Những người khoan hầm xuyên núi, bắc cầu vượt biển “made in Việt Nam”

Anh Võ Sơn Hải, Phó giám đốc Ban điều hành phụ trách thi công LX1.
Anh Võ Sơn Hải, Phó giám đốc Ban điều hành phụ trách thi công LX1.
(PLVN) - Trong bụng núi Hải Vân, không khí đặc quánh, nền nhiệt 38 độ C ngột ngạt. Làm việc trong môi trường khắc nghiệt nhưng những người khoan hầm xuyên núi vẫn luôn vui vẻ, trách nhiệm để có công trình "để đời"...

Bí quyết chinh phục lòng núi

Võ Sơn Hải hiện là Phó Giám đốc Ban điều hành phụ trách thi công LX1, trạc ngoài 40 tuổi, thân hình vạm vỡ nhưng tính cách nhẹ nhàng đối lập cái công việc đầy mạnh mẽ anh đang làm.

Anh Hải cập nhật công tác thi công: “Các đào hầm đều tổ chức thi công 3 ca mỗi ngày với nhiều công đoạn khác nhau. Không gian trục hầm mở đến đâu thi công mái vòm, hạ tầng nền đường đến đó. Với sự phối hợp đồng bộ trong giải pháp thi công nên hầm Hải Vân 2 đang dần hoàn thiện và duy trì được tiến độ mở hầm theo kế hoạch ban đầu”.

Anh Bùi Hồng Đăng, Giám đốc điều hành các gói hầm Tập đoàn Đèo Cả.
Anh Bùi Hồng Đăng, Giám đốc điều hành các gói hầm Tập đoàn Đèo Cả.

Cùng ca làm việc sâu trong lòng núi đó, “lão tướng” Vũ Sỹ Chiến, một trong những thợ đào hầm nhiều kinh nghiệm nhất chỉ lên vòm hầm giới thiệu: “Với không gian trong một gương hầm chỉ khoảng 70mnhưng người làm hầm đã tổ chức thi công từ khoan nổ mìn, đào xúc bốc, thông gió đến neo gia cố, bê tông hoàn thiện…, tất cả các quy trình được diễn ra khoa học và không hề bị chồng lấn”.

Thủ lĩnh của những thợ đào hầm là anh Bùi Hồng Đăng. Nếu không giới thiệu chức danh, người mới gặp khó nhận ra chàng kỹ sư này là Giám đốc điều hành các gói hầm của Tập đoàn Đèo Cả.

Bùi Hồng Đăng không mang comple, caravat mà mặc trang phục bảo hộ lao động trực tiếp cùng anh em vào hầm. Giám đốc điều hành các gói hầm ít nói, hay cười, ít người biết anh là một “tướng trận” thực thụ với rất nhiều sáng tạo trong thi công. Anh Đăng kể: “Mình từ Đèo Cả, Cổ Mã ra Cù Mông, Cù Mông hoàn thành tiếp tục ra Hải Vân 2 và có mặt tại những công trình quan trọng của Đèo Cả ngay từ những ngày đầu tiên".

Nói về bí quyết đào hầm, anh Đăng gãi đầu cười: “Người Việt mình giỏi mà! Giỏi học hỏi và sáng tạo”. Những người thợ đào hầm Việt Nam tại dự án hầm Hải Vân cũng là những người đầu tiên tiếp cận công nghệ thi công với công nghệ cực kỳ hiện đại và phức tạp của Áo, viết tắt NATM (New Austrian Tunneling Method). Công nghệ NATM được áp dụng cho việc đào hầm bằng phương pháp khoan nổ, được chống đỡ bằng néo kết hợp với bê tông phun... Từ các dự án hầm tại Nam Trung bộ, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong số các nước đang phát triển đã mạnh dạn áp dụng công nghệ đào hầm NATM vào thi công các công trình hầm trong giao thông, thu được hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.

Đối với họ, đường hầm qua đèo Hải Vân còn là kỳ tích vì họ đã thực hiện thành công Cổ Mã, Đèo Cả, Cù Mông. “Ở đó là trường học trong lòng núi mà càng làm chúng tôi càng rút ra được những kinh nghiệm để cải thiện phương pháp thi công, rút ngắn thời gian, giảm chi phí đầu tư. Từ kinh nghiệm học hỏi các chuyên gia nước ngoài, qua công tác tư vấn giám sát, thi công hầm Hải Vân I, rồi trực tiếp khoan hầm đèo Cả (4.200 mét), đèo Cổ Mã (500 mét), Cù Mông (2600 mét), hiện là hơn 6000 mét Hải Vân 2 cùng với việc tự học, tự nghiên cứu qua tài liệu, đội ngũ kỹ sư, công nhân của người Việt đã nhuần nhuyễn công nghệ khoan hầm NATM, đạt đến trình độ cao của thế giới”.

