Những sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng khi lấy ráy tai cho trẻ

BS.CKI Vũ Thị Thanh Bình, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Đa khoa Quốc tế Việt Nga.
BS.CKI Vũ Thị Thanh Bình, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Đa khoa Quốc tế Việt Nga.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chuyên gia y tế cho rằng việc lấy ráy tai cho trẻ không đúng cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và chỉ ra những sai lầm khi lấy ráy tai mà các bậc phụ huynh hay mắc phải.

Chia sẻ về việc có nên lấy ráy tai cho trẻ hay không, bác sĩ CKI Vũ Thị Thanh Bình, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Đa khoa Quốc tế Việt Nga khẳng định: “Việc nhiều cha mẹ thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ là điều không cần thiết bởi đó là phản ứng sinh lý bình thường. Thậm chí, việc lấy ráy tai sai cách còn vô tình làm đẩy sâu các chất bẩn đó vào bên trong. Ống tai cũng như da, có tiết nhầy, tiết mồ hôi và ráy tai là lớp chất bẩn tự nhiên được hình thành trong ống tai để bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi bẩn, côn trùng và vi khuẩn”.

Theo bác sĩ Bình, một số sai lầm khi vệ sinh tai cho trẻ mà cha mẹ hay mắc phải và cần thay đổi gồm:

Sử dụng tăm bông: Đây là sai lầm phổ biến nhất. Tăm bông có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai, thậm chí làm trầy xước hoặc thủng màng nhĩ.

Dùng các vật sắc nhọn: Việc sử dụng các vật sắc nhọn như kẹp tóc, tăm nhọn, móc tai... để lấy ráy tai cho trẻ có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho ống tai và màng nhĩ.

Vệ sinh tai quá thường xuyên: Vệ sinh tai quá thường xuyên có thể làm mất đi lớp ráy tai bảo vệ, khiến tai dễ bị khô và ngứa.

“Chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp ráy tai nhiều quá bít tai, làm viêm ống tai hoặc khó nghe. Lúc này, thính lực của trẻ có thể bị giảm. Cảm giác tắc nghẽn hoặc giảm thính lực có thể tăng sau khi trẻ tắm hoặc bơi, do nút ráy tai gặp nước trương to lên. Trường hợp nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ, trẻ có thể mất khả năng nghe tạm thời. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu có thể khiến bé chậm nói”, bác sĩ Bình lưu ý.

Thực tế tại Đa khoa Việt Nga đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ gặp các biến chứng nhọt ống tai, viêm ống tai sau khi được lấy ráy tai ở quán cắt tóc, spa bị trầy xước và tổn thương. Khi bệnh nhi được đưa đến Đa khoa Việt Nga, bệnh đã chuyển nặng sang một loại khác khó xử lý hơn. Do vậy, chuyên gia khuyến cáo: "Tuyệt đối không nên lấy ráy tai cho trẻ em khi không có chuyên môn y tế về việc lấy ráy tai”.

Để việc lấy ráy tai cho trẻ đảm bảo đúng cách, bác sĩ Vũ Thị Thanh Bình lưu ý cha mẹ chỉ cần lau nhẹ bên ngoài tai bằng khăn mềm và ẩm, tránh để nước vào tai trẻ, không cho trẻ ngoáy tai bằng các vật sắc nhọn. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách vệ sinh tai phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu như đau tai, chảy dịch tai, ù tai, sưng đỏ tai, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức; không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp điều trị khác mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra vào thời điểm giao mùa như hiện nay, khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản cấp,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn.

Cũng theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Bình, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở có máy nội soi ống mềm như Đa khoa Việt Nga để trẻ hợp tác hơn trong quá trình khám bệnh. Bởi máy nội soi tai mũi họng ống mềm có khả năng kiểm tra và phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất, sâu nhất, khó quan sát bằng mắt thường mà không gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho bé.

Đọc thêm

Thêm ca ghép tủy đồng loại thành công cho bệnh nhi tan máu bẩm sinh

Các y, bác sĩ thực hiện ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi.
(PLVN) - Ngày 28/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho ca ghép tủy đồng loại Thalassemia thứ 7 và ca ghép u nguyên bào thần kinh thứ 45. Đây tiếp tục là minh chứng rõ nét trong tiên phong ứng dụng kỹ thuật cao, qua đó mang lại cơ hội sống tốt hơn cho bệnh nhân.

Nắng nóng, cảnh giác với chó nhà nuôi

Bệnh nhi bị chó nhà nuôi gây hơn 10 vết thương ở đầu và mặt. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ. Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.

Nỗ lực để có thể đưa Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 vào hoạt động dịp 1/6

Dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
(PLVN) - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trịnh Ngọc Hải cho biết, sau hơn 1 năm thi công, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể khánh thành kỹ thuật vào dịp 30/4 và chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.