Những người giữ lửa nghề quạt giấy thủ công trăm tuổi

Ông Trung, bà Thu là một trong những người cuối cùng còn làm quạt thủ công ở làng Nam
Ông Trung, bà Thu là một trong những người cuối cùng còn làm quạt thủ công ở làng Nam
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm gần đây do thu nhập thấp, nguyên liệu ngày một khan hiếm nên người làm quạt giấy thưa dần. Tuy vậy, vợ chồng ông Lê Văn Trung (74 tuổi, làng Nam, xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) vẫn tỉ mẩn giữ nghề truyền thống này...

Ông Lê Văn Trung chia sẻ, từ lúc lên 6 tuổi đã biết phụ giúp bố mẹ một số công đoạn như phơi, xếp quạt… 10 tuổi, ông có thể tự tay hoàn thiện một chiếc quạt. Cứ thế, nghề làm quạt giấy theo ông đến tận bây giờ.

Dù vậy, ông cũng không biết nghề làm quạt giấy ở làng Nam có từ lúc nào, tương truyền hàng trăm năm. Lớn lên ông Trung đã thấy ông bà, cha mẹ đi khắp nơi chặt tre về cưa, chẻ, gọt, phết giấy… Những năm tháng đó cả làng, già trẻ, gái trai đều làm quạt, nhất là vào mùa nắng nóng. Tiếng tre chạm vào thớt gỗ cóc cóc vang khắp làng, vui như hội.

Trong trí nhớ của ông, cao điểm nghề làm quạt thường tập trung vào tháng 3 đến tháng 7 âm lịch hàng năm, hè nắng nóng nên quạt bán chạy hơn. Nghề thủ công này đã giúp ông và nhiều gia đình trong làng có thu nhập, thậm chí "sống khỏe".

Nghề truyền thống này đòi hỏi sự tỉ mỉ

Nghề truyền thống này đòi hỏi sự tỉ mỉ

Theo bà Nguyễn Thị Thu (vợ ông Trung), nghề này không quá vất vả nhưng trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu. Tính sơ sơ để làm một chiếc quạt giấy phải trải qua 32 công đoạn.

Đầu tiên, người thợ chọn những cây tre thẳng, già và có lóng dài. Để tránh co ngót, tre được phơi cho đến khi “no” nắng. Sau đó, cưa bỏ mắt ở 2 đầu, lấy mỗi phần lóng có chiều dài đúng kích cỡ chiếc quạt. Ống tre được chẻ ra từng thanh đủ làm một chiếc quạt sau đó khoan một lỗ nhỏ ở đầu để chốt các nan lại với nhau làm tay cầm. Các nan quạt được chẻ bằng nhau, rồi được vót đến khi thật đều, trơn và mượt.

Nếu tre là “xương” của quạt thì giấy gió chính là phần “thịt”. Những tờ giấy gió được người thợ cắt vành theo hình cánh cung, sau đó đặt lên khung tre rồi dùng chiếc chổi phết một loại nước chuyên dụng lên nhằm giúp “thịt” dính liền với “xương”. Loại nước đặc biệt này được chiết từ vỏ cây sắn quả. Vỏ cây sắn sau khi được bóc về bỏ vào cối giã cho nát ra, rồi đổ nước lạnh vào ngâm khoảng 2-3 ngày là có thể lấy ra dùng.

Tính sơ sơ để làm một chiếc quạt giấy cũng phải trải qua 32 công đoạn

Tính sơ sơ để làm một chiếc quạt giấy cũng phải trải qua 32 công đoạn

Bà Thu chia sẻ, nhìn thì dễ nhưng không phải ai cũng quét giấy gió vào khung được. Phải thật khéo léo, tỉ mỉ, nếu không tấm giấy gió mỏng tanh sẽ bị nát hoặc rớt xuống. Nước phết cũng có quy tắc của nó, ngâm ít ngày quá thì nhựa cây tiết ra chưa đủ, không đảm bảo sự kết dính, nhưng nếu ngâm lâu quá, vỏ cây phân hủy gây nên mùi hôi thối, phải bỏ.

Nguyên bản quạt có màu trắng đục, nhìn mỏng manh nên nhiều khách hàng không thích. Do đó, để khắc phục, người thợ pha một chút phèn vào nước tạo nên màu đen tím. Sau khi quét giấy gió, quạt được mang đi phơi. Đủ nắng, chiếc quạt sẽ có mùi thơm ngai ngái của nước vỏ sắn khiến người dùng có cảm giác dễ chịu. Sau cùng, họ khéo léo xếp các cánh quạt lại, cắt bỏ những phần thừa, là hoàn thiện chiếc quạt.

Một ngày, vợ chồng ông bà có thể làm được khoảng 30 cái quạt phết hồ hoàn chỉnh. Với giá từ 10–20.000 đồng/chiếc, sau khi trừ chi phí, ông bà còn khoảng 150.000 đồng/ngày. Sản phẩm làm ra không những tiêu thụ trong tỉnh mà còn nhập đi các tỉnh lân cận Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Những năm gần đây, quạt giấy ở làng Nam không còn đắt khách như xưa phần vì sự lên ngôi của các loại quạt điện, quạt hơi nước… Thu nhập thấp cộng với nguyên liệu giấy gió (người dân thường mua ở Nghi Phong, huyện Nghi Lộc) ngày càng hiếm nên nhiều người bỏ nghề. Tuy vậy, vợ chồng ông Trung vẫn miệt mài làm quạt giấy, bởi theo ông, đó là đam mê cái nghề đã nuôi sống gia đình ông nhiều năm nay. Hơn cả, ông bà muốn duy trì và giữ gìn nghề làm quạt cho các thế hệ mai sau.

Đọc thêm

Siết chặt quy định an toàn giao thông cho trẻ em

Luật quy định phải có các biện pháp bảo đảm an toàn tối đa cho trẻ em khi tham gia giao thông. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, mới được Quốc hội thông qua ngày 27/6, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, đặc biệt chú trọng đến bảo đảm an toàn giao thông cho trẻ em. Đây là bước tiến quan trọng nhằm phòng tránh tối đa các nguy cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em sau hàng loạt vụ việc đau lòng đã xảy ra thời gian qua.

Xử lý nếu công chức ở Cần Thơ chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ

Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu HĐND TP Cần Thơ đã quyết nghị thông qua 22 nghị quyết.
(PLVN) - UBND TP Cần Thơ sẽ xem xét hậu quả từ việc chậm trễ trong công tác, để xử lý trách nhiệm. Nếu phát hiện trường hợp cán bộ, công chức có biểu hiện chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ mà gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của TP thì sẽ xem xét kỷ luật...

Cả nước vẫn có mưa dông

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (5/7) các khu vực trên cả nước vẫn duy trì hình thái thời tiết có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

2 điều kiện tuyển sinh bổ sung lớp 10 ở TP HCM

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để đăng ký xét tuyển bổ sung lớp 10 ở TP HCM, thí sinh cần phải đáp ứng hai điều kiện, gồm không trúng tuyển cả 3 nguyện vọng và có điểm thi tuyển cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn nguyện vọng 3 của trường nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung.

Dạy bơi miễn phí cho học sinh nghèo ở Đà Lạt

Dạy bơi miễn phí cho học sinh nghèo ở Đà Lạt
(PLVN) - Hơn 40 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) dịp hè này được dạy bơi miễn phí cũng như phương pháp cứu người khi bị đuối nước, để có thể tự bảo vệ mình, góp phần hạn chế các tai nạn đuối nước xảy ra trong mùa mưa bão sắp tới.