Những người giữ gìn sách cổ

Nhà sưu tầm sách cổ Vũ Hà Tuệ.
Nhà sưu tầm sách cổ Vũ Hà Tuệ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dù thuộc thế hệ nào, họ vẫn dành tình cảm đặc biệt cho những trang sách cổ. Những cuốn sách cực hiếm có chữ ký của tác giả trở thành “kho báu” quý giá…

Thú sưu tầm sách cổ

Không như việc chỉ dồn tiền vào sưu tầm đồ cổ hay tiền cổ, thú vui sưu tầm sách cổ đòi hỏi người sưu tầm phải là người am hiểu bút tích, dành thời gian nghiên cứu thủ bút của nhiều tác giả danh giá trong từng thời kỳ.

Kiến trúc sư trẻ Vũ Hà Tuệ là một trong những người nổi tiếng trong giới sưu tập sách cổ. Là dân "ngoại đạo", anh Vũ Hà Tuệ (tốt nghiệp kiến trúc năm 2004) tìm thấy tình yêu với sách cũ và gắn bó đến hiện tại. Sinh ra trong một gia đình có cha là giáo viên văn và ngay từ nhỏ đã được đọc nhiều sách, Vũ Hà Tuệ được hun đúc tình cảm với những trang sách cũ.

Anh chia sẻ: “Vào năm 2002, khi còn đang học tình cờ tôi xem được bản Văn họa tập kỷ niệm Nguyễn Du, chú ý nhất là mấy tấm tranh. Từ tò mò tìm hiểu về tranh minh họa trong các sách, tôi lần theo các tranh minh họa Kiều, rồi quan tâm đến các bản Kiều và trở thành người sưu tập Kiều luôn. Làm kiến trúc, tôi quan tâm đến bản vẽ các công trình cổ xưa, nếu bắt gặp thì sẵn sàng sưu tập. Còn thú chơi sách có lẽ bắt nguồn từ tủ sách gia đình. Ba tôi trước 1975 làm giáo viên văn, nhà có nhiều sách. Hồi nhỏ cứ lấy sách trong tủ ra đọc, lâu ngày tôi đâm mê sách, muốn tìm kiếm sách và bản thảo của các nhà văn”.

Hiện tại anh Tuệ có thủ bút của hơn 300 tác giả. Trong đó khoảng 20-30 thủ bút hiếm. Ngoài ra, anh còn lưu giữ rất nhiều bản thảo chép tay có chữ ký của tác giả, đó đều là những bản thảo rất hiếm có bởi nó được hình thành từ trước khi được in sách, có giá trị rất riêng. Anh chia sẻ, ngoài việc sưu tập những bản thảo cũ, hiện nay còn cách sưu tập thủ bút khác là nhờ chính tác giả chép lại tác phẩm của chính mình. “Hiện nay trong giới có thông tin có người mang giấy bút đến nhờ Nguyễn Huy Thiệp chép lại tác phẩm của mình, cũng là một cách sưu tập thủ bút là bản thảo chỉn chu”, anh cho biết.

Những bản thảo quý hiếm còn lưu bút của tác giả.

Những bản thảo quý hiếm còn lưu bút của tác giả.

Anh chia sẻ, tại một triển lãm sách, anh đã giới thiệu quyển sách già tuổi đời nhất, được xuất bản năm 1679 mà anh cất công săn lùng tận bên Pháp: “May mà có người thân bên đó trợ giúp chứ không rất khó kiếm”, chàng trai nói giọng Sài Gòn điệu nghệ khoe. “Tập hợp những du ký và chuyên khảo kỳ thú và hấp dẫn của J. B. Tavernier, hiệp sỹ Nam tước xứ Aubonne” kèm theo cả bản đồ được truyền tay hơn ba thế kỷ qua, giờ đây đến lượt tôi là chủ sở hữu, thuộc loại cực hiếm, giá trên thị trường cũng rất đắt hoặc khó có thể định giá vì muốn mua cũng không ai bán”.

