Những ngôi trường thay 'áo mới' nhờ sự kết nối của Công an Quảng Bình

Đại tá Lê Văn Hoá, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen đối với anh Nguyễn Hoàng Sơn và chị Trịnh Thu Hiền vào dịp khánh thành điểm trường Tân Ly, xã Lâm Thủy, tháng 6/2022.
Đại tá Lê Văn Hoá, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen đối với anh Nguyễn Hoàng Sơn và chị Trịnh Thu Hiền vào dịp khánh thành điểm trường Tân Ly, xã Lâm Thủy, tháng 6/2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ sự kết nối của Công an tỉnh Quảng Bình, 6 điểm trường đã được xây mới và đưa vào sử dụng với tổng trị giá hơn 2,5 tỷ đồng, giúp học sinh dân tộc, vùng núi, biên giới vơi bớt gian nan trên hành trình đi tìm con chữ.

Trường vùng biên thay áo mới

Điểm trường biên giới thuộc bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy cách TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) khoảng 70 cây số. Đây là một trong những điểm trường xa nhất của vùng đất “sơn cùng, thủy tận” ở phía tây dãy Trường Sơn. Mặc dù được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền, Đồn Biên phòng Làng Ho đỡ đầu nhưng cuộc sống của bà con Bru-Vân Kiều vẫn lạc hậu so với các bản khác do phong tục, tập quán, hôn nhân cận huyết khá nhiều.

Điểm trường biên giới thuộc bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện lệ Thủy.

Điểm trường biên giới thuộc bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện lệ Thủy.

Hầu hết bà con nơi đây không chủ động trong lối sống, lao động, sản xuất. Chính vì thế việc học hành của con em trong vùng, bà con chưa chú trọng. Bản Tân Ly được xem là điểm “trũng” của các xã biên giới của huyện Lệ Thủy.

“Tuy nhiên giữa điểm “trũng” đó, nổi lên một trường học kiên cố, khang trang, như điểm sáng dẫn đường giúp bản Tân Ly thay đổi”, thầy Ngô Mậu Tình, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy kỳ vọng.

Con chữ dẫn đường giúp bản Tân Ly thay đổi.

Con chữ dẫn đường giúp bản Tân Ly thay đổi.

"Dân bản vui lắm"

Ông Hoàng Lý, Chủ tịch UBND xã Lâm Thủy cho biết: “Tân Ly có 87 hộ gần 300 nhân khẩu. Bản nghèo, dân nghèo, nhiều năm qua hầu hết các điểm trường đều xuống cấp, dột nát, gió lùa khi mùa mưa lũ về. Nay con em trong bản được học trong những lớp học mới chắc chắn, đẹp đẽ thế này thì không chỉ cô trò, người dân vui mà chúng tôi cũng rất vui khi đón nhận sự chia sẻ ấm áp này”.

Mang yêu thương đến với vùng cao Quảng Bình.

Mang yêu thương đến với vùng cao Quảng Bình.

Có mặt cùng nhiều phụ huynh trong ngày khánh thành điểm trường, thấy các con được tặng quần áo mới, đồ dùng học tập, ông Hồ Văn Ngọc, Trưởng bản Tân Ly không giấu được niềm vui. "Từ nay con cháu dân bản đến trường mới không lo mưa dột, không sợ bị lạnh nữa rồi. Dân bản vui lắm, cảm ơn cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Bình và các nhà tài trợ", ông chia sẻ.

Còn tại điểm trường Mầm non Pachoong xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, cô giáo Đinh Thị Bùi Chung, Hiệu trưởng cho biết: trước đây, điểm trường này rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, không có lớp học, công trình nhà vệ sinh, không bếp ăn bán trú. Cô trò điểm bản phải học nhờ, nấu ăn nhờ nhà dân…

Ngoài xây mới các điểm trường, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Bình còn quyên góp ủng hộ bữa ăn trưa cho bé.

