Những “ngôi nhà” an toàn cho chó, mèo

Hàng chục chú chó đang quây quần bên “mẹ” của mình Ảnh: Linh Mỹ
Hàng chục chú chó đang quây quần bên “mẹ” của mình Ảnh: Linh Mỹ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với lượng lớn động vật nuôi bị bỏ rơi do già yếu, tật nguyền,… ở Việt Nam, có rất nhiều chó, mèo lang thang ở ngoài đường, chịu cuộc sống khắc nghiệt. Chúng không chỉ phải chịu đói, chịu khát, bị đánh đập bởi những người ghét chó, mèo, mà còn trở thành mục tiêu cho kẻ trộm bắt về các lò mổ. Chính vì vậy, có nhiều trạm cứu hộ chó, mèo đã được thành lập, để cho những vật nuôi này có một “mái ấm” để trú chân.

Nhận những “thú cưng” không ai cần

Việc bảo vệ vật nuôi như chó, mèo ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được làm một cách chặt chẽ, cho nên, không ít vật nuôi bị đánh đập, bỏ rơi, hoặc bị ngược đãi. Những trạm cứu hộ xuất phát từ các cá nhân, đã được rất nhiều người ủng hộ và dành sự quan tâm đặc biệt.

Ai cũng thích những vật nuôi xinh đẹp, đáng yêu, nhưng ngược lại, có rất nhiều người lại chọn “cứu trợ”, nhận nuôi những con vật chẳng ai cần nữa. Như các trạm cứu hộ hiện nay, được mở ra vì những cơ duyên rất tình cờ, xuất phát từ lòng trắc ẩn, tình yêu của các cá nhân. Như câu chuyện của chị Lý Phụng Diệp (47 tuổi, TP Hồ Chí Minh) là một người đã cưu mang cả trăm con chó, con mèo già yếu hoặc tật nguyền trong suốt 20 năm. Hiện tại, ngôi nhà của chị đã trở thành địa điểm an toàn cho chó, mèo. Chị chia sẻ: “Tại đây chúng sẽ được an toàn, không bị đánh đập hay sống khổ sở nữa”. Ở trạm cứu hộ của chị, có những con bị đánh gãy chân, mù hai mắt, có những con chó, mèo khi về già rồi bị chủ bỏ rơi. Chị Lý Phụng Diệp cho biết, những động vật chị nhận về hầu hết không ai dám nhìn, vì chúng quá xấu xí, đầy thương tổn, bệnh tật.

Hay đó là câu chuyện của chị Lê Nguyễn Sương Mai (40 tuổi, Vĩnh Long), cũng là một người đã hy sinh hết mình cho những chú chó bị bỏ rơi. Được biết, chị là một công nhân trong khu công nghiệp. Cuộc sống của chị Sương Mai vốn dĩ rất đỗi bình thường, cho đến một ngày, trên đường đi làm về, chị bắt gặp một chú chó nhỏ đang hấp hối. Vốn dĩ, không phải là người yêu thích động vật, nhưng chị vẫn không kìm được lòng, mà mang chú chó nhỏ về nhà để chăm sóc và cứu chữa. Chị đặt tên “bé” là Ngáo, từ một chú chó, bây giờ, tổng số chị nhận nuôi đã lên đến hơn 170 con. Mảnh đất rộng 200m2 được chị sử dụng để nuôi tất cả những chú chó hoang đó. Không thiếu người gọi chị là điên, là khùng, thậm chí, chị còn chẳng giữ được mối quan hệ với người nhà, bạn bè vì dành thời gian cho những chú chó quá nhiều.

Không chỉ có chị Sương Mai, ở TP Hồ Chí Minh, có một “Viện dưỡng lão dành cho mèo” rất nổi tiếng của bà Đinh Thị Kim Chi (60 tuổi) đã cưu mang hàng trăm con mèo trong suốt hai mươi năm trời. Phần lớn, đây đều là những con mèo hoang, mèo bệnh, mèo già không ai muốn nhận về. Bà nhặt chúng ở tất cả mọi nơi mà bà bắt gặp. Những chú mèo yêu thương bà đến nỗi, từ những con nhút nhát đến hung dữ nhất cũng không sợ hay xa lánh bà một chút nào cả. Bà Kim Chi được những người yêu quý động vật gọi là “bảo mẫu”, vì đã dành tình yêu thương cho từng con mèo một. Mỗi chú mèo đều được bà đặt tên, nhớ mặt, ngay cả đến lúc các chú mèo mất, bà cũng tụng kinh, niệm phật để mong các “con” sớm đến với một nơi tốt đẹp hơn.

