Hơn ba năm sau sinh con, cơ thể dần hồi phục, em bé đáng yêu, chị Dung lại mong muốn sinh thêm được đứa con nữa. Nhưng đã đi chữa nhiều nơi vợ chồng chị vẫn không thể có con.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. |
Theo Ths. Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký Hội tiết sinh sản và vô sinh Hồ Chí Minh các trường hợp trên không phải là hiếm gặp. Những trường hợp như vậy gọi là vô sinh thứ phát. Theo định nghĩa y khoa, vô sinh thứ phát là những trường hợp đã từng có thai ít nhất một lần (những lần có thai này có thể bị sảy) nay muốn sinh đẻ nữa nhưng không thể thụ thai.
"Để tránh tình trạng vô sinh thứ phát, ngoài việc cân nhắc về tuổi tác của người mẹ để có thai, điều kiện kinh tế gia đình, các cặp vợ chồng không nên kéo dài khoảng cách giữa hai lần sinh con, thời gian lý tưởng là từ 3-5 năm và tốt nhất trước 35 tuổi.
Còn với những phụ nữ sau 35 tuổi dù đã từng sinh con, cố gắng có thai mà vẫn không mang thai được thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa về vô sinh, hiếm muộn để khám và chữa trị sớm. Với những trường hợp vợ hoặc chồng mắc bệnh nan y, cần phải điều trị lâu dài và có khả năng ảnh hưởng đến việc thụ thai, bạn có thể nhờ biện pháp lưu giữ tinh trùng để có thể sử dụng khi cần. Chữa trị càng sớm cơ hội có thai càng cao” - Bác sĩ Tường nhấn mạnh.
Hiện nay, với y học hiện đại, việc điều trị vô sinh thứ phát không quá khó. Điều quan trọng là các cặp vợ chồng cần nhận biết và đi khám sớm. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, tuổi tác của mỗi cặp vợ chồng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp để họ có cơ hội sinh thêm con. Hiện đã có những kỹ thuật điều trị đơn giản có thể thực hiện giúp phụ nữ bị vô sinh thứ phát điều trị như:
- Phương pháp IUI (phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hay còn gọi là thụ tinh nhân tạo chỉ áp dụng cho những trường hợp bị bệnh nhẹ và phát hiện. Tỉ lệ thành công trung bình khoảng 10-15%.
- Đối với những trường hợp người phụ nữ bị tắc nghẽn vòi trứng, nếu không được phải tiến hành thụ tinh ống nghiệm (TTTON) trong đó có 2 phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong điều trị vô sinh là IVF và ICSI là kỹ thuật TTTON cổ điển, áp dụng cho các trường hợp tinh trùng tốt. Nhiều tinh trùng còn được cấy chung với trứng và tinh trùng tự di chuyển vào trứng. Tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, hiện nay phương pháp này được thực hiện khá thành công. ICSI là kỹ thuật TTTON mà trong đó 1 tinh trùng được tiêm thẳng vào trứng. Tỷ lệ thành công thường là 35%.
- PESA – ICSI là kỹ thuật tương tự như ICSI nhưng áp dụng cho trường hợp người chồng không có tinh trùng do tắc nghẽn đường dẫn tinh trùng. Tinh trùng được chọc hút ở nơi bị tắc nghẽn sau đó được bơm thẳng vào trứng. Hiện nay tỷ lệ thành công trung bình trên thế giới là 30-35%.