Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo

Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo
Nhiều con em của các liệt sĩ, cựu binh Trường Sa đang tiếp bước cha anh cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Với mỗi người con đất Việt, khi nhắc đến Trường Sa thì vẫn vẹn nguyên trong kí ức về sự kiện Gạc Ma 14/3/1988. Trong sự kiện bảo vệ đảo Gạc Ma, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã nằm lại biển sâu. 30 năm đã trôi qua, nỗi đau vẫn còn hiện hữu với những người ở lại. Dù vậy, khi nhớ về các anh những người thân đã không chỉ nghĩ đến sự mất mát mà còn có niềm tự hào, kiêu hãnh. Đã có một phần trong số những người con của liệt sĩ Gạc Ma đang tiếp bước thế hệ đi trước cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.

Trong sự kiện bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao ngày 14/3/1988, có 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh khi đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ đảo. 30 năm đã qua, thời gian đủ cho một lớp người trưởng thành.

nhung nguoi con cua liet si gac ma tiep buoc cha anh bao ve chu quyen bien dao hinh 1
Trung úy Trần Thị Thủy, hiện công tác tại Lữ đoàn 146, BTL vùng 4 Hải quân - con gái của anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Phương

Nhiều con em của các liệt sĩ, cựu binh Trường Sa đang tiếp bước cha anh, trong đó có Trung úy Trần Thị Thủy, hiện công tác tại Lữ đoàn 146, BTL vùng 4 Hải quân - con gái của anh hùng, liệt sĩ Trần Văn Phương (lúc đó là thiếu úy, đảo phó đảo Gạc Ma).

Ngày anh Phương hy sinh trong cuộc chiến giữ ngọn cờ chủ quyền ở Gạc Ma, anh không hề biết mình sẽ có một người con gái, khi ấy vợ anh Phương chỉ mới mang thai hơn 1 tháng. Những gì mà trung úy Trần Thị Thủy biết về cha mình là qua lời kể của bà và ký ức đầy nước mắt của mẹ với vài tấm hình ít ỏi còn lại.

Lật giở những trang lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, Thủy hiểu được sự hy sinh anh dũng của cha và đồng đội khi giữ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Đó là sáng ngày 14/3/1988, quân địch đổ bộ lên đảo chìm Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam, xông về phía lá cờ tổ quốc của ta đang cắm giữa đảo hòng cướp cờ. Thiếu úy Trần Văn Phương tổ chức lực lượng, quyết tâm bảo vệ cờ tổ quốc.

Khi bị trúng đạn của đối phương, thiếu úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ ngọn cờ chủ quyền tại đảo Gạc Ma và hô vang: “Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam Anh hùng”. Và trong cuộc chiến không cân sức ấy, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngã xuống. Tháng 5-1992, khi thi hài của cha được chuyển từ Trường Sa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ ở quê nhà, Thủy càng thấm thía nỗi nhớ cha và tự hào về người cha của mình.

Thủy tâm sự: Tự hào về cha bao nhiêu thì thì ước mơ trở thành một người chiến sỹ hải quân càng cháy bỏng bấy nhiêu. Tôi đã nuôi ước mơ ấy cho đến ngày tốt nghiệp Đại học. Năm 2010, lần đầu tiên Thủy được đến Trường Sa, đến vùng biển Cô Lin nhìn tận mắt nơi cha mình đã ngã xuống trong cuộc chiến giữ cờ đẫm máu trên bãi Gạc Ma.

Trần Thị Thủy nhớ lại: “Lần đầu tôi được ra đến nơi cha và đồng đội ngã xuống, một cảm giác rất linh thiêng. Tôi nhìn thấy cha đứng từ phía Gạc Ma và giơ tay vẫy tôi. Lúc đó tôi òa khóc và gọi điện cho mẹ. Ngay trên tàu, trong chuyến đi ấy, tôi đã viết đơn tình nguyện vào quân ngũ, từ đó ước mơ của tôi đã thành hiện thực.”

