Những người sống chung với dịch bệnh

Khi tất cả người dân muốn tránh xa vùng có dịch bệnh để hạn chế tối thiểu mức lây nhiễm thì họ có mặt. Khi thông tin về dịch còn mông lung chưa biết độ nguy hiểm đến đâu, thậm chí, nguy cơ tử vong là hoàn toàn có thể, họ cũng có mặt. Bất kể sáng, trưa, chiều, tối, bất kể thành thị, hải đảo hay nông thôn, đâu có dịch bệnh là có họ. Nghề nghiệp của họ gắn với dịch bệnh. Hay nói cách khác, họ là những người sống chung với dịch.

Khi tất cả người dân muốn tránh xa vùng có dịch bệnh để hạn chế tối thiểu mức lây nhiễm thì họ có mặt. Khi thông tin về dịch còn mông lung chưa biết độ nguy hiểm đến đâu, thậm chí, nguy cơ tử vong là hoàn toàn có thể, họ cũng có mặt. Bất kể sáng, trưa, chiều, tối, bất kể thành thị, hải đảo hay nông thôn, đâu có dịch bệnh là có họ. Nghề nghiệp của họ gắn với dịch bệnh. Hay nói cách khác, họ là những người sống chung với dịch.

Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng chuẩn bị tư trang, dụng cụ... đi phòng dịch tại các điểm nghi vấn
Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng chuẩn bị tư trang, dụng cụ... đi phòng dịch tại các điểm nghi vấn
                         

Có lúc phải giấu gia đình

 

Việc cách ly với gia đình nếu bị nhiễm dịch là điều hẳn nhiên rồi, nhưng với những người công tác ở Trung tâm y tế dự phòng thành phố, việc phải cách ly gia đình là chuyện “cơm bữa” khi đi phòng, chống dịch. Câu chuyện chị Lê Thị Song Hương, giám đốc trung tâm kể cho chúng tôi nghe là việc hoàn toàn có thật từ chính trong gia đình chị. Chị kể: “Con thứ hai của mình lúc mới 9 tuổi đã hình dung được công việc của mẹ. Biết mẹ thường đi phòng dịch mỗi khi có thông tin về dịch bệnh ở đâu đó, con nên thường xuyên nắm bắt tình hình. Cứ khi mẹ bảo hôm nay mẹ phải đi làm về muộn, con lại khuyên: “Nếu mẹ đi phòng dịch về muộn, mẹ nên thuê khách sạn mà ngủ qua đêm. Đừng về nhà vội…” Nghe con nói, vừa thương con, vừa nghĩ đến công việc mình đôi khi muốn rơi nước mắt.”

Chị Hương cũng vài lần thuê khách sạn ngủ hoặc nghỉ lại chỗ làm việc khi đi phòng dịch về muộn. Dù có trang phục khẩu trang, quần áo, găng tay… Nhưng với những người không công tác trong ngành của chị, chỉ nghe thông tin tiếp xúc với dịch, phải vào vùng có dịch thì đã là đáng lo ngại rồi. Nên việc cách ly gia đình khi có dịch để phòng lây nhiễm cho người thân là việc thường xuyên dễ hiểu với những người làm công tác này. Chị Hương cho biết: “Có lúc, phải giấu không dám cho gia đình biết là đi phòng dịch…”

 

Phân tích các mẫu nước thực phẩm tại phòng xét nghiệm hóa (Trung tâm Y tế dự phòng) Ảnh: Trường Giang

Phân tích các mẫu nước thực phẩm tại phòng xét nghiệm hóa (Trung tâm Y tế dự phòng)

Ảnh: Trường Giang

Luôn có mặt tại những nơi nguy hiểm

 

