Những nỗ lực của Việt Nam trong thực thi UNCLOS

TS. Lê Thị Tuyết Mai
TS. Lê Thị Tuyết Mai
(PLVN) - TS. Lê Thị Tuyết Mai - Chi hội trưởng Chi hội Luật gia Bộ Ngoại giao, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật quốc tế Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao vừa có bài viết về những đóng góp của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đối với hòa bình, an ninh và trật tự trên biển và những nỗ lực của Việt Nam trong thực thi UNCLOS thời gian qua cũng như trong thời gian tới.

Trong bài viết, TS. Mai khẳng định, liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng và kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, coi đây là cơ sở cho việc giải quyết một cách hòa bình các bất đồng, tranh chấp giữa các bên. 

Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông ngày 4/11/2002 (DOC) cũng như Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông ngày 20/7/2012. Cùng với triển khai DOC, Việt Nam tích cực cùng các nước ASEAN khác và Trung Quốc đàm phán xây dựng dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), trong đó Việt Nam và các nước thống nhất nguyên tắc COC phải trên cơ sở phù hợp với UNCLOS.

Công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, hỗ trợ ngư dân được Việt Nam đã và đang thực hiện có hiệu quả thông qua hợp tác với các nước, phù hợp với UNCLOS. Trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, Việt Nam kiên trì quan điểm tôn trọng và tuân thủ đầy đủ UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không có những hành động diễn giải sai trái hay cố tình hạ thấp ý nghĩa, vai trò của UNCLOS. Bất cứ yêu sách nào về biển cũng phải được xây dựng trên cơ sở và trong phạm vi cho phép của UNCLOS. 

Khi có bất đồng hoặc khác biệt liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS, các bên liên quan cần giải quyết thông qua thương lượng hoặc các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Trong khi chưa giải quyết được bất đồng, các bên cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ DOC, kiềm chế, không thực hiện các hoạt động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, đe dọa tới hòa bình và ổn định trong khu vực; tham gia đàm phán một cách thiện chí, xây dựng nhằm sớm đạt một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất và phù hợp với các quy định của UNCLOS.

Việt Nam luôn tôn trọng và thực thi đầy đủ các quy định của UNCLOS, đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng và thực thi đầy đủ UNCLOS, coi đây là điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia có thể sử dụng công cụ pháp lý quan trọng này nhằm xử lý thỏa đáng các thách thức trên biển. “Do UNCLOS không cho phép đưa ra bảo lưu nên các quốc gia thành viên phải thực hiện UNCLOS một cách đầy đủ mà không thể chỉ lựa chọn các quy định có lợi cho mình và bỏ qua các quy định khác”, bài viết nêu rõ.

Bên cạnh thực thi UNCLOS, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia và thực thi các điều ước quốc tế nhiều bên có liên quan đến xử lý các vấn đề về biển, tham gia phát triển luật biển quốc tế... “Chặng đường 25 năm Việt Nam thực hiện UNCLOS cho thấy Việt Nam đã thực hiện đầy đủ, vận dụng hiệu quả và có trách nhiệm các quy định của UNCLOS để giải quyết các vấn đề trên biển, trong đó có việc bảo vệ, quản lý và sử dụng các vùng biển, đảo của Việt Nam, giải quyết các vùng biển yêu sách chồng lấn và thúc đẩy hợp tác quốc tế về biển thông qua các kênh song phương và đa phương trong khu vực và trên thế giới, phù hợp với tôn chỉ, mục đích và các quy định của UNCLOS. Cùng với các nỗ lực của mình triển khai các biện pháp thực hiện UNCLOS, Việt Nam đồng thời kiên trì, kiên quyết yêu cầu và kêu gọi các quốc gia khác tuân thủ các nghĩa vụ của UNCLOS, qua đó đóng góp vào bảo vệ trật tự pháp lý trên biển, xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình và mang lại thịnh vượng cho tất cả các quốc gia trong khu vực”, bài viết nêu rõ.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...