Sưu tầm sách cổ nhiều năm, anh Tuệ có nhiều kinh nghiệm để bảo quản chất liệu sao cho tốt nhất, không bị thời gian phá hỏng. Anh cho hay, khí hậu ở Sài Gòn là một thử thách vô cùng lớn đối với những ai muốn bảo quản sách. Những quyển sách mọi người mua về đọc xong rồi "trưng" lên kệ, theo thời gian rất dễ bị hư hại, nếu chúng ta không để mắt đến những quyển sách, lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho mối, mọt và nhiều loài khác làm hư hại sách. Ngoài ra, những thói quen hằng ngày khi đọc sách cũng gây hư hại đến chất liệu sách. Theo thói quen đọc sách, chúng ta hay gấp các góc sách lại để đánh dấu hay lật trang sách với một lực rất mạnh, trượt từ góc sách lên và như thế có nguy cơ làm hỏng trang sách.

Mê sưu tầm sách cổ, anh Tuệ chia sẻ rằng, thú vui này của anh vui ở chỗ được “thời gian ủng hộ”. “Công việc kiến trúc của tôi bận rộn nhất là từ giữa năm đến cuối năm. Thời gian rảnh dành cho sưu tập, tìm hiểu, xem xét các tư liệu. Tôi cũng có dự định tập hợp anh em sưu tập có tâm huyết lại, cùng nhau xuất bản một tập sách với thủ bút và chân dung các tác gia Việt Nam. Dự tính như vậy, còn hình thức và nội dung thế nào thì chưa định. Với các tác giả đương thời như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quang Thân, khi có dịp tôi cũng sẽ xin thủ bút để dành. Thú chơi này có cái hay là mình được thời gian ủng hộ”, anh cho biết.

Khi sách “xưa” lên tiếng

Không chỉ kiến trúc sư Vũ Hà Tuệ tìm về đam mê sưu tầm sách cổ, rất nhiều người cùng chung sở thích đã tìm gặp được nhau. Chủ nhân của hầu hết các cuốn sách cổ quý giá phần lớn còn trẻ, lứa 8X, 7X. Họ đến với con đường sưu tầm sách bằng nhiều cách: từ sưu tập tiền cổ rồi bén duyên với sách, hay lai vãng tại các tiệm sách cũ và tình cờ phát hiện ra những vật báu bị lớp bụi tháng năm phủ dày.

Kỹ sư Hoàng Minh là người Hà Nội tốt nghiệp Đại học Bách khoa, hiện tại sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, có trong tay những bộ sưu tập khá bài bản. Hoàng Minh sưu tầm sách và cùng với đó, góp nhặt được rất nhiều tư liệu phi văn bản liên quan đến các tác giả, tác phẩm - những người muôn năm cũ. Sưu tầm sách, tốn tiền, tốn thời gian và tiêu hao cả tâm trí, nhưng “quý vật” phải có “quý nhân”, nếu không gặp được đúng người, những cuốn sách già hơn bất kỳ một ai trên cõi đời này sẽ lâm cảnh tàn phế, hư hại và biến mất vĩnh viễn.

Không chỉ là nỗi lo hư hại tư liệu cũ, với những nhà sưu tập, việc để một cuốn sách cổ, quý hiếm lọt vào tay những nhà sưu tập nước ngoài thật sự là nỗi chua xót. Trong giới sưu tập sách, họ gọi đó là những cuộc xuất ngoại sách hiếm đầy đau đớn. Có thể kể đến thương vụ ở TP Hồ Chí Minh hồi những năm 2013, tại Việt Nam vì không nhà sưu tập nào mạnh tay bỏ ra 20 triệu, giới chơi sách đành ngậm ngùi nhìn quyển sách của Trương Vĩnh Ký niên đại 1875 bản chép tay in thạch bản rơi vào tay một Việt kiều.