Dù vất vả, mất có thời gian, tiền bạc nhưng được giúp đỡ loài động vật nhỏ bé, đáng thương là niềm hạnh phúc với nhiều người.(Nguồn: Viện dưỡng lão dành cho mèo)
Dù vất vả, mất có thời gian, tiền bạc nhưng được giúp đỡ loài động vật nhỏ bé,

đáng thương là niềm hạnh phúc với nhiều người.(Nguồn: Viện dưỡng lão dành cho mèo)

Qua câu chuyện của những người nhận nuôi các chú chó, chú mèo, cho thấy họ đã làm một việc khiến nhiều người trong xã hội rất ngạc nhiên. Trong suy nghĩ của nhiều người đây là việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, vì vừa mất tiền, lại vừa mất thời gian. Thậm chí, chị Lý Phụng Diệp, Đinh Thị Kim Chi và chị Sương Mai đều bị người đời coi là “hâm”, nhưng đối với họ, được làm việc tốt, cứu trợ những động vật bị bỏ rơi, tật nguyền giúp họ cảm thấy hạnh phúc, ấm áp trong cuộc sống này.

Vất vả nhưng hạnh phúc

Những chú chó, mèo thực chất là một “người bạn” thân thiết đối với mỗi con người. Khi nhận được sự quan tâm của con người, chúng cũng đáp trả lại bằng những tình cảm chân thành, quý báu. Giống như con người, mỗi sinh vật đều có những số mệnh riêng của nó. Có những người may mắn sinh ra trong gia đình sung túc, hạnh phúc, có những người kém may mắn hơn, lại sinh ra trong gia đình nghèo khó hoặc thiếu thốn. Chó, mèo cũng vậy, có những vật nuôi may mắn được cắt tỉa làm đẹp, tắm táp thơm tho, quần áo lộng lẫy, nhưng cũng có những con vật phải đi lang thang ngoài đường, đói khát, lạnh lẽo hay thậm chí tệ hơn nữa là bị đưa vào lò mổ.

Chính vì vậy, những chú chó, chú mèo cũng cần sự quan tâm, cứu giúp của con người. Xác định nuôi chó, nuôi mèo, thì đó không phải là một vấn đề đơn giản, dễ dàng như mọi người tưởng tượng. Hơn nữa, nhận nuôi một con chó, mèo đã khó, thì việc đó còn gian nan hơn gấp nhiều lần đối với mỗi trạm cứu hộ, mỗi cá nhân “giang tay” hỗ trợ hàng trăm động vật bị bỏ rơi, bệnh tật. Bởi họ phải hy sinh rất nhiều, thậm chí, nhiều người liên tục phải đổi chỗ thuê nhà do bị đuổi đi, một số người lại mâu thuẫn với gia đình vì không được thấu hiểu. Dù vậy, họ đã kiên trì vượt qua khó khăn, để tiếp tục làm một công việc có ích cho cộng đồng, xã hội.

Như bà Đinh Thị Kim Chi từng chia sẻ, việc nuôi hàng trăm con mèo, khiến bà vô cùng vất vả, mỗi ngày bà phải dậy từ sáng sớm, cho đến đêm muộn mới được đi ngủ. Bà cho biết: “Trong 20 năm vừa qua, tôi vừa nuôi, vừa trốn chui, trốn nhủi, vì người ta đuổi tôi và đàn mèo đi”. Bà tâm sự, những người nào biết đến bà, thì hỗ trợ, giúp đỡ cho bà tiền, lương thực để chi trả tiền thuê nhà, điện nước và thực phẩm cho mèo. Bản thân bà cũng được con gái cho bà 3 triệu đồng/tháng, bình thường, bà sẽ nhận một vài công việc lặt vặt, để kiếm thêm tiền. Mỗi tháng, riêng số tiền mua thực phẩm “cưu mang” 400 con mèo đã lên đến gần chục triệu đồng, chưa kể đến tiền thuốc men, ốm đau đưa các chú mèo đi cứu chữa.

Tuy nhiên, đối với bà Đinh Thị Kim Chi, mỗi con mèo bà nhận nuôi đều được bà coi như con cháu trong nhà của mình. Bà gọi chúng bằng cái tên rất thân thương, như Út Ben, Mận, Đẹt,… Mỗi khi, có một chú mèo ra đi, lòng bà đau đớn như mất một người bạn thân thiết trong nhà. Bởi có một cuộc sống như vậy, nên bà thường hay bị mọi người trêu chọc: “Có nhiều người chọc tôi là “điên” vì tự dưng đi nuôi nhiều mèo như vậy”. Nhưng đối với bà Đinh Thị Kim Chi, đó là niềm hạnh phúc khi giúp đỡ những con vật bất hạnh có được đồ ăn, nơi trú ngụ an toàn.

