân bón hợp lý cho cây cà phê, các kỹ thuật mới về trồng, chăm bón cà phê, các chủ trương của TW và địa phương về phát triển cà phê bền vững; Tổ chức Đêm hội vào mùa, trong đó có phần vinh danh nông dân sản xuất giỏi,… Đóng góp cho lễ hội thành công là một phần, cho người trồng cà phê, ngành cà phê Tây nguyên phát triển bền vững, để hương vị cà phê Ban Mê ngày càng bay xa mới là cái đích đến của Phân bón Bình Điền.

Gần đây, Đắk Lắk đang được xem là điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư trong nước, khi chỉ trong thời gian rất ngắn đã có hàng loạt “ông lớn” đến tìm kiếm cơ hội đầu tư và nhanh chóng triển khai dự án vào mảnh đất đầy tiềm năng và lợi thế này. Đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo, với sự quan tâm của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Gruop), Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk (Tập đoàn Xuân Thiện), góp phần cùng Đắk Lắk thực hiện hoàn thành mục tiêu trở thành Trung tâm năng lượng của vùng Tây Nguyên.

Cụ thể, Trung Nam Group (Nhà tài trKim cương của Lễ hội cà phê lần thứ 8), là nhà đầu tư số 1 Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với tổng số dự án và công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Qua hơn 18 năm hoạt động và phát triển, Trung Nam Gruop đã triển khai nhiều dự án trọng điểm ở các lĩnh vực Hạ tầng xây dựng, Bất động sản, Công nghệ thông tin và Năng lượng. Trong đó, lĩnh vực năng lượng hiện được xem là mũi nhọn của Trung Nam Group với các dự án về thủy điện, điện gió và điện mặt trời. Tại Đắk Lắk, Trung Nam Gruop đã đầu tư Dự án điện gió, công suất 400MW tại địa bàn huyện Ea H’Leo và nhà máy đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2011. Trong suốt thời gian đầu tư thực hiện dự án tại Đắk Lắk, Trung Nam Group đã luôn có những hoạt động đồng hành - chia sẻ cùng lãnh đạo cũng như người dân thông qua các hoạt động hỗ trợ kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn.

Còn Tập đoàn Xuân Thiện (cùng là Nhà tài trKim cương của Lễ hội cà phê lần thứ 8), thành lập từ năm 2000 từ nền tảng là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, dân dụng và công nghiệp, hơn 22 năm qua, Tập đoàn Xuân Thiện đã thể hiện rõ vai trò tiên phong của doanh nghiệp bằng những dự án đầu tư tầm cỡ, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Với triết lý kinh doanh “Xanh - Sạch - Bền vững”, Tập đoàn Xuân Thiện phát triển hệ sinh thái đa ngành nghề bao gồm 6 lĩnh vực hoạt động: Năng lượng, Vật liệu xây dựng - Thép xanh; Nông nghiệp công nghệ cao; Vận tải và logistics; Khách sạn - Du lịch; Đạo tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tiên phong phát triển theo chiến lược bền vững cho một tương lai tươi sáng.

Tại Đắk Lắk, Tập đoàn Xuân Thiện đã hoàn thành đầu tư cụm Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp, công suất 830 MWp với tổng mức đầu tư hơn 16.500 tỷ đồng. Dự án đi vào hoạt động, bước đầu doanh thu trung bình đạt 200 tỷ đồng/tháng; đóng góp vào ngân sách địa phương (thuế VAT) 20 tỷ đồng/tháng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với mức thu nhập cao, ổn định. Dự kiến đến năm 2027, sau khi hoàn vốn sẽ, dự án sẽ nộp ngân sách địa phương (bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT) khoảng 2,5 tỷ đồng/ngày.