Làm nghề, gắn bó với nghề, đôi lúc biết khó khăn và nguy hiểm nhưng chưa bao giờ những người làm công tác như chị Hương lùi bước. Những nơi nguy hiểm lại là những nơi họ có mặt. Cán bộ, nhân viên công tác tại Trung tâm y tế dự phòng thành phố vẫn nhớ lần xuất hiện dịch SARS tại Hải Phòng (2003). “Bất cứ người dân nào chỉ nghe tên dịch thôi đã thấy lo lắng và hoảng sợ. Còn chúng tôi, những người phòng dịch cũng hoang mang. Vì trước khi triển khai chương trình chống dịch tại Hải Phòng, đã có người công tác trong ngành y tế tử vong vì SARS. Khi ấy, trang thiết bị phòng dịch, cách ly người bệnh còn thiếu thốn. Hiểu biết về căn bệnh này cũng chưa đầy đủ. Nhưng làm công tác phòng dịch mà mình hoang mang trước xã hội thì lấy ai đi chống dịch, lấy ai đi tuyên truyền. Nên cuối cùng, những đợt dịch nguy hiểm nhất vẫn bị đẩy lùi. Nhìn thấy trước khó khăn đấy nhưng vẫn phải xông vào thôi…”.

 

Hầu như năm nào, cán bộ, nhân viên Trung tâm y tế dự phòng thành phố cũng có mặt trong những đợt dịch nguy hiểm trên địa bàn thành phố. Có những đợt dịch, độ lây nhiễm cao, nhiều người e ngại như dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm xảy ra tại Hải Phòng từ ngày 15-4 đến 16-7-2010. Ngoài việc trực tiếp giám sát bệnh nhân tại khoa truyền nhiễm của các bệnh viện, cán bộ, nhân viên trung tâm còn trực 24/24 tại đơn vị để nhận thông tin báo dịch, nhận mẫu và làm xét nghiệm. 4 đội chống dịch cơ động thường trực phối hợp với các địa phương xử lý các ổ dịch. Còn có những đợt dịch khác như sốt xuất huyết, liên cầu lợn, cúm AH1N1… Bất cứ nơi nào xuất hiện ổ dịch thì ở đó có những người phòng dịch.

 

Sống chung với dịch bệnh

 

Khi được hỏi có bao giờ vì e ngại về các dịch bệnh nguy hiểm phải đối mặt mà có ý định chuyển nghề, những người phòng dịch như chị Hương và các nhân viên của chị đều cười, khẳng định họ chọn sống chung với dịch. “Mình làm công tác phòng dịch, chống dịch mà sợ, mà ngại thì làm sao ngăn được dịch. Nếu đầu hàng thì dịch lây lan không có điểm dừng. Tôi không thể tưởng tượng sẽ như thế nào nếu điều đó xảy ra. Công tác phòng dịch của Hải Phòng được đánh giá cao và đạt hiệu quả rõ rệt, điều đó là một minh chứng cho lựa chọn của chúng tôi.” – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố trả lời ngay không chút do dự.

 

Đúng như chị Hương nói, không có những người như họ có mặt tại nơi dịch bệnh bùng phát đầy rẫy khó khăn, nguy hiểm thì khó có thể đẩy lùi được những dịch bệnh từ đơn giản đến phức tạp. Theo báo cáo tổng hợp của trung tâm, năm 2010 hầu hết bệnh truyền nhiễm gây dịch giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó có những bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, lỵ trực trùng, lỵ a míp, viêm màng não mô cầu, thủy đậu – zona… Hải Phòng làm tốt công tác này khi khống chế không để các dịch lớn xảy ra. Mỗi khi dịch xuất hiện đều phát hiện kịp thời, chính xác, bao vây dập tắt nhanh chóng không để lan rộng. Cũng chính vì vậy giảm được tỷ lệ mắc và tử vong xuống mức thấp nhất những hậu quả do dịch gây ra. Hiệu quả ấy có được rõ ràng từ sự nỗ lực, tích cực của những người sống chung với dịch bệnh như chị Hương và các đồng nghiệp.

 

Việt Ly

 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.