Những phong tục kỳ lạ trên thế giới về kết hôn

Một cặp vợ chồng mới cưới người Tidon
Một cặp vợ chồng mới cưới người Tidon
(PLO) - Hôn nhân và đám cưới là những cụm từ luôn mang đến cho người ta liên tưởng về niềm vui và hạnh phúc ngọt ngào. Có muôn vàn cách để thể hiện cảm xúc trong ngày đại sự khiến chúng ta phải ngạc nhiên nhưng ngược lại, cũng có những tục lễ vô cùng “ly kỳ” làm ta phát hoảng…

Những tục lễ thú vị

Thông thường các cặp vợ chồng phải trải qua quá trình tìm hiểu tính cách, sở thích và lý tưởng sống trước khi tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, tại một số tộc người Roma (Italia) cổ xưa lại thịnh hành hình thức “đốt cháy giai đoạn”. Chàng trai “nhắm” được một cô gái vừa mắt và trực tiếp lên kế hoạch cùng bạn thân và gia đình để… bắt cóc làm vợ. Cô gái khi được đưa về bắt buộc phải chấp thuận và an phận làm vợ của người đàn ông xa lạ.

Thổ dân Equateur - Brazil sống theo chế độ mẫu hệ nên quyền lựa chọn hôn nhân thuộc về những cô gái. Tập tục cưới hỏi rất lạ đời, gia đình nhà gái phải đem lễ vật đến nhà trai gồm sừng tê giác, một khúc ngà voi hay một chiếc răng heo rừng. Chàng trai được quyền “thách cưới” như hàng chục con gà trống thiến, trâu, vàng, bạc...

Vùng Pay Basque ở Tây Ban Nha cũng có tục cưới hỏi kỳ lạ không kém. Thổ dân ở đây chỉ tổ chức lễ cưới khi một con cá voi (mà họ cho là vật linh thiêng) qua đời. Đôi vợ chồng son chỉ được gần gũi nhau khi “ma chay” xong xuôi cho chú cá voi xấu số.

Tại quần đảo Acores thuộc Bồ Đào Nha, tục lễ cưới có màu sắc bí ẩn. Những đêm trăng sáng, đôi tình nhân ngồi trên bãi biển nhìn ra khơi xa tự giới thiệu tên, tuổi và cầu nguyện. Nếu tín hiệu là một cơn sóng thần ập đến có nghĩa là họ đã được sự chấp nhận từ biển cả.

Dân đảo Brand có một tập tục rất lạ lùng. Trước khi hôn lễ cử hành, một người phụ nữ có vai trò cạo sạch lông của cô dâu, kể cả vùng kín. Nếu đêm tân hôn, chú rể thấy còn lông… nách thôi, anh ta sẽ tỏ ra vô cùng bực bội như thể bị xúc phạm nặng nề.

Ở Hy Lạp, một đám cưới sẽ được bắt đầu với việc cô dâu phải ôm chặt chú rể và dùng răng cắn đứt vòng cổ được làm bằng bánh để “giải cứu” chú rể. Sau đó, chú rể sẽ đưa cô dâu về nhà mình. Trước đó, cánh cửa nhà chú rể đã được dội mật ong và các chất kết dính khác. Khi vào nhà, cô dâu sẽ phải ném một quả lựu vào cánh cửa này. Nếu hạt lựu dính vào cửa, mới được coi là điềm báo rằng đôi vợ chồng trẻ này sẽ có con trai.

Trang phục cưới của cô dâu Tibet
Trang phục cưới của cô dâu Tibet

Theo phong tục Italia xưa, khách mời sẽ cố gắng xé rách quần áo của cô dâu để nhận được thật nhiều may mắn. Ngày nay thay vì xé quần áo, tục này được điều chỉnh lịch sự hơn là xé rách mạng che mặt của cô dâu. Trong ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau đập vỡ một lọ hoa hoặc chai rượu và đếm số mảnh vụn, mỗi mảnh tượng trưng cho một lời chúc hạnh phúc.

Tại Mali, màu đen tượng trưng cho sự hoàn mỹ. Vì thế, trong đám cưới, các cô dâu thường bôi màu đen lên chân tay và răng để mình đẹp hơn. Trong lễ đón dâu của người Mali, vào buổi tối khi tổ chức hôn lễ, chú rể sẽ lên kế hoạch cùng bạn đột nhập cướp cô dâu đi, mặc cô dâu có la hét và khóc cũng không được thả. Theo đó, một người bạn của chú rể sẽ vác cô dâu chạy về hướng nhà chú rể.

