Những “ngọn hải đăng” can trường giữa Hoàng Sa

Những ngọn hải đăng can trường giữa biển khơi
Những ngọn hải đăng can trường giữa biển khơi
(PLO) - Nhiều ngôi làng miền Trung những ngày giữa tháng 5 đìu hiu, vắng bóng đàn ông, chỉ toàn phụ nữ, trẻ em và người già. Các thanh niên trai tráng đã giong thuyền, vươn mình vượt biển khơi, bám ngư trường Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc.
Những hòn vọng phu
Chắc hẳn ta còn nhớ cách đây tròn 8 năm, cả nước đã từng quặn lòng hướng về hai ngôi làng tang tóc để san sẻ tình người với những ngư dân xấu số đã vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển cả đất mẹ biển Đông. Sau một cơn bão có tên là Chanchu đã ập đến “cướp” đi sinh mệnh của hơn 80 người đàn ông khỏe mạnh và để lại những nỗi đau vẫn chưa nguôi cho đến tận hôm nay.
Còn nhớ, tròn 8 năm qua, trên vùng đất này mỗi năm phải đương đầu với hàng chục cơn bão. Mỗi cơn bão đi qua, người dân lại đem ra so những cơn bão này với cơn bão Chanchu 8 năm về trước như một phép so sánh chưa bao giờ có sự thay đổi “cơn bão này vẫn chưa bằng cơn bão Chanchu năm 2006”.
Khi chúng tôi về lại mảnh đất này vào những ngày cả làng làm lễ đại tang cho những nạn nhân xấu số trong trận “đại hồng thủy” 8 năm trước. Những bước chân vội vàng của chúng tôi băng qua những đồi cát nắng cháy, nhìn túi ba lô to ự nự trên vai với cái máy ảnh đeo trên cổ là sự tò mò của những ánh mắt  ngây ngô của trẻ thơ. Với cái xóm chài nhỏ này nhất cử nhất động là mọi người có thể biết được cái gì đang diễn ra ngay trên mảnh đất của họ. Đi qua nhiều đau thương mất mát nên hơn ai hết họ thấu hiểu điều đó.
Và còn đó những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” ở những ngôi làng khác của miền Trung mà khi nhắc lại chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. Thương lắm một tình cảnh bi đát như thế! Khi một người thân của mình ra đi, điều cuối cùng mình có thể làm là ngắm nhìn lại khuôn mặt người thân một lần và thắp cho họ một nén nhang. Nhưng những người phụ nữ này lại không thể nhìn thấy khuôn mặt chồng, con, cháu mình một lần cuối. 
Tận sâu nỗi đau, giọt nước mắt của họ đã tràn xuống gò má sạm đen vì sương gió, nắng mưa làm chúng tôi càng thêm chua xót. Từ ngày họ mất, trụ cột gia đình cũng mất theo. Khó có ai có thể cầm lòng được trước nỗi đắng cay của cuộc đời mà họ phải nếm trải. Giá như không có bão, họ không ra đi để rồi những người mẹ, người vợ cũng không đến mức phải trở thành góa phụ. 
Chừng ấy năm qua đi, sau nỗi tai ương ập đến với vùng quê nghèo, nay cuộc sống đã sang trang. Nhưng dường như vết thương ngày nào vẫn hằn trên thịt da những người mẹ, người vợ, người chị. Con đường làng đã được bê tông hóa, mở rộng, không còn nham nhở đất cát nhưng xem ra lại vắng hoe, quạnh quẽ hơn vì thiếu bóng dáng những người đàn ông.
Những cái chết không hẹn mà đến đã hầu như làm kiệt quệ nguồn sống của những gia đình quanh năm suốt tháng sống chết với biển. Biết bao những tấm lòng hảo tâm của người Việt ở khắp mọi miền đất nước đã kịp thời vực dậy những gia đình gặp tang thương này. Không ít người nhờ vậy mà có thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống. Nhà nước, xã hội đã chung tay làm thay vai trò người chồng, người cha. Con cái của họ cũng được đặc cách đi học và hưởng những quyền lợi chính đáng. Đó là nghĩa cử “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” trong đạo lý truyền thống của dân tộc ta.