Các trạm cứu hộ, viện dưỡng lão cho chó, mèo này đã lan tỏa tình yêu thương động vật cho nhiều người trẻ. (Nhà dưỡng lão dành cho mèo)
Các trạm cứu hộ, viện dưỡng lão cho chó, mèo này đã lan tỏa

tình yêu thương động vật cho nhiều người trẻ. (Nhà dưỡng lão dành cho mèo)

Chị Lý Phụng Diệp, người cưu mang hàng trăm động vật tật nguyền, già yếu, xấu xí, có chia sẻ, nhiều lúc, chị và người bạn thân hoàn toàn “nhẵn túi” vì chăm sóc những chú chó, chú mèo. Đặc biệt, trong những đợt dịch COVID-19, chị phải cầm cự, tiết kiệm tiền để có thể lo cho tất cả chó, mèo trong “căn nhà chung” ăn uống đầy đủ. Thậm chí, việc dành quá nhiều thời gian để cứu hộ chó, mèo khiến cho chị và chồng nhiều lần xảy ra tranh cãi. Chồng chị cảm thấy vợ đã dành hết tiền bạc, tâm huyết cho những con vật bị bỏ rơi không ai cần đến.

Cũng giống như chị Lý Phụng Diệp, chị Sương Mai cũng đã từng gặp khó khăn, khi số lượng chó tăng lên dần lên trong ngôi nhà chung. Thậm chí, đã từng có lần, chị Sương Mai phải bán đi món đồ trang sức quý giá của mình, để lo kinh phí chữa chạy cho một chú chó bị bệnh nặng. Chị tâm sự: “Từ lúc cưu mang chó, mèo về nuôi tôi không còn bạn bè. Có người nói tôi bị “khùng” vì không cứu người mà đi lượm chó, mèo về nuôi, nhưng tôi không hối hận. Tôi tìm thấy niềm vui, tìm thấy hạnh phúc khi có thể dùng yêu thương sưởi ấm chúng”. Từ khi bắt đầu quyết tâm cứu giúp những con vật đáng thương này, chị đã nhận nuôi rất nhiều chú chó trên toàn quốc như ở Phú Quốc, Vũng Tàu,…

Mặc phù phần lớn những người cứu trợ chó, mèo đều nhận nuôi những con vật đã ở trong tình trạng rất xấu, chúng có thể bị các căn bệnh nặng, thậm chí là thương tổn, mất chân, mất mắt,… Nhiều con sống hoang từ nhỏ, nên rất hung dữ. Tệ hơn, có những con khi gặp được, đã xác định khả năng sống rất mong manh, nhưng những “người cứu hộ” chó, mèo này đều sẵn sàng nuôi nấng, chữa chạy cho chúng. Bởi đối với họ, hạnh phúc không chỉ là lòng tốt, sự cảm thông, yêu thương giữa người với người, mà còn với tất cả các loài động vật.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đừng coi thường chuyện hạt cát

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi nhiều tiềm năng, trong đó có cát: Đất nước có 3.260km bờ biển, có các hệ thống sông ngòi dày đặc. Xưa kia, nhu cầu xây dựng ít, chuyện hạt cát bị coi thường, ví von “nhỏ như hạt cát”. Nhưng nay, cuộc sống hiện đại, công trình xây cất đâu đâu cũng mọc lên, thì hạt cát đã không phải là chuyện nhỏ. Cát từ chỗ là vật liệu xây dựng thông thường, đã được gọi là tài nguyên, khoáng sản.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Những lưu ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mùa tư vấn tuyển sinh 2024 tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng cho biết, thời điểm kết thúc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024 đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ. So với năm 2023, số lượng năm nay có tăng nhưng không đáng kể.

Cần luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Dù không có quy định nhưng nhiều đôi nam nữ đã thực hiện việc KSKTHN trước khi kết hôn. (Nguồn: BV Phụ sản HN)
(PLVN) - Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Để ngăn chặn các rủi ro trong sinh sản thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như sàng lọc trước và sau khi em bé chào đời là vô cùng quan trọng.

Đà Nẵng bàn giải pháp thoát nước đô thị

Một hầm chui ngập nước sau đợt mưa lịch sử tại TP Đà Nẵng. (Ảnh trong bài: Lưu Hương)
(PLVN) - UBND TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá hiện trạng và đề xuất toàn diện quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt TP Đà Nẵng” với sự tham gia các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thoát nước.

Dấu ấn đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền cửa biển”

Màn pháo hoa mãn nhãn trong đêm hội Hoa Phượng đỏ 2024.
(PLVN) - Được xem là điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024, chương trình nghệ thuật “Hải Phòng bừng sáng miền di sản” diễn ra tối qua (11/5) tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính TP Hải Phòng đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người dân và du khách.