Tình trạng “chảy máu” sách hiếm khiến nhiều nhà sưu tầm đau xót.

Tình trạng “chảy máu” sách hiếm khiến nhiều nhà sưu tầm đau xót.

Chính bởi đó, CLB của anh Hoàng Minh và những người đam mê sưu tầm sách cổ được lập ra. Họ là những người đầu tiên nắm bắt ý tưởng cùng nhau thành lập một CLB dành cho những người yêu sách và chơi sách. Ở đó, mỗi người có một thế mạnh riêng về “vốn liếng” sưu tập của mình.

Anh Hoàng Minh đã sở hữu được các bản sách cực quý như quyển Lịch sử Đàng ngoài (Tvnchinensis Historie) xuất bản từ năm 1651; bộ từ điển Latin - Annam và Annam - Latin (Việt Nam dương hiệp tự vị) của giáo sĩ Taberd soạn, xuất bản năm 1838 tại Ấn Độ là bản sách hiếm hoi, ít người có được. Quyển sách này từng đoạt giải nhất cuộc thi sách vàng lần thứ nhất (2002).

Trong CLB còn có ông Vũ Anh Tuấn lại giữ được nhiều từ điển cổ, các sách xuất bản đầu thế kỷ 20 tại Hà Nội như tiểu thuyết Bồng lai hiệp khách, Huyết hùng tráng sĩ. Ông có bộ sưu tập về các ngày lễ Tết thời xưa của Việt Nam rất đặc biệt. Ngoài ra, bộ sưu tập sách của linh mục Nguyễn Hữu Triết là niềm mơ ước của những người mê sách cổ. Ông Triết có hơn 1.000 quyển sách đã xuất bản từ hơn 50 năm trước, ngoài một số sắc phong cổ. Đáng kể nhất là bộ sưu tập Truyện Kiều với 160 bản Kiều khác nhau, với nhiều thứ tiếng. Trong đó có 20 bản Kiều bằng chữ Nôm cổ và hơn 500 tờ báo có viết về Truyện Kiều và Nguyễn Du.

CLB còn có anh Hoàng Triệu chuyên sưu tập thư tịch Hán Nôm, tư liệu đồ tượng Phật giáo, các nghi quỹ phù chú thuộc dòng Kim Cương Thừa, những phương thuật dân gian của Việt Nam và Trung Quốc, kể cả các sách nghệ thuật cầm kỳ thi họa cổ xưa của Trung Quốc truyền vào Việt Nam cũng được anh thu thập khá nhiều.

CLB Sách xưa và nay được thành lập để tìm kiếm, nghiên cứu và bảo tồn hệ thống sách cổ.

CLB Sách xưa và nay được thành lập để tìm kiếm, nghiên cứu và bảo tồn hệ thống sách cổ.

Điểm chung của những người đam mê sách cổ quý hiếm là rong ruổi khắp các cửa hàng sách cũ trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí để ý những “dặm đường ve chai” như anh Hoàng Minh. Ông Vũ Anh Tuấn còn thiết lập hẳn một “đường dây” các hàng sách cũ ở Sài Gòn để “mỗi khi họ có sách nào lạ, xưa hoặc không biết đó là sách gì thì gọi tôi”.

Những người đam mê sách cổ dành tâm huyết của mình vào những trang giấy xưa, bảo quản những giá trị còn sót lại của một thế hệ tinh hoa dân tộc.

Đọc thêm

An toàn du lịch vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ

Du lịch Tết có nhiều chương trình hấp dẫn nhưng du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân. (Ảnh minh họa: Hà Phong)
(PLVN) - Tết Nguyên đán năm 2025, người dân được nghỉ liên tục 9 ngày, đây là thời gian nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn diễn ra. Bên cạnh việc vui chơi, trải nghiệm, tham quan các điểm đến hấp dẫn, du khách cần lưu ý đảm bảo an toàn để có một kỳ nghỉ trọn vẹn niềm vui.

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.