Trung úy Trần Thị Thủy cho biết “được khoác trên mình bộ quân phục của người lính hải quân mà từ nhỏ mình đã mong muốn, tôi rất rất vui mừng và cũng mang trong mình niềm tự hào rất to lớn. Là phụ nữ cũng có những khó khăn nhất định so với các anh nam giới nhưng tôi vẫn luôn cố gắng hết sức mình, luôn luôn phấn đấu hoàn thiện bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó và để không phụ lòng người cha kính yêu của mình”.

nhung nguoi con cua liet si gac ma tiep buoc cha anh bao ve chu quyen bien dao hinh 2
Thượng úy Nguyễn Tiến Xuân là con trai của liệt sỹ Nguyễn Mậu Phong

Hiện là thuyền trưởng tàu 633, hải đội 413, BTL vùng 4 Hải quân, Thượng úy Nguyễn Tiến Xuân là con trai của liệt sỹ Nguyễn Mậu Phong (Chỉ huy trưởng khung giữ đảo Gạc Ma). Thượng úy Nguyễn Tiến Xuân tâm sự: Bố hy sinh khi anh mới được 3 tháng tuổi. Lớn lên bằng tình yêu của mẹ, nhưng câu chuyện về người cha anh hùng của mình như ngọn đèn sáng luôn soi rọi cho 2 anh em Xuân trưởng thành. Ngay từ nhỏ, Xuân  đã ước mơ trở thành người chiến sĩ Hải quân để tiếp nối con đường của bố.

Năm 2007, khi anh trai tình nguyện lên đường nhập ngũ cũng là lúc Nguyễn Tiến Xuân nhận giấy báo trúng tuyển Học viện Hải quân. Khi tốt nghiệp, Nguyễn Tiến Xuân được về vùng 4 Hải quân công tác, thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình là cống hiến cho Trường Sa thân yêu.

Nguyễn Tiến Xuân chia sẻ: “Chuyến đi biển đầu tiên của em là đến với Trường Sa, khi đi qua nơi bố hy sinh, em thấy một đàn cá heo, em có cảm giác như bố đang nhìn mình, lúc đó em rất muốn khóc nhưng đã kìm lại được… thực hiện nhiệm vụ trên biển có rất nhiều hiểm nguy bởi sóng gió bất thường nhưng em luôn yên tâm bởi lúc nào bố cũng ở bên che chở. Mỗi lần đi qua vùng biển mà bố hy sinh, em thấy rất thiêng liêng, gần gũi”.

Nguyễn Tiến Xuân tâm sự, dẫu so với bạn bè cũng lứa, thiệt thòi vì thiếu vắng tình thương của bố nhưng bản thân phải vượt lên nỗi đau, sự mất mát để phấn đấu trong cuộc sống, xứng đáng với sự hy sinh cao cả của bố. Những kỷ vật là vài tấm hình ít ỏi và những bức thư gửi cho mẹ là những kỷ vật quý giá, mỗi khi nhìn thấy những kỷ vật đó anh em Xuân như thấy có bố ở bên cạnh… Giờ đây cả  Nguyễn Tiến Xuân và anh trai đều đang công tác trong lực lượng hải quân.

Trải qua cương vị thuyền phó, những chuyến đi biển dài đã giúp Nguyễn Tiến Xuân tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức cũng như phương pháp xử lý các tình huống trên biển, hiểu rõ điều kiện khí tượng thủy văn cũng như luồng lạch. Đây là những kinh nghiệm quý đối với một cán bộ trẻ để anh tiếp tục được cấp trên tin tưởng bổ nhiệm thuyền trưởng từ tháng 6/2017. Giờ đây, Nguyễn Tiến Xuân đã là một truyền trưởng nhiều kinh nghiệm, điều khiển con tàu vượt sóng gió, tiếp tục sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa.

Câu chuyện về con của hai liệt sĩ hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988 trên quần đảo Trường Sa - Thượng úy Nguyễn Tiến Xuân và Trung úy Trần Thị Thủy  thực sự là những tấm gương đáng khâm phục về ý chí, nghị lực và quyết tâm vươn lên, khẳng định trách nhiệm của tuổi trẻ tiếp tục sự nghiệp, chắc tay súng bảo vệ bình yên chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.