Những phong tục cưới khiến cô dâu kinh hãi

Người Scotland có quan niệm hết sức ngược đời là trong ngày cưới, cô dâu càng bẩn càng tốt. Vì vậy, khi đón cô dâu về nhà chồng, những người thân trong gia đình chú rể sẽ ném thức ăn thừa, bột mỳ hoặc cái gì đó đang bốc mùi lên người cô dâu. Còn trước đó, bạn bè và người thân của cô dân đã ném đủ các loại sửa hỏng, trứng thối… lên cô dâu. Sau đó, cô dâu tương lai bị bôi bẩn sẽ phải đi diễu qua nhiều khu phố để mọi người nhìn thấy.

Ở Mauritania (Tây Phi), người dân yêu thích ngắm nhìn mẫu phụ nữ phổng phao, phốp pháp. Họ cho rằng đây là tuýp người hấp dẫn, gợi cảm và khỏe mạnh, phù hợp mọi tiêu chí phục vụ cho cuộc sống gia đình. Tất cả các cô dâu trẻ mới về nhà chồng trong trạng thái mảnh mai đều bị ép vỗ béo tăng cân… vô giới hạn.

Bôi nhọ cô dâu ở Scotland
Bôi nhọ cô dâu ở Scotland

Trong bộ lạc Samburu – châu Phi, người con gái khi đến tuổi lấy chồng, cô ta có quyền mời những chàng trai về nhà ngủ cùng, rồi lựa chọn ra người đàn ông ưng ý nhất. Tục lệ giúp cho các cô nếm mùi khoái lạc trước khi lập gia đình nhưng sau họ sẽ trải qua tập tục cắt bì – một hủ tục làm liệt khả năng tình dục của người con gái.

Ở miền Bắc Kamchatka (vùng Viễn Đông của Nga), các dân tộc thiểu số có quan niệm, nếu khách tới nhà mà “quan hệ” với vợ mình thì đó là niềm vinh dự lớn. Vị chủ nhà sẽ càng hạnh phúc hơn nếu 9 tháng sau vợ mình có bầu với vị khách nọ.

Người Tibet quan niệm, người phụ nữ được ngưỡng mộ khi cô gái đó được nhiều đàn ông để mắt và bất cứ cô gái nào cũng phải có kinh nghiệm trong “chuyện ấy” trước khi làm đám cưới. Điều này đòi hỏi cô gái phải quan hệ với 20 người đàn ông để lấy “kinh nghiệm”. Trong điều kiện ít người như vùng Tibet, việc trao thân cho 20 người đàn ông không phải là dễ dàng.

“Làm khó” cả chú rể và cô dâu

Đối với mỗi cặp uyên ương trẻ, đám cưới là ngày trọng đại vui vẻ được mong đợi nhất. Tuy nhiên với người dân tại Borneo, đây lại là dịp “tra tấn” không mong muốn. Trong ngày đại sự, tân lang tân nương bị kiểm soát và quy định không được phép đại, tiểu tiện. Họ bị “giam lỏng” trong 1 phòng nghỉ và bị theo dõi gắt gao. Người dân bản địa giải thích: “Đó là cách thử thách đồng cam cộng khổ đầu tiên cho cặp vợ chồng mới cưới”.

Tương tự, những cặp vợ chồng sắp cưới người Tidon ở Sabah (Malaysia) sẽ không được phép tắm hoặc đi vệ sinh trong suốt 72 giờ trước đám cưới. Họ sẽ bị bỏ đói và chỉ được uống một chút nước. Những người thân trong gia đình sẽ đứng canh cô dâu – chú rể. Người dân Tidon tin rằng, nếu hai vợ chồng này vẫn khỏe mạnh bình thường sẽ chứng tỏ họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Những người Hamer thuộc cộng đồng Omotic sống ở phía Đông thung lũng Oma, Tây Nam Ethiopia lại có phong tục không kém phần “đau đớn”. Với những chàng trai, nếu muốn lấy vợ, họ phải nhảy qua lưng những con bò 4 lần để chứng minh sức mạnh của mình. Thậm chí người ta còn bôi phân lên lưng bò để tăng thêm độ trơn và độ khó cho thử thách. Còn với các cô gái, để cổ vũ cho các chàng trai, họ phải chịu cho một người đàn ông khác đánh bằng roi da cho đến khi toàn thân bật máu để thể hiện tâm ý với chàng trai mình yêu mến và đó cũng là món nợ của người đàn ông với vợ sau này.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.