Nhiều người dân ngoài cuộc xem đây như là một sự đổi đời, nhưng người trong cuộc càng nhận lại thấy đắng cay. Tiền bạc, của cải vật chất có thể làm ra nay mai, không có vẫn có thể sống được, không chết; nhưng mất đi con người là mất tất cả. Bởi cách nghĩ đơn giản vì chồng, vì con chết đi để mình có được những đồng tiền xương máu này thì quả là quá đắt. Cũng không phải vì thế mà những người phụ nữ góa chồng nơi đây trở nên bi lụy, họ đã biết cách sống tốt, sống có ích, tham gia vào những việc hết sức ý nghĩa của cuộc sống, như lời tri ân, tâm niệm của toàn xã hội.
Những ngư dân vẫn can trường bám biển
Những ngư dân vẫn can trường bám biển
Giờ đây, trong những căn nhà đó, bàn thờ là nơi những người mẹ, người vợ “đầu tư” công phu nhất. Vì họ quan niệm, chồng con đã mất tích ở ngoài biển lạnh giá, không tìm thấy xác. Người ở lại phải làm cái gì đó thật ấm cúng, đẩy đủ để mỗi lần chồng con về thăm nhà sẽ có chỗ nghỉ ngơi ấm áp và cũng để thấy được sự hy sinh của họ không phải là vô nghĩa . Và làm như thế để họ mới cảm thấy an lòng khi phải một mình nuôi con, nhớ thương chồng.
Như lời tâm sự của một người mẹ có 2 đứa con tử nạn trên biển: “Vợ chồng cô có còn gì hơn. Lo được cho hai đứa hắn bàn thờ hương khói, hoa quả đầy đủ là cảm thấy an lạc... Bữa cơm qua ngày chỉ trông vào ba của sắp nhỏ với nghề sửa xe đạp. Còn cô thì ngày thường đi phụ làm thêm, ai kêu gì đi làm nấy, còn tối về đi chùa cầu bình an. Mong có sức khoẻ để có thể nhang khói cho con được ngày nào hay ngày đó, không ước gì thêm”.
Can trường bám biển
Cho đến tận hôm nay, hình ảnh oai hùng của lớp lớp cha ông từng giong thuyền, vươn mình vượt biển khơi, bám ngư trường Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc vẫn còn đây. Họ như những “ngọn hải đăng” lấp lánh trên biển, khẳng định và giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
“Phải sống cho ngày mai, cho tương lai” là tâm niệm của những người phụ nữ nơi đây vẫn dõng dạc nói như vậy bằng niềm tin của mình dẫu năm qua đi, dẫu trên khuôn mặt đầy nếp nhăn vì đã đi qua cái tuổi thanh xuân nhưng họ vẫn luôn nở nụ cười cho ngày mới.
Có khó khăn gian khổ nào mà họ không đi từng kinh qua. Giờ Trung Quốc đặt giàn khoan chiếm đóng trái phép Việt Nam họ cũng mong sao được ra Hoàng Sa góp một phần sức nhỏ bé này cho Tổ quốc. Những thân già như họ còn gì nữa đâu, chỉ lo cho tương lai con em mình. Đất nước mà loạn lạc tương lai các em sẽ đi về đâu. Nếu các con họ còn sống họ vẫn muốn chúng ra giữ Hoàng Sa.
Vẫn còn rất nhiều mảnh đời góa phụ của những phụ nữ nơi đây. Và vẫn còn những cuộc mưu sinh với thân phận phụ nữ già yếu. Ngày qua ngày các bà, các mẹ, các chị vẫn thức dậy đều đặn từ sáng tinh mơ, đi xe tới bến cá để chọn mua những mẻ cá mà người dân nơi đây đi biển mới về, rồi chạy lên chợ huyện Hà Lam bán kiếm tiền nuôi các con ăn học.
