Những quốc gia nào có phong tục lễ Vu Lan?

Những quốc gia nào có phong tục lễ Vu Lan?
Đại lễ Vu lan của Phật giáo xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu làm theo lời Phật dạy. Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam đều có lễ Vu Lan nhưng phong tục ở mỗi nước lại có nét đặc trưng riêng.
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, mỗi khi đến mùa Vu Lan, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất.
Họ đốt giấy tiền, vãng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng, khi đốt những đồ hàng mã thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống, ngược lại còn phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra.
Trong ngày lễ Vu Lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm trong mùa Vu Lan để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng, cho những vong hồn đang bị đói khát dày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành.
Thường thì người Phật tử ở Trung Hoa tổ chức lễ Vu Lan từ ngày 15 tháng 7 cho đến ngày 30 tháng 7 âm lịch.
Malaysia
Tại Malaysia, ngày lễ Vu Lan còn được gọi là ngày Tổ Tiên, hay là Lễ hội tháng Bảy. Theo phong tục, vào ngày lễ Vu Lan thì người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh.
Nhật Bản
Nếu như ở Việt Nam có lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, thì ở Nhật Bản cũng có lễ Obon báo hiếu diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.
Obon hay còn được gọi là Bon (Ngày của người chết), là một phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo.
Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên.
Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.
Việt Nam
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh.
Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”...
Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Theo giáo lý đạo Phật, việc báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân”.
Ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác vào ngày Vu lan, hàng trăm, đôi khi hàng nghìn người, tập trung đến các chùa để tụng kinh, cầu nguyện cho người quá cố và cúng dường lên Đức Phật. Theo phong tục, vào ngày lễ Vu lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh.
Trước đây, mỗi khi Vu lan đến, người ta đốt rất nhiều giấy tiền, vàng mã, hình nhân và các vật dụng bằng giấy. Theo giáo lý đạo Phật, việc đốt vàng mã này xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng dân gian, bắt nguồn từ văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa, chứ hoàn toàn không liên quan đến giáo lý đạo Phật - Phật giáo không khởi xướng và không cổ xúy cho vấn đề này.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé
(PLVN) - Dù dẫn đầu phòng vé Việt tuần qua với doanh thu gần 15 tỷ đồng, song "Âm dương lộ" vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Việc ê-kíp để dàn diễn viên tham dự buổi ra mắt bằng xe cứu thương cũng khiến bộ phim đối mặt làn sóng tẩy chay trên mạng xã hội.

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt
(PLVN) - “Địa đạo” và “Mưa đỏ” - 2 bộ phim điện ảnh lấy đề tài chiến tranh lần lượt ra rạp vào dịp kỷ niệm những sự kiện trọng đại của đất nước đang nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng.

Thu Trang, Tiến Luật công bố dự án điện ảnh mới

Thu Trang, Tiến Luật công bố dự án điện ảnh mới
(PLVN) - Sau phim Tết “Nụ hôn bạc tỷ” đạt doanh thu ấn tượng, Thu Trang - Tiến Luật công bố dự án điện ảnh mới mang tên “Ai thương ai mến”, khai thác câu chuyện về tình cảm gia đình trong bối cảnh miền Tây những năm 1960.

Vì sao Kim Soo Hyun khó trở lại thời đỉnh cao?

Vì sao Kim Soo Hyun khó trở lại thời đỉnh cao?
(PLVN) - Được biết đến là nam diễn viên hàng đầu Hàn Quốc với mức cát-xê “khủng”, song những ồn ào trong quá khứ với Kim Sae Ron khiến Kim Soo Hyun bị sụp đổ hình tượng trong mắt công chúng, đồng thời gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.

Gia đình Kim Sae Ron cân nhắc kiện Kim Soo Hyun

Gia đình Kim Sae Ron cân nhắc kiện Kim Soo Hyun
(PLVN) - Gia đình Kim Sae Ron yêu cầu Kim Soo Hyun trực tiếp thừa nhận việc hẹn hò với nữ diễn viên từ khi cô còn ở tuổi vị thành niên, đồng thời đưa ra lời xin lỗi chính thức. Họ cũng cân nhắc việc khởi kiện nam tài tử.

MV “Bắc Bling” gây bão toàn cầu: Nghệ sĩ nước ngoài ngỡ ngàng trước sắc màu văn hóa Việt

Các nghệ sĩ nước ngoài cảm thán trước MV "Bắc Bling" của Hoà Minzy. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Chỉ sau hai tuần ra mắt, MV “Bắc Bling” của Hoà Minzy đã nhanh chóng thiết lập nhiều kỷ lục ấn tượng, "chễm chệ" ngôi vương trên bảng xếp hạng YouTube Music toàn cầu. Điều đáng chú ý là MV này không chỉ khiến khán giả Việt Nam phát cuồng, mà còn tạo được làn sóng yêu thích từ khán giả quốc tế.