Những 'người hùng' giữa đời thường

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Có một danh nhân đã nói, muốn trở nên vĩ đại, hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ. Sống hướng thiện hàng ngày, nuôi dưỡng hạt giống thiện tâm, làm những chuyện tốt nhỏ bé, ấy cũng chính là hành trình xây dựng trái tim thiện lương, lòng tốt lớn lao, khiến con người ta vĩ đại hơn mỗi ngày.

Những ngày gần đây, câu chuyện bốn chàng thanh niên cùng nhau dùng búa đập vỡ tường một căn nhà, cứu sống bốn người trong đám cháy lớn đã gây nên nhiều cảm xúc tốt đẹp cho cả cộng đồng. Bên cạnh bằng khen do cơ quan chức năng trao tặng là những lời khen, sự ca ngợi của đông đảo dư luận. Trên mạng xã hội, những bài viết, những bức ảnh, clip trong đám cháy với hình ảnh ba người đàn ông dũng cảm, không màng nguy hiểm để cứu người được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Cạnh đó, những bài thơ được làm để ngợi ca, những bức vẽ tay, vẽ bằng AI... về hình ảnh đám cháy cũng xuất hiện.

Có thể nói, hành động dũng cảm, quên mình cứu người của những chàng trai trong đám cháy đã lay động trái tim của cộng đồng, khiến người ta xúc động, có niềm tin hơn vào lòng tốt, vào những điều đẹp đẽ trong cuộc đời.

Câu chuyện làm mọi người nhớ đến một “người hùng” khác, xông vào đám cháy kinh hoàng tại chung cư mini ở Hà Nội vào tháng 9 năm ngoái, cứu được 10 người dân ra ngoài. Chàng trai trẻ là một shipper, đang giao hàng trên đường thì thấy đám cháy ở một khu chung cư có người thân đang ở. Không màng hiểm nguy, anh cùng vài người dân đã nhanh chóng xông vào đám cháy dập lửa và cứu các hộ gia đình đang mắc kẹt trong đám cháy. Giữa lửa lớn, anh leo lên tầng 4, dùng búa đập vỡ cánh cửa nhà anh chị họ nhưng không thấy ai. Ngay lập tức, anh chạy sang đập cửa các căn hộ bên cạnh và bằng cách xốc, cõng nạn nhân ra ngoài lần lượt trên những bậc thang đã nóng bỏng vì lửa, anh cứu thêm được 10 người cùng tầng. Khi được hỏi động cơ của hành động dũng cảm, anh shipper trả lời: “Em bịt khẩu trang dấp nước, lúc ấy hết lửa rồi chỉ còn khói độc thôi, cũng sợ, nhưng thấy mọi người thương lắm. Lúc ấy mình chỉ nghĩ cứu người”.

Một “người hùng” khác, cũng là một shipper ở Hà Nội, đã nhanh chóng lao đến với tốc độ cao, từ cự ly xa khi thấy một em bé đang có nguy cơ ngã từ tầng 12 một chung cư xuống. Nhờ phản ứng nhanh nhẹn một cách đặc biệt và trái tim dũng cảm, anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã kịp thời đỡ lấy em bé, cứu thoát em khỏi tử thần trong gang tấc. Thời điểm ấy, dư luận gọi anh là “siêu nhân không áo choàng”.

Còn có nhiều lắm, những “anh hùng giữa đời thường”. Như câu chuyện về Đại úy Thái Ngô Hiếu công tác tại Công an Đồng Nai, trong lúc đi làm nhiệm vụ, nghe có người dân kêu cứu và phát hiện nhóm thanh niên bị đuối nước tập thể tại khu vực nước rất sâu, chảy xiết và sóng biển lớn, anh đã ngay lập tức bơi ra khu vực nạn nhân bị nạn, chiến đấu với cơn sóng lớn để cứu người, trực tiếp đưa được 4 người vào bờ và thực hiện sơ cứu tại chỗ, cứu sống bốn nạn nhân. Hay anh cựu lính hải quân Nguyễn Văn Chính đã không quản nguy nan, nhảy từ cầu cao 30m xuống sông để cứu sống một cô gái đang chới với giữa cơn sóng.

Giữa đời thường, còn rất nhiều những “người hùng” như thế, mà máy quay, máy ảnh chưa kịp soi đến, chưa chụp lại. Những “Lục Vân Tiên” cứu người gặp nạn, giải thoát người khỏi cướp giật, những chiến sĩ công an, chiến sĩ bộ đội bơi vào vùng nước lũ để cứu trợ, cứu người dân ra ngoài. Những người lính cứu hỏa hy sinh thân mình khi làm nhiệm vụ lao vào đám cháy cứu người dân, những thanh niên dầm mình xuống các con kênh đen nghịt để vớt rác, trả lại sự sống cho dòng sông...

Trên mạng xã hội, người người ngợi khen, ca tụng, đưa ra rất nhiều phân tích, cắt nghĩa cho các hành động dũng cảm, cao cả ấy. Nhưng với những “người hùng”, câu trả lời của họ thường rất giản đơn: “Lúc ấy chỉ nghĩ là cứu người, không kịp suy nghĩ gì khác”.

Câu trả lời nghe có vẻ đơn giản là thế, nhưng thực chất, có bao nhiêu người đối diện với ranh giới sống - chết, giữa hiểm nguy có thể nhanh chóng đưa ra lựa chọn không màng đến bản thân để cứu giúp, giằng lại sinh mạng con người trong tay tử thần? Đó là lựa chọn trong một khoảnh khắc, thậm chí chỉ trong một sát na của đời sống, nhưng để đưa ra được lựa chọn như thế, những con người ấy phải là những người thiện, những người có bản tâm trong sáng, nuôi dưỡng sẵn lòng nhân ái, tình yêu thương con người, trái tim dũng cảm vô biên. Sau những sự việc xảy ra, cộng đồng mạng thường tìm tòi, đào xới về cuộc đời của “người hùng”, và phát hiện ra, hóa ra những “người hùng ấy” bình thường cũng có lối sống rất lành mạnh, nuôi dưỡng những điều tốt đẹp: Nhặt của rơi trả lại cho người mất, thương yêu, trân trọng gia đình, đối xử chan hòa với chung quanh...

Có một danh nhân đã nói, muốn trở nên vĩ đại, hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ. Sống hướng thiện hàng ngày, nuôi dưỡng những hạt giống thiện tâm, làm những chuyện tốt nhỏ bé, ấy cũng chính là hành trình xây dựng trái tim thiện lương, lòng tốt lớn lao, khiến con người ta vĩ đại hơn mỗi ngày.

Có những người hùng tỏa sáng rực rỡ trong vài phút giây giữa lằn ranh sinh tử. Cũng có rất nhiều những “người hùng” thầm lặng, mỗi ngày, mỗi phút đều dùng trái tim yêu thương và hành động tích cực, làm đẹp hơn cho cuộc đời này.

Tin cùng chuyên mục

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chúng ta có thể tạo ra một xã hội công bằng và bao dung hơn cho tất cả mọi người

Bạn Kiều Hồng, là một thành viên trong cộng đồng người chuyển giới.
(PLVN) - Trong những năm qua, các vấn đề về bình đẳng giới đang ngày càng được nhiều người quan tâm, thể hiện rõ nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên thông tin về ngăn chặn bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, một bộ phận cộng đồng LGBT dường như đang bị bỏ ngỏ trước nhiều vấn đề bình đẳng giới.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.