Họ nói, cuộc sống dù có khó khăn tới đâu vẫn phải bươn chải để nuôi các con không có ý định đi thêm bước nữa. Dù biển đã cướp đi những người chồng và người con trai trên mảnh đất này thì những người vợ, người mẹ vẫn cố gắng chăm sóc cho những đứa con của họ, gieo ước vọng vào ngày mai tươi sáng. Cuộc sống đang dần ổn định đối với những người phụ nữ nơi đây, đâu đấy lại có những tiếng cười đùa của trẻ thơ mỗi lúc tan trường. Những chiếc thuyền lại ra khơi, cuộc sống vẫn tiếp diễn và những người phụ nữ trong “xóm không chồng” này tiếp tục những công việc đời thường để gieo cho đời những mầm xanh trên mảnh đất tình người này.
Những tượng đài Hoàng Sa bất tử
Những tượng đài Hoàng Sa bất tử
Giữa “bão táp phong ba muôn trùng biển khơi đang “dậy sóng” nhưng nhiều ngư dân nơi đây vẫn cưỡi sóng trên những con tàu nhỏ ra biển khơi với tâm thế tỏ rõ lòng quyết tâm không hề nao núng, lo sợ.
Với họ, Hoàng Sa như là máu thịt, là đất mẹ thiêng liêng của Tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió. Ở đó là máu thịt của bao thế hệ lớp lớp tiền nhân vẫn bám biển mưu sinh nên cho dù có chết chúng tôi cũng nhất quyết không chịu bỏ. Ngàn đời sau, bao thế hệ con cháu vẫn sẽ ngày qua ngày đạp sóng biển đến Hoàng Sa nên chẳng có lý do gì mà sợ. Cứ thế cứ đi nuôi khát vọng lớn... Và Hoàng Sa - Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam.
Mỗi chuyến giong thuyền ra khơi trước để bám biển mưu sinh, sau là hoàn thành sứ mệnh bảo vệ bờ cõi thiêng liêng trong từng “tấc đất tất vàng” của Tổ quốc, những ngư dân miền biển đã ký thác tâm niệm, kỳ vọng, ý chí và cả ý thức trách nhiệm của người con “con Lạc cháu Hùng” với quê hương xứ sở.
Nhiều ngư dân đã khảng khái nói: “Dù Trung Quốc có uy hiếp, gây hấn nhưng những ngư dân như chúng tôi vẫn cứ đi biển, vẫn “cưỡi gió, đạp sóng” ra khơi. Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, chẳng có gì phải sợ. 
Nhiều người dân đã nói bằng cả tiếng lòng cũng như là khát vọng tự bao đời nay vẫn kiên trì bám biển Hoàng Sa của lớp lớp ngư dân làng chài nơi đây vẫn ngày đêm cưỡi sóng ra Hoàng Sa bám biển mưu sinh, nuôi khát vọng lớn.
Sự hiện diện của các ngư dân trên biển như những cột mốc ung dung khẳng định chủ quyển biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Sẽ càng thấy yêu hơn, tự hào về hòn đảo thiêng của Tổ quốc Việt Nam thấm đẫm biết bao xương máu của lớp tiền nhân bao đời quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, bám biển, bám ngư trường.
Ngày qua đi, nhưng tâm thế vẫn còn đó, những người con nơi đây vẫn luôn khắc ghi đau đáu tình yêu với Hoàng Sa thân yêu. Họ không thể nào quên Hoàng Sa và Trường Sa. Không đi biển họ sẽ nhớ lắm. Họ cũng như những Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa từng giong thuyền ra Hoàng Sa cắm những cột mốc sống, khẳng định chủ quyền dân tộc. Và nay họ cũng như những “ngọn hải đăng” lấp lánh ngoài biển Đông.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.