Cùng với Bùi Hồng Đăng, Võ Sơn Hải, Nguyễn Sỹ Chiến thì công trình thế kỷ Hải Vân sẽ ghi danh những thợ đào hầm khác như Trần Ngọc Sâm, Bùi Danh Nghĩa, Nguyễn Đình Điệp -  những “chiến sỹ” nơi tuyến đầu mặt trận thi công của Tập đoàn Đèo Cả.

Vượt biển để vượt Hải Vân

Dương Đình Mạnh, Giám đốc ban điều hành các gói thầu cầu và đường dẫn nhận nhiệm vụ triển khai thi công đường dẫn vượt biển vào hầm Hải Vân khi tuổi đời còn rất trẻ, chỉ mới ngoài 30. Đó là trọng trách lớn. Khi đặt chân đến Hải Vân, Mạnh chưa thể hình dung sau này nơi đây sẽ có hệ thống đường dẫn vượt biển “hoành tráng” như vậy.

Trong lòng Hải Vân 2
Trong lòng Hải Vân 2

Khi đến đây khảo sát thiết kế, Dương Đình Mạnh không khỏi ái ngại khi những điều kiện về địa chất, thổ nhưỡng cũng như khí hậu miền Trung khắc nghiệt. Ở chân đèo Hải Vân, vận tốc gió rất lớn có ảnh hưởng xấu đến việc thi công cọc khoan nhồi. Các công việc cần phải thực hiện chính xác như: Đóng cọc sàn công tác, hạ ống vách, lắp đặt lồng cốt thép sẽ rất khó khăn.

Mặt khác, quá trình thi công còn chịu ảnh hưởng của dòng triều lên xuống từ biển qua cửa biển Đà Nẵng. Nơi đây cũng là vùng có sự bồi lắng rất lớn nên địa chất có nền rất yếu… Thế nhưng tất cả những yếu tố bất lợi ấy đã được Dương Đình Mạnh cùng các công sự là kỹ sư tư vấn thiết kế rà soát và tìm ra phương án tối ưu nhất.

“Những người thi công chúng tôi đứng trước 2 phương án, 1 là ngăn dòng nước làm đường thì sẽ không phức tạp nhưng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đời sống của người dân phía trong cửa biển. Chỉ có cầu vượt biển sẽ vừa bảo đảm hệ sinh thái vừa thuận tiện lưu thông cho xe cộ vào hầm một cách thuận lợi, cùng với đó việc thi công tác động nhiều đến kết cấu địa hình và môi trường sống. Khó nhất là nhịp thi công dưới nước. Chúng tôi đã phải đắp cục bộ để thi công. Biện pháp sử dụng thành phần thiết kế mác bê tông cao, tính toán chiều dày hợp lý đủ để chống xâm thực. Có thởi điểm 6 mũi thi công đồng loạt, mỗi mũi như vậy có 20 người. Bây giờ thì cầu vượt  biển sẵn sàng cùng với hầm Hải Vân đi vào phục vụ trong năm 2020”, Dương Đình Mạnh nói.

Kể về những ngày trên công trường cầu vượt biển, vị Giám đốc năng nổ không giấu được sự hào hứng: “Khi ấy, hầu hết anh em đều đang độ trai trẻ nên tất cả đều hừng hực khí thế. Đối với chúng tôi, việc được tín nhiệm tham gia xâu dựng cây cầu góp phần vào việc tạo nên một công trình lớn của đất nước là một vinh dự lớn lao. Với một khối lượng công việc lớn chưa từng có và được cọ xát nhiều với những bài toán hóc búa về giải pháp thi công đã khiến anh em kỹ sư, công nhân trưởng thành rất nhiều”.

Từ cửa sổ máy bay khi rời sân bay Quốc tế Đà Nẵng, từ bây giờ, bất kỳ ai cũng có thể quan sát thấy hình hài hệ thống cầu vượt lượn ra biển rồi cắm thẳng vào chân núi Hải Vân một cách kỳ vĩ đang dần được hoàn thiện. Rồi đây, người ta không chỉ nhìn mà còn trực tiếp sử dụng công trình vượt Hải Vân hoàn toàn do người Việt thực hiện. Thêm mốc son của ngành xây dựng hạ tầng của đất nước.

Dự án nâng cấp và mở rộng hầm đường bộ Hải Vân được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2016 gồm 2 giai đoạn.  Giai đoạn 1: sửa chữa, nâng cấp hầm Hải Vân 1 và cải tạo đoạn tuyến quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân; Giai đoạn 2: mở rộng hầm lánh nạn hiện tại thành hầm giao thông  Hải Vân 2 và mở rộng cầu, đường dẫn với quy mô 4 làn xe. Hiện giai đoạn một đã hoàn thành, giai đoạn 2 vẫn đang băng về đích. Dự kiến năm 2020 sẽ đưa vào vận hành.

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.