Quảng Ninh: Xe bồn bê tông làm sụt lún đường liên khu rồi lật nghiêng

Xe bồn bê tông Hoàng Hà gây sụt lún đường liên khu.

(PLVN) - Chiếc xe bồn chở bê tông Hoàng Hà thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Hà,  di chuyển vào đường liên thôn thuộc phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã phá vỡ, gây sụt lún một đoạn đường, còn chiếc xe bồn chở bê tông bị đổ nghiêng ra đường, khiến người dân địa phương bất an.

Bệnh nghề nghiệp: “Sát thủ giấu mặt” của an toàn lao động

Sự gia tăng của các bệnh nghề nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - “Âm thầm” và “chậm rãi” là những từ mô tả diễn tiến của bệnh nghề nghiệp đối với sức khỏe người lao động. Thường không được nhận biết ngay và không được đánh giá đúng mức nhưng bệnh nghề nghiệp lại là “sát thủ giấu mặt” gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể để lại di chứng vĩnh viễn.

Sức khỏe tâm thần người lao động tại nơi làm việc: Cần quan tâm đúng mực

Người lao động thường gặp vấn đề liên quan đến lo âu, căng thẳng, trầm cảm,… (Hình minh họa: vov.vn)
(PLVN) - Là quyền cơ bản của con người, bất kể ở đâu mọi công dân đều có quyền đạt được tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, tại nơi làm việc, sức khỏe tâm thần chưa được chú trọng đúng mức, chưa được xếp vào các loại bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội theo Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Mẹ cũng là lần đầu làm mẹ...

Có con mới hiểu lòng cha mẹ. (Nguồn: Phương Anh)
(PLVN) - Ai cũng nghĩ mình hiểu tình cha mẹ, nhưng chỉ đến khi làm mẹ rồi, những người trẻ mới thấu được tấm lòng bao la, rộng lớn của người mẹ.

TP Bạc Liêu phấn đấu đạt trên 97% hồ sơ trực tuyến

TP Bạc Liêu phấn đấu đạt trên 97% hồ sơ trực tuyến
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng TP Bạc Liêu thông minh từng phần tiến tới thông minh toàn diện, số hóa một số lĩnh vực phục vụ người dân, doanh nghiệp, đến năm 2025, TP Bạc Liêu cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị thông minh, chuyển đổi số tất cả các lĩnh vực, tiến đến công khai minh bạch mọi hoạt động công quyền của thành phố.

Biến đổi khí hậu: “Thế lực” đe dọa an toàn lao động toàn cầu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, an toàn của người lao động. (Ảnh: ILO)
(PLVN) - Biến đổi khí hậu đã và đang là mối đe dọa trực tiếp đến người dân toàn cầu, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm vì hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm không khí, căng thẳng nhiệt... Từ góc độ an toàn lao động, biến đổi khí hậu cũng đang khiến 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan, đòi hỏi các Chính phủ cần phải hành động...

“Bức tranh” an toàn lao động ở Việt Nam

Môi trường làm việc hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu an toàn cho người lao động. (Ảnh minh họa - Nguồn: viendaotao.vn)
(PLVN) - Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện trong những năm qua, nhưng vấn đề an toàn lao động ở nước ta vẫn còn rất nhiều thách thức. Việc cải thiện môi trường lao động, nâng cao ý thức cả doanh nghiệp lẫn người lao động... hướng đến một môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu rủi ro cho người lao động là một hành trình cần sự nỗ lực từ nhiều phía.

Văn hóa an toàn - “sức mạnh” bảo vệ người lao động

Tọa đàm Quản trị rủi ro bằng văn hóa an toàn, tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2024. (Nguồn ảnh: Viện KHATVSLĐ)
(PLVN) - Không phải đến bây giờ, khi hàng loạt các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra và nguy cơ mất an toàn lao động luôn rình rập doanh nghiệp, người lao động, vấn đề văn hóa an toàn mới được quan tâm. Nhưng cần làm gì để văn hóa an toàn thực sự trở thành “sức mạnh” bảo vệ người lao động, giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro, thì đó vẫn là vấn đề mới ở Việt Nam và rất cần được quan tâm.

Quấy rối tình dục tại công sở: Một góc nhìn về an toàn lao động

Cảnh giác với những biểu hiện QRTD tại công sở (Ảnh: Web Cool)
(PLVN) - Những năm gần đây, vấn đề về quấy rối tình dục tại nơi làm việc khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân của việc quấy rối tình dục tại công sở không chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tinh thần mà còn bị ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền, an toàn lao động, sự tự do và phát triển của họ trong xã hội.