Với Công ty cổ phần Đầu tư Tập đoàn Hoàng Phát (Hoàng Phát - Nhà tài trVàng của Lễ hội cà phê lần thứ 8),sau 12 năm hình thành và phát triển, Hoàng Phát đang ngày càng lớn mạnh và đang đặt mục tiêu đầu tư một loạt dự án bất động sản lớn, góp phần vào sự phát triển diện mạo đô thị của các địa phương. Hiện nay Hoàng Phát bắt đầu đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm và nỗ lực phát huy mọi nguồn lực để tạo ra sự tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh thị trường, trong đó đầu tư xây dựng các dự án vẫn được Hoàng Phát xác định là nòng cốt, đảm bảo sự phát triển bền vững trong dài hạn. Tại Đắk Lắk, Hoàng Phátđang triển khai đầu tư dự án Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng An Lạc Viên, với quy mô gần 100ha trên địa bàn huyện Buôn Đôn, góp phần nâng tầm diện mạo đô thị Đắk Lắk.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), tại Lễ hội cà phê lần này, Agribank cũng là Nhà tài trVàng. Đến nay, mạng lưới của Agribank đã phủ rộng khắp khu vực Tây Nguyên, với 137 chi nhánh và phòng giao dịch. Đây là một trong những ưu thế lớn của Agribank so với các tổ chức tín dụng khác nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn nhanh nhất, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phát triển. Việc Agribank đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 như một lời tri ân sâu sắc tới khách hàng, đối tác, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh cà phê Đắk Lắk - Cà phê Việt Nam ra thế giới.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank - là đơn vị đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột qua các kỳ tổ chức. Trong nhiều năm qua, Ngân hàng này đã tham gia tài trợ cho nhiều dự án phát triển cây cà phê ở vùng đất Tây Nguyên. Ngoài đầu tư vốn vào trồng cây cà phê, chế biến và phát triển các sản phẩm cà phê, Vietcombank còn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiều công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tại lễ hội lần này, đơn vị thiết kế gian hàng chuyên nghiệp tại Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê, tạo sức hút với khách hàng và tổ chức các hoạt động thiết hỗ trợ người tiêu dùng như: miễn phí mở tài khoản trên Digibank, miễn phí phát hành thẻ ghi nợ vật lý, tư vấn phát hành thẻ tín dụng, sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, tổ chức, bảo hiểm.... Đây cũng là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (1/4/1963-1/4/2023).

Đối với, Tổng Công ty phân bón và hóa chất Dầu khí - Công ty Cổ phần (Đạm Phú Mỹ) - PVFCCo - đã sản xuất và cung ứng cho ngành nông nghiệp hàng chục triệu tấn phân bón, mang lại lợi nhuận 30 nghìn tỉ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 6 nghìn tỉ đồng.

Với slogan “Cho mùa bội thu”, suốt từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, PVFCCo luôn tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư để tạo ra những sản phẩm phân bón chất lượng cao, góp phần cùng bà con nông dân tạo nên những vụ mùa bội thu. Từ chỗ chỉ có một sản phẩm duy nhất là phân Urê ở giai đoạn đầu, đến nay PVFCCo đã có bộ sản phẩm phân bón khá toàn diện gồm: Đạm Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, các công thức đa dạng của NPK Phú Mỹ và liên tục cho ra những sản phẩm mới như: Đạm Kebo hay gần đây nhất là NPK hữu cơ vi sinh - dòng sản phẩm phân bón hỗn hợp vô cơ chứa vi sinh vật có ích đầu tiên của thị trường. Trong đó, thương hiệu Đạm Phú Mỹ nhanh chóng khẳng định uy tín và góp phần tăng niềm tự hào về thương hiệu Việt, thiết thực thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng với các Bộ, Ngành Trung ương, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực phấn đấu để phát triển nhanh và bền vững, trong đó thành phố Buôn Ma Thuột đang được xây dựng thành “Thành phố cà phê của thế giới”. Để hiện thực hóa được mục tiêu đó thì còn nhiều việc phải làm và cần có lộ trình triển khai một cách khoa học, bài bản, thành phố phải mang bản sắc, dấu ấn riêng không lẫn với bất kỳ đô thị lớn nào trên thế giới. Trên chặng đường đó rất cần sự chung tay, góp sức của các nhà khoa học và doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau./.

Các nhà tài trợ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Các nhà tài trợ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Các thương hiệu đã tài trợ cho Lễ hội cà phê

*Nhà tài trợ đặc biệt: Tập đoàn Trung Nguyên Legend.

*Nhà tài trợ Kim cương: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền; Trung Nam Gruop; Tập đoàn Xuân Thiện.

*Nhà tài trợ Vàng: Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Hoàng Phát; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Tổng Công ty phân bón và hóa chất Dầu khí - Công ty Cổ phần (Đạm Phú Mỹ).

*Nhà tài trợ Bạc: Viễn thông Đắk Lắk - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Đắk Lắk.

*Nhà tài trợ Đồng: Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex; Công ty TNHH MTV Xuất Nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk; Công ty Điện lực Đắk Lắk; Ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Đắk Lắk; Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên; Ngân hàng TMCP Quân đội; Doanh nghiệp quảng cáo Trang trí nội thất Lê Nguyễn; Công ty Cổ phần Du lịch Cộng đồng Ko Tam; Công ty TNHH Phân bón Hàn - Việt.

*Nhà vận chuyển chính thức: Tổng Công ty hàng không Việt Nam; Tổng Công ty Cổ phần hàng không Pacific Airlines.


Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.