Ngoài xây mới các điểm trường, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Bình còn quyên góp ủng hộ bữa ăn trưa cho bé.

Năm 2021, nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Công an tỉnh, nhà trường đã xây dựng mới 1 điểm trường gồm phòng học và phòng ở của giáo viên khang trang, sạch đẹp. Nhờ có điểm trường mới, đầy đủ cơ sở vật chất, các em có điều kiện học tập tốt, yêu thích đến trường hơn.

“Giờ đây, cô và trò đã có ngôi trường mới kiên cố, sạch đẹp và đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho dạy và học. Chấm dứt những trăn trở, lo lắng thường trực về cơ sở vật chất trước đây, thay vào đó là niềm hạnh phúc khôn tả của cô và trò”, cô Chung xúc động nói.

Ý tưởng xây trường ban đầu là của Thiếu tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh cảnh vệ (K01) Bộ Công an khi anh vào Quảng Bình năm 2019.

Ý tưởng xây trường ban đầu là của Thiếu tướng Trần Hải Quân, Tư lệnh Bộ tư lệnh cảnh vệ (K01) Bộ Công an khi anh vào Quảng Bình năm 2019.

Xây mơ ước, đặt niềm tin

Trung tá Trương Thị Lệ Thủy, Chủ tịch Hội phụ nữ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, ý tưởng xây trường ban đầu là của lãnh đạo Công an tỉnh. Hội phụ nữ Công an tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì khảo sát để tham mưu thực hiện. Là cán bộ Hội, chị Thủy thường xuyên có những chuyến công tác xuống địa bàn cơ sở vùng sâu vùng xa, biên giới..., nên công việc cũng khá thuận lợi.

Tấm lòng nhân ái, “cho đi là còn mãi”.

Tấm lòng nhân ái, “cho đi là còn mãi”.

Chương trình có sự chung tay của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp nhà hảo tâm trong, ngoài tỉnh, đặc biệt là sự đồng hành hỗ trợ của cá nhân chị Trịnh Thu Hiền (Hà Nội). Theo sự phân công, chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, Hội phụ nữ Công an tỉnh đã bắt tay tiến hành khảo sát địa bàn, tính toán chi phí, xây dựng những điểm trường mới. Ban đầu là những điểm trường ở xã Trọng Hóa và điểm trường xã Dân Hóa. Đến nay, 6 điểm trường đã được xây mới và đưa vào sử dụng với tổng trị giá hơn 2,5 tỷ đồng.

Ngoài xây dựng các điểm trường, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Bình còn quyên góp ủng hộ đồ dùng học tập, đồ chơi; kêu gọi doanh nghiệp và nhà hảo tâm ủng hộ “bữa ăn trưa cho em” để khuyến khích các con ở lại trường cả ngày, hạn chế rủi ro cao cho trẻ em trên địa bàn khi các em tự chơi, tự trông nhau ở nhà sau giờ học.

Hi vọng về tương lai tươi sáng của các em như được chắp cánh.

Hi vọng về tương lai tươi sáng của các em như được chắp cánh.

Xuất phát từ tấm lòng nhân ái, “cho đi là còn mãi”, sau hơn 3 năm từ ý tưởng của lãnh đạo Công an tỉnh cùng sự chung tay góp sức của các mạnh thường quân, Công an tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ được rất nhiều hoàn cảnh, 6 điểm trường khó khăn được xây mới, tài trợ bữa ăn trưa cho em đến các điểm trường…, lan tỏa thông điệp của sự sẻ chia, yêu thương còn mãi.

Chứng kiến sự đổi thay của các trường, sự vui mừng trong ánh mắt ngây thơ con trẻ là động lực để các cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Quảng Bình tiếp tục hành trình kết nối, xây thêm những điểm trường ước mơ, tạo thêm nhiều điểm tựa cho các em các bản vùng sâu, vùng xa. Để từ ngôi trường mơ ước này, những hi vọng về tương lai tươi sáng của các em như được chắp cánh.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.