Những nỗ lực cứu động vật hoang dã

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Nhu cầu tiêu thụ thịt thú rừng và các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD) nói chung đang biến Việt Nam trở thành một điểm nóng mua bán các sản phẩm này.

Việc tiêu thụ thịt ĐVHD làm suy giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã, gây ra các loại tội phạm xuyên biên giới và trong nước, đồng thời làm tăng đáng kể nguy cơ lây truyền bệnh từ động vật sang người.

Nghiên cứu của WWF và GlobeScan thực hiện năm 2021 tại Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy 7% tổng số người được hỏi khẳng định họ hoặc một người mà họ quen biết đã mua các sản phẩm từ ĐVHD tại các khu chợ bán ĐVHD trong 12 tháng qua.

Tỷ lệ này cao hơn ở Việt Nam với 14% và thấp nhất ở Myanmar với 4%. Đáng chú ý là 9% trong tổng số người trả lời đã mua các sản phẩm từ ĐVHD chia sẻ họ có thể và sẽ mua lại các sản phẩm ĐVHD trong tương lai.

Hầu hết người tiêu dùng không nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn mà bản thân họ, người thân và xã hội phải gánh chịu khi mua thịt rừng. Hiện nay, các đợt bùng phát, dịch bệnh, hay thậm chí là đại dịch đang xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều do sự tiếp xúc gần gũi và thường xuyên hơn giữa con người và ĐVHD. Ước tính, trong vòng 30 năm qua, khoảng 75% các bệnh mới ở người là do lay truyền từ động vật.

Ngày 21/10 tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam - Bộ NN&PTNT đã tổ chức buổi họp báo “Phát động chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị”, với cách tiếp cận đổi mới, nhấn mạnh tới hai mối đe dọa nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt, rủi ro về sức khỏe cộng đồng và rủi ro về thiên nhiên.

Ông Nguyễn Văn Tín, Quản lý Chương trình Bảo tồn các loài hoang dã thuộc WWF-Việt Nam cho biết: “Trong chiến dịch này, chúng tôi mong muốn có thể giúp được người dân thành thị tại các tỉnh thành thay đổi thói quen tiêu thụ thịt thú rừng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy động cơ chính khiến người dân ăn thịt thú rừng là bởi họ tin đây là món ăn tươi, ngon, giúp họ chứng tỏ đẳng cấp trong xã hội, hoặc bồi bổ sức khỏe.

Xây dựng một chiến dịch dựa vào động cơ của người tiêu dùng, chúng tôi hy vọng nhóm đối tượng mục tiêu nói riêng và công chúng nói chung hiểu ra rằng tiêu thụ thịt thú rừng không đáng để họ đánh cược sức khoẻ của chính bản thân và cộng đồng khi hành vi này có thể làm phát sinh và lan truyền các tác nhân gây bệnh từ động vật sang người”.

Chiến dịch sẽ bao gồm nhiều hoạt động gồm trực tuyến và ngoại tuyến nhằm tiếp cận các đối tượng mục tiêu để giúp họ thay đổi hành vi tiêu thụ thịt rừng, đặc biệt những loài như cầy hương, khỉ và tê tê - những loài hay bị tiêu thụ nhiều nhất.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trước đó, lễ trao giải thưởng báo chí VIEWS Awards 2022 do CHANGE phối hợp cùng WildAid tổ chức vừa diễn ra. Giải thưởng VIEWS Awards 2022 kêu gọi tất cả mọi người cùng lên tiếng để thay đổi nhận định của người dân Việt Nam về công cuộc bảo vệ các loài ĐVHD tại Việt Nam, ngăn chặn vấn nạn buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thiên nhiên, giữ gìn hình ảnh, giá trị văn hóa con người, và nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

VIEWS Awards năm nay được tổ chức từ ngày 21/6 đến ngày 30/9/2022 với chủ đề “Rừng biển suy tàn, chợ ảo tràn lan”, khai thác các đề tài như “hiểm hoạ từ chợ ảo”, “sự im lặng của rừng” và “những loài còn lại trong đại tuyệt chủng thứ 6”. Với sự hỗ trợ đưa tin của hơn 20 cơ quan báo chí và đối tác truyền thông, cuộc thi đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà báo và người dùng mạng xã hội.

Đây là năm thứ ba CHANGE và WildAid tổ chức giải thưởng báo chí uy tín này. Các tác phẩm đoạt giải là những bài viết sâu sắc, những chuỗi bài điều tra thâm nhập sâu, đưa ra những thông tin cập nhật, những góc nhìn mới mẻ, những câu chuyện đầy cảm xúc xoay quanh chủ đề của cuộc thi.

Thực trạng săn bắt, buôn bán ĐVHD tràn lan, nhất là sự bùng nổ buôn bán trên nền tảng mạng xã hội được phơi bày rõ nét qua các bài viết, bài phóng sự, các thước phim, và hình ảnh dự thi. Sự tinh vi, phức tạp của những giao dịch liên quan đến động vật rừng và các sản phẩm từ động vật trên các “chợ ảo" cũng được bóc trần, phản ánh sâu sắc và đa chiều.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Oliver Todd, Tổng lãnh sự Anh chia sẻ: “Những tác phẩm tham gia tranh giải năm nay thật sự rất ấn tượng và tôi rất vui khi thấy sau ba năm, VIEWS Awards đã khuyến khích báo giới quan tâm hơn đến môi trường và tạo một diễn đàn để công chúng tiếp cận những phóng sự điều tra chất lượng về tình hình buôn bán trái phép ĐVHD, hiện đang diễn ra ngày càng phức tạp trên nền tảng trực tuyến ở Việt Nam. Cả ngàn người sẽ biết đến những câu chuyện lay động như việc giết hổ dã man để nấu cao, thậm chí là các con vật tội nghiệp bị nuôi nhốt trong chuồng sắt chật hẹp trái phép hoặc bị buôn lậu từ nước ngoài về Việt Nam”.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.