Những thí sinh đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(PLVN) - Dù mắc căn bệnh ung thư quái ác nhưng nam sinh vẫn xin mẹ được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT với ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Đó chỉ là một trong những thí sinh đặc biệt của kỳ thi năm nay.

Nam sinh vừa truyền xong hóa chất đi dự thi tốt nghiệp

Lê Tiến Quang Minh là học sinh Trường THPT Mỹ Đức A (Hà Nội) bước vào kỳ thi tốt nghiệp khi vừa trải qua đợt xạ trị lần thứ 5 cách đây vài ngày. 

Ở độ tuổi 18 mang trong mình bao ước mơ, hoài bão, nam sinh sốc khi nhận được tin mình bị mắc căn bệnh ung thư phần mềm cẳng chân.

Bố bị ung thư thận cách đây 12 năm, còn Minh được phát hiện bị bệnh khoảng tháng 3/2020. Em phải nghỉ học giữa lúc kỳ thi tốt nghiệp THPT đang cận kề. Nam sinh trải qua cuộc phẫu thuật đầu tiên an toàn. Minh bắt đầu bước vào phác đồ hóa trị của bác sĩ.

Nam sinh Lê Tiến Quang Minh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh Vietnamnet.
Nam sinh Lê Tiến Quang Minh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh Vietnamnet. 

Đợt truyền hoá chất thứ 5 kết thúc trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vài ngày, Minh tha thiết xin mẹ cho về sớm để kịp chuẩn bị cho kỳ thi.

Trở về từ bệnh viện, Minh mệt gần như không ăn uống được gì. Những cơn đau đầu liên tục khiến em không thể tập trung nhìn vào sách vở. Nghỉ học nhiều làm thời gian ôn tập các môn bị hạn chế, do đó, tranh thủ bất kỳ lúc nào tỉnh táo, Minh lại lôi sách vở ra học.

Ngoài Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Minh còn đăng ký thêm ngành Công nghệ thông tin của ĐH Thăng Long và ĐH Mỏ - Địa chất. 

Thí sinh 53 tuổi thi tốt nghiệp để làm gương cho con cháu

Tại điểm thi THPT Chu Văn An (TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), ông Nguyễn Văn Cường (SN 1968) là thí sinh đặc biệt nhất. 

Ông Cường là cán bộ Hội Cựu chiến binh của xã Nghĩa Thắng. Ba năm trước, ông theo học lớp bổ túc văn hóa của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Nông với quyết tâm phải có được tấm bằng THPT.

Thí sinh Nguyễn Văn Cường dự thi khi bước sang tuổi 53. Ảnh Dân trí
 Thí sinh Nguyễn Văn Cường dự thi khi bước sang tuổi 53. Ảnh Dân trí

Hàng tuần, ông tranh thủ thứ 7, chủ nhật chạy từ nhà lên trường học. Duy trì suốt 3 năm qua, bất kể trời mưa hay nắng. Ông tâm sự “việc đạt điểm cao, lấy được bằng tốt nghiệp THPT cũng quan trọng, thế nhưng quan trọng hơn là vượt lên chính mình, để con và cháu mình thấy được sự phấn đấu, nỗ lực của mình”. 

Thí sinh 35 tuổi thi tốt nghiệp lần 2

Ở tuổi 35, chị Nguyễn Thị Tuyền (Nghệ An) đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để lấy điểm xét tuyển. Chị Tuyền đã tốt nghiệp 15 năm, ở một trường THPT ở Nghệ An, sau đó chị tốt nghiệp Đại học Mở TP HCM.

Gần 10 năm ở Pháp, tháng 9/2019 chị về Việt Nam. Vì quá yêu trẻ, chị nuôi ý tưởng tâm huyết giúp trẻ nghèo khó khăn nhưng bị khiếm khuyết. Từ tỉnh Bình Dương, chị lên TP HCM để dự thi ở địa điểm Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) với 3 môn văn, sử, địa.

Chị Nguyễn Thị Tuyết tại điểm thi trường Lê Qúy Đôn (TP HCM). Ảnh VOV
 Chị Nguyễn Thị Tuyết tại điểm thi trường Lê Qúy Đôn (TP HCM). Ảnh VOV

Chia sẻ về động lực, hình thức ôn, chị nói: "Năm ngoái ngành này lấy 19,5 điểm, tôi phải cố gắng bằng hoặc vượt mức chuẩn này. 3 tháng qua khi có lịch thi tốt nghiệp, tôi tự mày mò ôn trên mạng, mở tivi xem dạy trực tuyến, qua nhà hàng xóm mượn vở sách của cháu để xem thêm."

Điểm thi với màu áo cà sa và áo lính 

Trong khi đó, tại điểm thi Trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng) có điểm đặc biệt khi một số thí sinh là các tăng sinh của Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ và thí sinh là các chiến sĩ nghĩa vụ thuộc BCH quân sự tỉnh và Bộ đội biên phòng.

Theo Sở GD&ĐT Sóc Trăng, tại điểm thi Trường THPT Hoàng Diệu có 692 thí sinh; trong đó có 100 thí sinh tự do và 30 thí sinh là tăng sinh của trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ.

Các tăng sinh của Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh Giáo dục và thời đại
 Các tăng sinh của Trường BTVH Pali Trung cấp Nam Bộ dự thi tốt nghiệp THPT. Ảnh Giáo dục và thời đại

Các tăng sinh theo học Văn hóa theo chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT của Bộ GD&ĐT, đồng thời học Ngữ Văn Khmer và tiếng Pali theo kế hoạch, chương trình, sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT ban hành.

Tăng sinh theo học đều là những người có năng lực, có ý thức học tập tốt. Trong số tăng sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chỉ có 1 học viên xếp loại học lực trung bình, còn lại là khá, giỏi. Những năm trước, số học viên dự thi luôn đạt kết quả tốt nghiệp 100%.

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…